Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng, tính hợp lý của việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu BCTMQH 2021-2030 GIABINH (Trang 54 - 57)

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng, tính hợp lý của việc sử dụng đất

2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất a. Hiệu quả kinh tế, xã hội của việc sử dụng đất:

Trong thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực ngày càng tăng. Công tác đo đạc bản đồ, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra việc việc sử dụng đất đƣợc quan tâm đúng mức là tiền đề để quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, nhờ đó công việc thu hồi đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ đƣợc thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Dành quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, các khu đô thị, chỉnh trang và xây dựng mới khu dân cƣ nông thôn.

Việc sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Gia Bình tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ các dự án phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế huyện phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tạo những cơ hội lớn cho phát triển thị trƣờng bất động sản.

Với vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn nhân lực dồi dào, đang là địa điểm thu hút các nguồn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Với việc hình thành các khu công nghiệp, các nhà máy, công ty sản xuất, kinh doanh và các điểm du lịch... đã tạo động lực cho nền kinh tế của huyện phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Luôn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng ngành y tế, giáo dục và đào tạo nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu học hành và chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân.

Dành quỹ đất xây dựng các mục đích công cộng nhƣ nhà văn hoá, sân vận động, hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn và một số cơ sở vui chơi giải trí khác tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

Quản lý chặt chẽ việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nƣớc để đảm bảo vấn đề an ninh lƣơng thực trên địa bàn, mặt khác phải tính toán chính xác về nhu cầu sử dụng đất của các ngành, làm cơ sở để phân bổ quỹ đất hợp lý.

b. Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất:

Trong quá trình sử dụng đất, môi trƣờng đất chịu ảnh hƣởng tác động của các hoạt động thiên nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và việc khai thác, sử dụng đất của con ngƣời. Những nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất đó là:

- Ô nhiễm môi trƣờng gây ra do các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là do quá trình sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp. Việc lạm dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu gây hậu quả xấu cho đất canh tác nhƣ làm cho đất chua, thay đổi thành phần cơ giới của đất…

- Các hoạt động của khu tiểu thủ công nghiệp cũng gây ra những tác động tiêu cực tới môi trƣờng đất nhƣ nƣớc thải và chất thải rắn… đƣợc thải ra trong quá trình hoạt động sản xuất.

- Ô nhiễm môi trƣờng đất còn do ảnh hƣởng tập quán sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, các chất thải thu gom và xử lý chƣa triệt để…

- Hệ thống thoát nƣớc trong các khu dân cƣ, khu công nghiệp chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ. Việc thu gom và xử lý nƣớc thải ở các khu dân cƣ chƣa đƣợc thực hiện mà đổ trực tiếp ra các hệ thống sông ngòi, ao, hồ làm ô nhiễm nguồn nƣớc và môi trƣờng đất.

2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất a. Cơ cấu sử dụng đất:

Năm 2020, diện tích tự nhiên huyện là 10.759,02 ha, cơ cấu sử dụng đất của huyện nhƣ sau:

Đất nông nghiệp: 6.627,18 ha; chiếm 61,60% diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp: 4.101,32 ha; chiếm 38,12% diện tích đất tự nhiên. Đất chƣa sử dụng: 30,52 ha; chiếm 0,28% diện tích đất tự nhiên.

Cơ cấu sử dụng đất của huyện có xu hƣớng là giảm đất nông nghiệp, đất chƣa sử dụng và tăng đất phi nông nghiệp. Đây là xu thế tất yếu trong việc sử dụng đất của huyện trong giai đoạn tiếp theo.

b. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội:

- Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp trong huyện hiện nay phân bố phân tán, diện tích nhỏ, nên không thể sản xuất lớn. Vì vậy, cần tập trung diện tích, đẩy mạnh cơ giới hóa, nâng cao năng suất, sản lƣợng cây trồng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống thành mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, cho giá trị kinh tế cao.

- Đất phi nông nghiệp: Với đặc điểm nền kinh tế của huyện phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mạnh cơ cấu các ngành công nghiệp, sản xuất kinh doanh, thƣơng mại dịch vụ nên nhu cầu đất đai cho các ngành này đòi hỏi quỹ đất lớn. Do đó, việc xây dựng và phát triển các công trình mới phải hết sức tiết kiệm theo hƣớng sử dụng triệt để không gian và hạn chế lấy vào đất nông nghiệp có chất lƣợng tốt, đặc biệt là các khu vực chuyên trồng lúa nƣớc.

Bên cạnh đó khi nền kinh tế phát triển thì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần phải đƣợc tăng cƣờng. Hệ thống giao thông, bến cảng, kho tàng cần đƣợc

nâng cấp mở rộng và xây mới nên cũng cần một quỹ đất khá lớn. Nhìn chung so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thì cơ cấu đất phi nông nghiệp hiện nay của huyện là tƣơng đối hợp lý. Tuy nhiên vẫn cần phải quy hoạch bổ sung thêm quỹ đất phục vụ cho việc mở rộng phát triển các ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng, dịch vụ,…

- Đất chƣa sử dụng: Hiện tại diện tích đất chƣa sử dụng của huyện đã cơ bản đƣợc khai thác đƣa vào sử dụng.

c. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại huyện:

Huyện Gia Bình luôn đƣợc các cấp, các ngành quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về môi trƣờng đầu tƣ an toàn cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc muốn đầu tƣ vào huyện.

Giai đoạn 2011-2020, do ảnh hƣởng bởi tình hình kinh tế cả nƣớc gặp nhiều khó khăn do thời tiết thất thƣờng và dịch bệnh Covid, nên tốc độ tăng vốn đầu tƣ cũng sụt giảm so với giai đoạn trƣớc nhƣng vẫn đạt mức khá so với các địa phƣơng khác trong tỉnh. Năm 2020 thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn đạt 261 tỷ đồng, gấp 4,8 lần năm 2015, bình quân hằng năm tăng trên 25%.

Đầu tƣ của khu vực ngoài nhà nƣớc gia tăng ổn định trong cả giai đoạn 2011-2020, điều này thể hiện sự thành công của những chính sách thu hút nguồn lực từ khu vực tƣ nhân trong và ngoài nƣớc cho phát triển sản xuất kinh doanh.

Việc ƣu tiên thu hút nhân tài về phục vụ tại địa phƣơng, đặc biệt là những ngƣời có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc lâu năm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế thị trƣờng đầy tiềm năng này là vấn đề đƣợc huyện đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Luôn luôn khuyến khích những ngƣời con thành đạt của quê hƣơng cùng "hiến kế" và ra sức xây dựng huyện.

Một phần của tài liệu BCTMQH 2021-2030 GIABINH (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)