TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu BCTMQH 2021-2030 GIABINH (Trang 73)

4.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp

4.1.1. Tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (61,60%) diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp chiếm (51,52%) diện tích tự nhiên. Diện tích đất có thể khai thác để đƣa vào sản xuất nông nghiệp của huyện hiện nay không còn nhiều. Do đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ,... là biện pháp tối ƣu cho việc khai thác sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.

Tận dụng vùng đất bãi ven sông Đuống để trồng các loại rau hoa màu: cà rốt, củ cải đƣờng,... Phát triển các vùng trồng lúa hàng hóa, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh tế cao.

4.1.2. Tiềm năng đất đai phát triển nuôi trồng thủy sản

Chuyển đổi những diện tích đất lúa kém hiệu quả, năng suất thấp, đất trũng chƣa sử dụng, đất trồng cây hàng năm không mang lại hiệu quả kinh tế sang nuôi trồng thủy sản. Tăng cƣờng đầu tƣ khoa học kỹ thuật, giống, thức ăn để sản xuất thủy sản phát triển theo hƣớng thâm canh. Hình thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

4.1.3. Tiềm năng đất đai phát triển nông nghiệp khác

Chuyển đổi đất vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang làm trang trại tổng hợp. Tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, sản phẩm sạch gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng. Từng bƣớc xây dựng quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hƣớng hàng hoá có quy mô lớn trên phạm vi toàn huyện. Đảm bảo ổn định diện tích gieo trồng; làm tốt việc mở rộng diện tích lúa lai, lúa chất lƣợng cao. Đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung tách khỏi khu dân cƣ. Làm tốt việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng sức cạnh tranh và phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Thực hiện đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Tăng cƣờng quản lý, đổi mới phƣơng thức hoạt động của các hợp tác xã phù hợp với cơ chế thị trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật, xúc tiến thƣơng mại.

4.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp

4.2.1. Tiềm năng đất đai phát triển công nghiệp

Huyện Gia Bình có những thuận lợi nhất định để phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp còn lớn; hệ thống cơ sở hạ tầng tƣơng đối thuận lợi; địa hình bằng phẳng, nguồn lao động dồi dào là những cơ sở để phát triển công nghiệp trong thời gian tới.

Huyện Gia Bình cũng có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Hơn nữa huyện cũng có thế mạnh về các làng nghề truyền thống nếu tận dụng tốt lợi thế này có thể phát triển các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống, để tập trung và phát triển sản xuất.

4.2.2. Tiềm năng đất đai phát triển thương mại, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp

Để phát triển các ngành kinh tế - xã hội, với định hƣớng phát triển lâu dài và bền vững. Theo kết quả điều tra thực trạng nền kinh tế và hiện trạng sử dụng đất, đối chiếu so sánh với các tiêu chí xác định khả năng sử dụng đất cho từng mục đích sử dụng cho thấy một phần tiềm năng đất đai của huyện Gia Bình đƣợc thể hiện thông qua mức độ thích hợp cũng nhƣ khả năng chuyển đổi giữa các mục đích sử dụng khác nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng đất hợp lý hơn, hiệu quả hơn. Quỹ đất đang sử dụng của huyện đang đƣợc khai thác, sử dụng cơ bản đúng mục đích, hiệu quả sử dụng ngày càng tăng, tuy nhiên tiềm năng của đất đang sử dụng còn lớn nếu đầu tƣ khai thác chiều sâu.

Thúc đẩy gia tăng các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; phát triển các ngành thƣơng mại và dịch vụ phát triển theo hƣớng khai thác tốt các tiềm năng của nông nghiệp sinh thái, trải nghiệm, nghỉ dƣỡng ven sông kết hợp với du lịch tâm linh.

4.2.3. Tiềm năng đất đai phát triển đô thị

Huyện Gia Bình hiện có 1 đô thị loại V là thị trấn Gia Bình là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện. Với tổng diện tích đất đô thị năm 2020 là 466,50 ha, chiếm 4,34% diện tích tự nhiên của huyện. Với quỹ đất đai lớn, huyện có điều kiện để phát triển các đô thị hiện có cũng nhƣ hình thành các đô thị mới tại những nơi có điều kiện phát triển nhƣ các trung tâm thƣơng mại, các khu công nghiệp, hoặc một trung tâm xã có vị trí địa lý và giao thông thuận tiện và có tầm ảnh hƣởng lớn, có khả năng thu hút đầu tƣ mà trong quá trình phát triển đã dần hình thành.

4.2.4. Tiềm năng đất đai xây dựng khu dân cư

Các khu dân cƣ của huyện không tập trung, diện tích cũng nhƣ mật độ dân số không cao. Năm 2020 diện tích các khu dân cƣ trên địa bàn huyện là 2.877,76 ha, chiếm 26,75% diện tích tự nhiên của huyện. Việc bố trí quỹ đất đai cho việc phát triển các khu dân cƣ của huyện trong tƣơng lai có nhiều thuận lợi. Huyện có thể hình thành các điểm dân cƣ mới theo cơ chế đấu giá vào những nơi có môi trƣờng sinh thái tốt và thuận tiện giao lƣu kinh tế, văn hóa, sinh hoạt, sản xuất. Bố trí đất ở vào những khu vực đất kém hiệu quả, hoang hóa, hạn chế sử dụng đất lúa vào phát triển đất ở. Bên cạnh đó mật độ dân số trong các khu dân cƣ cũ thấp nên việc tự giãn đất ở trong các khu dân cƣ cũ cũng là một biện pháp tốt.

4.2.5. Tiềm năng đất đai phát triển du lịch

Phát triển theo hƣớng khai thác tốt các tiềm năng của nông nghiệp sinh thái, trải nghiệm, nghỉ dƣỡng ven sông kết hợp với du lịch tâm linh; phát huy giá trị du lịch của Bãi Nguyệt Bàn và khu vực Lục Đầu Giang, hành lang xanh sông Đuống.

4.2.6. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng

Do điều kiện mật độ dân cƣ và mật độ xây dựng còn thấp nên việc mở rộng đất cho phát triển hạ tầng kỹ thuật có nhiều thuận lợi, nhƣng cần hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng đất đã có công trình xây dựng hoặc đất trồng lúa.

Nhìn chung, tiềm năng đất đai của huyện có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, tuy nhiên khả năng khai thác tiềm năng ấy còn phụ thuộc rất nhiều vào vốn đầu tƣ và các cơ chế, chính sách phát triển trong tƣơng lai.

PHẦN III

PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT I. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. Khái quát phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

1.1.1. Phương hướng phát triển

Xây dựng huyện Gia Bình là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái kết hợp nghỉ dƣỡng ven sông cùng với công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, dịch vụ làng nghề của vùng, gia tăng động lực mới trong phát triển phía Đông Nam của tỉnh.

Đảm bảo khả năng huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đƣa Gia Bình trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế.

Đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và giữ cân bằng sinh thái; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Định hƣớng đến năm 2030: Là khu vực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng phía Nam sông Đuống.

1.1.2. Mục tiêu phát triển

Huy động mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng và thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Gắn liền nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu phát triển cộng đồng nhằm hƣớng đến xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền sản xuất nông nghiệp chất lƣợng gắn với đẩy mạnh phát triển thƣơng mại - dịch vụ và Công nghiệp - TTCN theo hƣớng hiện đại. Từng bƣớc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển mạnh các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp tạo việc làm và thu nhập, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân. Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh.

* Về kinh tế

- Tăng trƣởng kinh tế:

+ Giai đoạn 2021 - 2025: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế 9,5%/năm; trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng (CN-XD) tăng 11%/năm; dịch vụ tăng 10%/năm và nông, lâm nghiệp và thủy sản (NLTS) tăng 2,1%/năm.

+ Giai đoạn 2026 - 2030: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế từ 10-10,3%năm; trong đó khu vực CN-XD tăng từ 11,2-11,5%; dịch vụ tăng từ 10,1-10,5% và NLTS tăng từ 2,5-3%.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Đến năm 2025: Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 10,4%; khu vực CN-XD 55,6% và khu vực dịch vụ 34%;

+ Đến năm 2030: Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 6,5- 7,2%; khu vực CN-XD từ 57,7-59,4% và khu vực dịch vụ từ 34,1-35,1%;

- GRDP bình quân đầu ngƣời: Đến năm 2025 đạt từ 75-85 triệu đồng (tƣơng đƣơng 3.100-3.500 USD); đến năm 2030 đạt từ 123-143 triệu đồng (tƣơng đƣơng 5.000-5.800 USD).

* Về văn hoá

- Xây dựng nhân dân Gia Bình văn minh, phát triển toàn diện cả về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tuân thủ pháp luật. Gia Bình trở thành một trong những địa phƣơng tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của ngƣời dân xứ Kinh Bắc; - Văn hoá truyền thống, văn hóa Kinh Bắc, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể cùng với môi trƣờng văn hoá độc đáo (văn hóa Quan họ) của Bắc Ninh đƣợc bảo tồn, phát huy và phát triển.

- Những công trình văn hoá lớn, tiêu biểu của huyện Gia Bình đƣợc kiến tạo và xây dựng đẹp, hiện đại và bản sắc.

* Về xã hội

- Tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện đạt 0,5% vào năm 2030. - Giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 ngƣời mỗi năm.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 1,5 - 2%/năm (theo tiêu chí mới). - Đến năm 2030, 100% số hộ gia đình sử dụng nƣớc hợp vệ sinh.

- Sức khoẻ của nhân dân đƣợc nâng cao, thể trạng, tầm vóc ngƣời Bắc Ninh đƣợc cải thiện: tuổi thọ trung bình đến năm 2030 đạt trên 78. Giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em dƣới 5 tuổi đến năm 2030 xuống dƣới 3%.

- Đến năm 2030 100% trƣờng đạt chuẩn quốc gia, 100% trƣờng học đƣợc kiên cố hoá.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2030 đạt trên 80%.

- Xây dựng, phát triển và vận hành mạng lƣới an sinh xã hội rộng khắp, đa dạng và hiệu quả. Năm 2030 có khoảng trên 70% ngƣời lao động đƣợc tham gia bảo hiểm xã hội và 100% tham gia bảo hiểm y tế. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội (chính sách đối với ngƣời có công, chính sách trợ cấp xã hội...).

- Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao.

* Về kết cấu hạ tầng đô thị

- Đến năm 2030, Huyện Gia Bình có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý và hiện đại, tạo nên mạng lƣới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phƣơng thức vận tải giữa đô thị và nông thôn và giữa huyện Gia Bình với các địa phƣơng khác trong toàn tỉnh cũng nhƣ các tỉnh khác trên toàn quốc.

+ Hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị và trên địa bàn đa dạng, hiện đại, văn minh và an toàn (chủ yếu là xe buýt) kết nối huyện Gia Bình với thành phố Bắc Ninh và với các đô thị vệ tinh, các huyện trên địa bàn tỉnh cũng nhƣ với các tỉnh bên ngoài.

+ Đảm bảo 100% ngƣời dân có nhà ở với tiện nghi sinh hoạt cần thiết phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời khu vực đô thị đạt từ 16 - 18 m2/ngƣời năm 2030. Nhà ở, đất ở trên địa bàn huyện đƣợc quy hoạch hợp lý, có môi trƣờng sống tốt và điều kiện làm việc thuận tiện theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, văn minh, hiện đại và thân thiện.

+ Hiện đại hoá mạng lƣới điện đảm bảo vận hành hiệu quả, an toàn (đến năm 2030 có 100% hệ thống cáp dẫn điện ở khu vực huyện Gia Bình đƣợc ngầm hoá). Chiếu sáng đô thị và nông thôn phủ kín trên địa bàn huyện.

+ Hạ tầng viễn thông phát triển hiện đại, mật độ thuê bao Internet đạt và rên 55% năm 2030.

+ Hệ thống cấp nƣớc đồng bộ đảm bảo tiêu chuẩn cấp nƣớc sạch sinh hoạt. 100% dân cƣ trên địa bàn huyện đƣợc cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt hợp vệ sinh. Cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nƣớc, giải quyết hoàn toàn tình trạng ngập úng. Hệ thống đê điều thƣờng xuyên đƣợc củng cố, đảm bảo an toàn.

+ Hình thành các vành đai xanh. Phát triển mạng lƣới vƣờn hoa, cây xanh, công viên, diện tích cây xanh đạt 10 - 15 m2/ngƣời vào năm 2030.

* Về an ninh - quốc phòng

Giữ vững trật tự xã hội và an ninh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc

phòng - an ninh, từng bƣớc xây dựng khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc, sẵn sàng phục vụ địa phƣơng vào thời chiến hoặc khi có tình huống.

* Về tài nguyên và môi trường

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

- Bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên và các không gian đô thị, văn hoá, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái theo hƣớng phát triển bền vững.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý rác thải, chất thải (gồm cả chất thải rắn, nƣớc thải và không khí). Đến năm 2030, 100% rác thải, nƣớc thải y tế, rác thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất đƣợc thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn.

1.2. Quan điểm sử dụng đất

Xác định đúng và hợp lý những quan điểm sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Với những nét đặc trƣng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, trong những năm tới việc khai thác và quản lý sử dụng đất đai để phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần quán triệt một số quan điểm sau đây:

a. Khai thác triệt để quỹ đất

- Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tƣ thâm canh, tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hệ số sử dụng đất.

- Đối với đất lâm nghiệp: Bảo vệ diện tích rừng hiện có, kết hợp giữa khai thác và bảo vệ rừng, tăng độ che phủ rừng.

- Đất phi nông nghiệp: Bổ sung quỹ đất cho mục đích này trong giai đoạn tới do việc đầu tƣ xây dựng nhanh các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,

Một phần của tài liệu BCTMQH 2021-2030 GIABINH (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)