sách; Giải pháp về khoa học công nghệ và kỹ thuật; Giải pháp về quản lý, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực; Giải pháp về tài chính đất đai; Giải pháp về sử dụng đất.
* Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện Gia Bình có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Thanh tra, kiểm tra về quản lý và sử dụng đất đai, kiên quyết xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp Luật Đất đai nhất là vi phạm kế hoạch sử dụng đất.
- Không giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất các trƣờng hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thực hiện thủ tục hành chính về đất đai công khai, minh bạch; bố trí đủ kinh phí đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cho công tác đăng ký đất đai điện tử, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Tăng cƣờng công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, bảo đảm việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch.
- Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ đất đƣợc quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thƣơng mại dịch vụ nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
* Giải pháp về cơ chế chính sách
- Ủy ban nhân dân huyện cần tập trung vốn cho việc phát triển quỹ đất, qua đó thực hiện điều tiết giá trị gia tăng từ đất do Nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở hạ tầng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất mang lại; điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều các xã, thị trấn.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cùng với các doanh
nghiệp, đồng thời có chính sách bảo hộ quyền lợi của ngƣời nông dân. Việc chuyển mục đích sử dụng đất, phải gắn đƣợc lợi ích của nhà nƣớc - nhà đầu tƣ và hộ nông dân bị thu hồi đất.
- Cần có cơ chế tạo quỹ đất để thu hút đầu tƣ phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, trong đó có các giải pháp và chính sách cụ thể bảo đảm quỹ đất cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.
* Giải pháp về khoa học công nghệ và kỹ thuật
- Đầu tƣ cơ sở vật chất, tăng cƣờng nâng cao nguồn lực, từng bƣớc ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong việc lập và giám sát, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Tập trung vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn thành và đƣa vào vận hành, khai thác hệ thống thông tin về đất đai. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ viễn thám trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dự báo, cảnh báo điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và hội nhập quốc tế.
* Giải pháp về quản lý, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất, thông qua đó tạo ra sự đồng thuận cao trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Sử dụng hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất.
- Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên phải gắn với xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật về môi trƣờng; giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định; quản lý chặt chẽ quỹ đất trồng lúa, quỹ đất dự trữ cho phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị,…theo quy hoạch đƣợc duyệt.
* Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc đào tạo, nâng cao chất lƣợng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp, đặc biệt là ở cấp huyện, cấp xã để đáp ứng yêu cầu về
- Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc của Phòng tài nguyên và Môi trƣờng cấp huyện và cán bộ địa chính xã.
* Giải pháp về tài chính đất đai
- Có chính sách hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh, vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án đầu tƣ vào cụm công nghiệp nhƣ các dự án đầu tƣ vào khu công nghiệp.
- Đa dạng hóa các hình thức nhƣ hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tƣ 100%, hình thức: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Tăng cƣờng các nguồn thu từ đất, đặc biệt là dành quỹ đất thích hợp cho đấu giá để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ cho công tác quản lý đất đai, đầu tƣ đồng bộ kết hợp với bố trí các điểm dân cƣ tập trung theo hƣớng đô thị hoá.
* Giải pháp về sử dụng đất
- Đất trồng lúa:
+ Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; quản lý chặt chẽ diện tích đất trồng lúa đƣợc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bảo đảm khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa đƣợc.
+ Điều tiết phân bổ nguồn lực bảo đảm lợi ích giữa các địa phƣơng có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phƣơng giữ nhiều đất trồng lúa; tăng đầu tƣ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa hàng hóa tại các địa phƣơng giữ nhiều đất trồng lúa; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để ngƣời trồng lúa yên tâm sản xuất.
+ Điều tra, đánh giá thực trạng đất sản xuất nông nghiệp bỏ hoang; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý đất đai, chính sách tài chính về đất đai để khuyến khích việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, tránh bỏ hoang gây lãng phí đất đai.
- Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp: đánh giá một cách toàn diện thực trạng sử dụng đất và môi trƣờng trong các khu, cụm công nghiệp làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đảm bảo phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ, không phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp chƣa đảm bảo tỷ lệ lấp đầy theo quy định;
- Đất đô thị, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:
+ Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất đƣợc quy hoạch phát triển đô thị, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng.
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tƣ xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Đất quốc phòng, an ninh: rà soát, xác định ranh giới quỹ đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp làm kinh tế cần vừa đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, vừa đảm bảo quản lý chặt quỹ đất tại địa phƣơng.
- Đất cơ sở hạ tầng: cần ƣu tiên bố trí đất để đầu tƣ phát triển hạ tầng đi trƣớc một bƣớc nhằm tạo động lực thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách đồng bộ. Phân định rõ trách nhiệm và quản lý tốt các loại đất xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, năng lƣợng, bƣu chính viễn thông, các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, thể dục thể thao và đất hành lang an toàn các công trình theo quy định.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận
Mặc dù là huyện nằm cách xa trung tâm tỉnh, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, kém thuận lợi hơn các địa phƣơng khác trong tỉnh. Nhƣng huyện có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông - thủy sản; cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến nông, thủy sản; tạo bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Gia Bình thể hiện định hƣớng sử dụng đất của huyện. Nó có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định chính trị, phát triển xã hội cả trƣớc mắt và lâu dài, đồng thời là công cụ quan trọng hàng đầu để UBND huyện thực hiện thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và Luật Đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Gia Bình đƣợc xây dựng trên cơ sở thừa kế các kết quả quy hoạch kỳ trƣớc; các công trình, dự án phát triển sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đƣợc bổ sung,... và đƣợc xử lý cụ thể chi tiết trên thực địa và bản đồ của các cấp hành chính trên địa bàn huyện để bố trí mặt bằng cụ thể cho các nhu cầu sử dụng đất nên tính khả thi quy hoạch sử dụng đất tƣơng đồng với các dự án đầu tƣ sử dụng đất.
Kết quả quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Gia Bình nhƣ sau: Tổng diện tích tự nhiên là 10.759,02 ha. Trong đó: đất nông nghiệp là 4.149,12 ha, chiếm 38,56% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 6.609,90 ha, chiếm 61,44% tổng diện tích đất tự nhiên.
II. Kiến nghị
- Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trƣờng xem xét, trình UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt để quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Gia Bình có hiệu lực thực hiện.
- Đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh dành cho huyện những nguồn vốn ƣu tiên để phƣơng án quy hoạch sớm đƣợc hoàn thành. Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, phát huy tiềm năng nội lực, tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ từ bên ngoài nhằm thực hiện tốt phƣơng án quy hoạch thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện đúng với tiềm năng vốn có của huyện./.