BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu BCTMQH 2021-2030 GIABINH (Trang 34)

3.1. Phân tích, đánh giá về môi trƣờng công nghiệp, đô thi, làng nghề thủ công ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất công ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất

Quá trình chuyển đổi cơ cấu đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, sự phát triển của xã hội, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện và nâng cao rõ rệt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Tuy nhiên cùng với đó là sự suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cũng nhƣ nền nông nghiệp không đƣợc kiểm soát về dƣ lƣợng tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật, ngày càng tăng tạo ra sức ép lớn về mặt môi trƣờng cho toàn khu vực.

Dân số tăng lên tập trung ở khu vực đô thị và giảm xuống ở khu vực nông thôn kéo theo đó là các sức ép về đất đai, ô nhiễm môi trƣờng (tình trạng ô nhiễm ra tăng do hoạt động sống của con ngƣời) khu vực thành thị, thiếu nhân lực và dƣ thừa đất đai ở nông thôn.

Với việc phát triển ngày càng tăng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất xây dựng trong thời gian vừa qua và trong tƣơng lai đó là sức ép về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và sự suy giảm tài nguyên ngày càng gia tăng.

3.2. Phân tích, đánh giá về sa mạc hóa, xói mòn, sạt lở đất

Trên địa bàn huyện còn có một số vùng thấp trũng ven đê bị gley hoá do bị ngập úng nên hiện nay chỉ trồng đƣợc một vụ lúa.

Xây dựng các khu công nghiệp, khu sản xuất vật liệu xây dựng đòi hỏi san lấp một diện tích lớn hệ sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp. Hoạt động sẽ gây tác động tiêu cực mạnh đến môi trƣờng đất nhƣ: rửa trôi, xói mòn….làm giảm thành phần dinh dƣỡng trong đất.

Trong quá trình thực hiện việc tích tụ, tập trung ruộng đất tại nhiều địa phƣơng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chƣa đầy đủ, chƣa thống nhất. Trong đó, một bộ phận nông dân vẫn tồn tại tƣ tƣởng bảo thủ, không tổ chức canh tác, không thực hiện cải tạo... khiến đất đai bị thoái hóa, kém chất lƣợng, thậm chí bỏ hoang và chuyển sang làm những nghề khác nhƣng vẫn giữ ruộng đất, không muốn cho thuê.

Đồng thời, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm nguồn nƣớc, thiên tai lũ lụt và hạn hán hoành hành, việc khai thác tài nguyên, phát triển nuôi trồng thủy sản không có sự kiểm soát chặt chẽ... Cũng là những nguyên nhân khiến cho một phần đất đai bị hoang mạc hóa, làm suy thoái môi trƣờng sinh thái.

Qua những vấn đề nêu trên cho thấy, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp; đất giao thông và đất ở. Để đối phó với thiên tai, biến đổi khí hậu cần có một chiến lƣợc lâu dài. Tuy nhiên trƣớc mắt chúng ta cần đƣa ra đƣợc phƣơng hƣớng sử dụng đất hợp lý, chuyển đổi diện tích nông nghiệp thƣờng bị ảnh hƣởng bởi thiên tai sang các mục đích sử dụng khác hợp lý, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cần bố trí quỹ đất dự phòng và chủ động phòng chống thiên tai, bão lũ, hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu xảy ra trong quá trình sử dụng đất.

PHẦN II

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1.1. Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành

UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện tốt các chính sách của Nhà nƣớc về đất đai. Đồng thời, thực hiện việc tuyên truyền trên phƣơng tiện thông tin đại chúng để ngƣời dân có thể nắm bắt kịp thời các chính sách của Nhà nƣớc về vấn đề đất đai. Tham gia ý kiến xây dựng dự thảo các văn bản chính sách liên quan thuộc phạm vi ban hành của tỉnh, ngành...

1.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Công tác lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính trên địa bàn huyện đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định pháp luật.

Huyện Gia Bình có 10.759,02 ha diện tích tự nhiên, với 14 đơn vị hành chính trực thuộc. Địa giới hành chính của huyện và các xã, thị trấn đã đƣợc xác định và cắm mốc. Kết quả xác định về địa giới hành chính nhƣ sau:

- Phía Đông: giáp thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng giới hạn bởi sông Thái Bình;

- Phía Tây: giáp huyện Thuận Thành; - Phía Nam: giáp huyện Lƣơng Tài;

- Phía Bắc: giáp huyện Quế Võ giới hạn bởi sông Đuống.

1.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Đƣợc sự quan tâm và đầu tƣ kinh phí của Trung ƣơng và sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trƣờng. Năm 2003 huyện đã hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy. Hệ thống lƣới khống chế tọa độ, độ cao, địa chính cơ sở, địa chính cấp I, cấp II đã phủ trùm

diện tích tự nhiên toàn huyện. Tổng số tờ bản đồ địa chính: 498 tờ, trong đó: Bản đồ tỷ lệ 1/1000: có 294 tờ và bản đồ tỷ lệ 1/2000: có 204 tờ.

Năm 2015, Tổ chức đo đạc bản đồ địa chính các khu đất giao trái thẩm quyền; lấn, chiếm đất; tự chuyển mục đích sử dụng sang đất ở tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn với diện tích đo vẽ khoảng 30,6 ha, phục vụ cho việc kê khai, đăng ký, xét giao đất, cấp GCNQSD đất theo Hƣớng dẫn số: 04/LN: STNMT-STC-SXD-STP-CT, ngày 24/10/2013 của Liên ngành tỉnh. Phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh tổ chức đo đạc, trích lục 315 thửa đất làm kinh tế trang trại với tổng diện tích: 292,06 ha.

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc xây dựng theo định kỳ của Luật Đất đai. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2019 cấp huyện, cấp xã đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của 14/14 xã, thị trấn và cấp huyện. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn toàn huyện đã đƣợc biên tập bằng công nghệ số theo đúng quy định tại Thông tƣ số 27/BTNMT.

Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất:Đến nay đã xây dựng đƣợc bản đồ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Gia Bình theo đúng quy định và đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Về điều tra xây dựng giá đất: Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, UBND huyện đã phối hợp với đơn vị tƣ vấn xây dựng giá đất của tỉnh điều tra, đề xuất giá các loại đất trên địa bàn huyện Gia Bình giai đoạn 2015-2019 báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng trình UBND tỉnh quyết định ban hành. Hệ số điều chỉnh giá đất đƣợc UBND huyện thuê đơn vị tƣ vấn điều tra, khảo sát, xây dựng sát; đƣợc các sở ngành thẩm định; đƣợc UBND tỉnh phê duyệt theo quy định, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện, giải quyết kịp thời các khu vực có giá đất chênh lệch, không phù hợp.

1.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trên cơ sở quy định của Luật Đất đai, Luật quy hoạch, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch và các văn bản hƣớng dẫn thi hành có liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; UBND huyện Gia Bình đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật nhà nƣớc về đất đai đƣa công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện từng bƣớc đi vào nề nếp, tạo điều kiện phát triển KT-XH, góp phần quan trọng trong thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện.

Quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Bình giai đoạn 2011-2020 đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số: 173/QĐ-UBND ngày 13/05/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh; Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đƣợc UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 31/5/2019. Công tác quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc đƣợc triển khai thực hiện tốt. Tuy nhiên, đến nay không còn phù hợp do có chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về đất đai có nhiều thay đổi.

Thực hiện Luật Đất đai, Luật quy hoạch, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, UBND huyện Gia Bình đã lập danh mục công trình dự án thực hiện trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 báo cáo UBND tỉnh và đã đƣợc HĐND tỉnh thông qua. Trên cơ sở danh mục các công trình dự án đã đƣợc HĐND tỉnh thông qua, UBND huyện Gia Bình đã lập kế hoạch sử dụng đất các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 và đƣợc UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. Từ đó làm cơ sở thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất các công trình, dự án theo quy định.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND huyện đã tổ chức công bố công khai và thực hiện theo quy định.

Thực hiện Luật Đất đai, Luật quy hoạch, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, UBND huyện Gia Bình đang chỉ đạo tổ chức triển khai lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 trên địa bàn huyện.

Nhìn chung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc lập theo đúng quy định của Luật Đất đai, Luật quy hoạch, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch và các văn bản hƣớng dẫn thi hành; quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cơ bản đã phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã - xã hội của tỉnh Bắc Ninh và của huyện Gia Bình đến năm 2020; phù hợp với quy hoạch của các ngành đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên chất lƣợng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa cao, chƣa sát với thực tế. Việc thay đổi chính sách pháp luật về đất đai phần nào gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

1.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất luôn đƣợc quan tâm thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn 2011-2015, UBND huyện quyết định thu hồi đất với tổng diện tích là 101,25 ha; giao đất có thu tiền với tổng diện tích là 0,28 ha; giao đất không thu tiền với tổng diện tích là 182,81 ha; cho thuê đất với tổng diện tích là 8,66 ha để thực hiện 38 dự án.

Giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn huyện Gia Bình có tổng số 48 dự án đầu tƣ, sử dụng đất, với tổng diện tích là 120,29 ha, cụ thể:

- Tổng số dự án cho thuê đất trả tiền hàng năm là: 14 dự án, với diện tích cho thuê đất là 39,17 ha;

- Tổng số dự án giao đất không thu tiền sử dụng đất là: 20 dự án, với diện tích 61,03 ha;

- Tổng số dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất là 02 dự án, với diện tích 1,09 ha;

- Tổng số dự án đấu giá quyền sử dụng là 08 dự án, với diện tích là 14,53 ha; - Tổng số dự án chuyển mục đích sử dụng đất là: 04 dự án, với diện tích là: 4,46 ha.

Nhìn chung việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, từ việc thẩm định nhu cầu, điều kiện giao, cho thuê đến việc chuyển mục đích sử dụng đất, quyết định giao đất. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại hạn chế nhƣ: việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích để thực hiện các công trình dự án trên địa bàn huyện còn chậm tiến độ; kết quả đấu giá quyền sử dụng ở, giao đất cho nhân dân làm nhà ở có năm chƣa đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân: Do nhu cầu và tình hình tài chính của các chủ đầu tƣ còn khó khăn, nên đã ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn; do nhu cầu về đất ở của ngƣời dân không cao, thị trƣờng bất động sản trầm lắng, kinh tế gặp khó khăn nên ảnh hƣởng đến việc thu ngân sách của nhà nƣớc.

1.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Giai đoạn 2011-2015, phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất để các chủ đầu tƣ thực hiện 11 dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện.

Giai đoạn 2016-2020, phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất để các chủ đầu tƣ thực hiện 68 dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện với tổng diện tích là 61,39 ha.

Nhìn chung công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đƣợc triển khai kịp thời, cơ bản đáp ứng đƣợc tiến độ thực hiện các dự án và thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; đƣợc sự quan tâm sát sao của cả hệ thống chính trị, qua quá trình tuyên truyền vận động và áp dụng đầy đủ quy định về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ của nhà nƣớc, đại đa số ngƣời sử dụng đất bị thu hồi đã đồng thuận và chấp hành các quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt đƣợc, công tác bồi thƣờng GPMB vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: do tính chất lịch sử nên một số thửa đất bị thu hồi không có nguồn gốc rõ ràng, khó xác định ranh giới thu hồi đất; một bộ phận nhân dân có đất đai, tài sản bị thu hồi chƣa nắm rõ đƣợc chủ trƣơng, chính sách về bồi thƣờng giải phóng mặt bằng; cán bộ làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng còn thiếu, trình độ chuyên môn không đồng đều.

1.1.7. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Giai đoạn 2011-2015: UBND huyện đã ra quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận cho 515 trƣờng hợp với tổng diện tích là 8,33 ha (Đất ở 8,13 ha, đất vƣờn 0,20 ha). Tổ chức cho 267 hộ sử dụng đất trang trại kê khai đăng ký đất đai với tổng diện tích là 248,2 ha, đạt 85% số hộ. Trình cấp 159 giấy CNQSD đất tín ngƣỡng với diện tích: 15,2 ha. Thẩm định trình UBND huyện cấp 2.859 giấy CNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn. Trong đó: Cấp giao đất ở mới 09 giấy; cấp công nhận QSD đất 609 giấy; cấp đổi 209 giấy; cấp lại 41 giấy; cấp do nhận chuyển quyền 1.991 giấy. UBND huyện cấp công nhận QSDĐ lần đầu cho

Một phần của tài liệu BCTMQH 2021-2030 GIABINH (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)