Phân tích, đánh giá những mặt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu BCTMQH 2021-2030 GIABINH (Trang 44 - 45)

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1.2. Phân tích, đánh giá những mặt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân

1.2.1. Những mặt đạt được

Nhìn chung công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của huyện đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật, đã từng bƣớc đi vào nề nếp. Nguồn tài nguyên đất đai đã đƣợc khai thác có hiệu quả, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của huyện.

Công tác đo đạc bản đồ, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra việc việc sử dụng đất đƣợc quan tâm đúng mức là tiền đề để quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, nhờ đó công việc thu hồi đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ đƣợc thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Nhờ làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai giúp cho việc sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện đã tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ các dự án phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế huyện phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tạo những cơ hội lớn cho phát triển thị trƣờng bất động sản.

1.2.2. Những tồn tại của việc quản lý nhà nước về đất đai

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì việc quản lý nhà nƣớc về đất đai của huyện vẫn còn những tồn tại sau:

- Công tác tuyên tuyền phổ biến giáo dục, pháp luật về đất đai chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả thấp.

- Công nghệ quản lý hồ sơ địa chính còn hạn chế và chƣa xây dựng đƣợc hệ thống thông tin đất đai của huyện.

- Việc khai thác sử dụng nguồn lực đất đai chƣa hiệu quả, công tác quản lý hồ sơ địa chính còn lỏng lẻo, cập nhật chỉnh lý biến động còn xem nhẹ.

- Tình hình giao đất và đấu giá QSDĐ tiến độ còn chậm đã ảnh hƣởng đến chỉ tiêu thu - chi ngân sách về tiền sử dụng đất và hạn chế tốc độ đầu tƣ thực hiện các dự án.

1.2.3. Nguyên nhân tồn tại của việc quản lý nhà nước về đất đai a. Nguyên nhân khách quan:

- Chƣa hiện đại hóa đƣợc công tác quản lý hồ sơ địa chính tại các xã, thị trấn và Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng.

- Các vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chƣa đƣợc tháo gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho công tác quản lý của địa phƣơng.

b. Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Luật và các văn bản dƣới luật của chính quyền huyện trong quản lý nhà nƣớc về đất đai chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chƣa tốt, pháp luật về đất đai chƣa thật sự đi vào cuộc sống.

1.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai

- Chính quyền huyện cần coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về đất đai.

- Các công cụ phục vụ quản lý phải đƣợc thiết lập đầy đủ, chính xác và thƣờng xuyên cập nhật chỉnh lý bổ sung và khai thác có hiệu quả.

- Nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và hạn chế tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất.

- Thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất phải thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc phê duyệt.

- Công tác kiểm tra, giám sát phải thƣờng xuyên và coi trọng, nhằm phát hiện, ngăn chặn các sai phạm và xử lý kịp thời

Một phần của tài liệu BCTMQH 2021-2030 GIABINH (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)