I. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.3. Định hƣớng sử dụng đất theo khu chức năng
1.3.1. Định hướng khu vực sản xuất nông nghiệp
- Các khu vực chuyên trồng lúa nƣớc cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt. Việc sử dụng đất lấy vào loại đất này cần đƣợc hạn chế. Có biện pháp để bảo vệ quỹ đất và mở rộng quy mô diện tích.
- Đảm bảo ổn định diện tích chuyên trồng lúa nƣớc đến năm 2030 là 2.780,59 ha trở lên và đƣợc quy hoạch ở toàn bộ các xã, thị trấn, tuy nhiên tuỳ theo đặc điểm của từng khu vực, từng địa phƣơng để chọn ra những vùng sản xuất lúa trọng điểm.
- Cần bảo vệ nghiêm các khu rừng phòng hộ bởi diện tích này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Khoanh vùng bảo vệ theo đúng quy hoạch, kế hoạch đƣợc duyệt. Khi sử dụng đất liên quan đến các khu vực này cần tính toán các hiệu quả và tác động liên quan đến môi trƣờng.
1.3.2. Định hướng khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Định hƣớng sử dụng đất ở những khu vực này cần đƣợc tính toán để đảm bảo về giao thông, địa hình nhƣng phải đảm bảo về môi trƣờng sinh thái. Tránh việc sử dụng đất xây dựng khu, cụm công nghiệp, làng nghề lấy vào quỹ đất nông nghiệp đang sử dụng hiệu quả và quỹ đất dân đang định cƣ ổn định.
Phát triển công nghiệp theo hƣớng công nghiệp phục vụ nông nghiệp, trọng tâm là phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm. Hoàn thiện đầu tƣ và khai thác có hiệu quả các Khu công nghiệp theo quy hoạch bao gồm: KCN Gia Bình I; KCN Gia Bình II; Cụm CN Cao Đức – Vạn Ninh; Cụm CN Xuân Lai; Cụm CN Quỳnh Phú; Cụm CN Giang Sơn – Song Giang.
1.3.3. Định hướng khu đô thị - thương mại, dịch vụ
* Phát triển đô thị:
- Thực hiện theo quy hoạch chung đô thị Gia Bình đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt và theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 17/10/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ, đô thị Gia Bình (đô thị loại V); diện tích 11,03 km2; là thị trấn huyện lỵ của huyện Gia Bình.
- Đô thị mới Nhân Thắng (đô thị loại V); diện tích 8,19 km2. Tính chất chức năng: Là đô thị dịch vụ.
- Đô thị mới Cao Đức (đô thị loại V); diện tích 11,469 km2. Tính chất chức năng: Là đô thị dịch vụ.
* Dịch vụ thương mại:
Ƣu tiên phát triển các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ gắn với trung tâm các khu vực đô thị, các làng nghề, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
1.3.4. Định hướng khu du lịch
Bảo tồn nguyên vẹn các giá trị của thiên nhiên, giá trị kiến trúc của khu di tích; nghiêm cấm việc khai thác nguyên liệu trong khu vực di tích. Khôi phục lại các lễ hội truyền thống và trò chơi dân gian. Góp phần đáng kể vào việc bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch của huyện. Định hƣớng sử dụng đất phải xác định quỹ đất hợp lý cho việc tu bổ và tôn tạo các khu di tích lịch sử văn hóa.
Quy hoạch Gia Bình thành trung tâm du lịch sinh thái, trải nghiệm và các khu di tích văn hóa lịch sử quan trọng (Đền Lê Văn Thịnh, khu di tích Lệ Chi Viên, đền Tam Phủ, bến Bình Than...).
1.3.5. Định hướng khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn, làng nghề nhƣ chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, mây tre đan, dịch vụ cơ khí sửa chữa, mộc dân dụng sản xuất gạch ngói,... Định hƣớng sử dụng đất ở những khu vực này cần đƣợc tính toán để đảm bảo về giao thông, địa hình nhƣng phải đảm bảo về môi trƣờng sinh thái.
Tập trung phát triển tại các khu vực trung tâm xã và các trục đƣờng giao thông theo quy hoạch xây dựng nông thôn, hiện đại hóa nông thôn theo chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân nông thôn.
Cải tạo chỉnh trang gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, cảnh quan sinh thái tự nhiên; bổ sung cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Xác định cụ thể danh mục các công trình, đối tƣợng, không gian cần bảo tồn để có biện pháp ứng xử phù hợp.
Kiểm soát chặt chẽ mật độ xây dựng, tầng cao công trình, kiến trúc công trình và bảo vệ môi trƣờng cảnh quan khu vực nông thôn; kiểm soát tối đa việc đô thị hóa tự phát; hình thức kiến trúc không phù hợp làm phá vỡ cảnh quan và môi trƣờng khu vực nông thôn; thực hiện bảo tồn các không gian làng ở nông thôn.