Heikki Pihlajamaki, tlđd, tr 129.

Một phần của tài liệu Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý (Trang 72 - 73)

73

- Vấn đề về thuật ngữ: các thuật ngữ nên được miêu tả căn cứ trên nội hàm của vấn đề được nghiên cứu. Cần lưu ý tính thống nhất và cẩn trọng đến sự khác biệt, nếu có. Do các thuật ngữ được hình thành trong hệ thống pháp luật chịu sự chi phối của nền văn hóa pháp lý nơi mà nó được sinh ra. Cần phải đặt các thuật ngữ vào trong chính bối cảnh nó được hình thành để hiểu đúng về nội hàm của thuật ngữ.

- Cấu trúc của (văn bản) luật và giáo trình luật: nếu như trong pháp luật của Việt Nam và các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, cấu trúc của luật và giáo trình luật là rất tương đồng. Điều này tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu, khi họ có thể áp dụng những kinh nghiệm đã có trong quá trình đào tạo để tiếp cận với pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng trong mọi hệ thống pháp luật. Ví dụ, các giáo trình về luật hợp đồng của nước Anh, nơi không thực hiện pháp điển hóa đối với lĩnh vực này. Nếu muốn tìm hiểu về các nguyên tắc chung về giải thích hợp đồng thì người nghiên cứu phải tìm kiếm rải rác trong các giáo trình như “Pháp luật về Nghĩa vụ”, “Luật Hợp đồng” hoặc số ít các trường hợp là “Luận giải về Hợp đồng”95 vì không có một đạo luật riêng biệt hoặc một chế định khung về các nguyên tắc giải thích hợp đồng. Xuất phát từ việc nước Anh đã hình thành một hệ thống án lệ trong suốt quá trình lịch sử thông qua hoạt động tư pháp.

- Cách tiếp cận của mỗi hệ thống pháp luật: một trong những thách thức khó khăn trong hoạt động so sánh là người nghiên cứu sẽ phải xử lý những thông tin, dữ liệu đến từ những hệ thống pháp luật khác nhau do các hệ thống pháp luật được hình thành dựa trên các cơ sở lý luận học thuyết khác nhau. Ví dụ, đối với tòa Phá án nước Pháp, việc giải thích hợp đồng được hiểu là vấn đề về tình tiết, không phải là vấn đề pháp lý. Trong khi ở Anh, các luật sư sẽ đặt ra câu hỏi trong hợp đồng có hay không sự “đền bù đối xứng – consideration” như là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Kết luận

Sự hiểu biết đúng đắn về vai trò của nghiên cứu pháp luật nước ngoài trong việc ứng dụng phương pháp so sánh giúp người nghiên cứu có thể xóa bỏ ranh giới và những rào cản của biên giới pháp luật. Lược bỏ những thông tin gây nhiễu và chắt lọc những dữ liệu cần thiết cho giả thiết nghiên cứu của hệ thống pháp luật nước ngoài vốn được đặt ra từ đầu thông qua lăng kính của phương pháp so sánh. Qua đó có thể lựa chọn những nguồn thông tin phù hợp và chuẩn xác phục vụ cho việc nghiên cứu và áp dụng vào công trình thông qua phương pháp nghiên cứu. Tựu chung lại, hoạt động này đòi hỏi phải có sự đầu tư và tư duy đa tầng – đa văn hóa về nền

Một phần của tài liệu Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)