Quy tắc 4: Đọc vị đối tượng so sánh

Một phần của tài liệu Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý (Trang 39 - 40)

Bước cuối cùng trong phương pháp luận của luật so sánh là tập hợp các kết quả điều tra, nghiên cứu từ những bước trước đó. Ở đây chúng ta phải tập trung vào các dữ liệu pháp lý đang được xem xét. Ý nghĩa của dữ liệu là gì? Chúng ta đã học được những gì? Việc nghiên cứu của chúng ta về hệ thống pháp luật nước ngoài đã làm sáng tỏ hoạt động và ý nghĩa của hệ thống pháp luật nước ngoài chưa? Bây giờ chúng ta có thể hiểu rõ hơn về hệ thống pháp luật nước ngoài không? Hệ thống nước ngoài đã giúp chúng ta học hỏi những kinh nghiệm nào? Đây có lẽ là một số cá câu hỏi quan trọng nhất đặt ra cho người nghiên cứu.11

Kết quả của việc đọc vị trong hoạt động so sánh có thể là con đường đưa chúng ta tiến vào thế giới văn hóa nước ngoài. Một điều cũng rất quan trọng khác là việc nhìn vào một nền văn hóa nước ngoài cũng có khả năng làm sáng tỏ văn hóa pháp lý của chính chúng ta. Trên thực tế, chúng ta đang tự soi mình vào một tấm gương. Làm thế nào để các quy tắc của nền văn hóa của chúng ta vận hành? Bằng cách nào để các quy tắc của chúng ta tương đồng hay khác biệt với các quy tắc của một hệ thống pháp luật nước ngoài? Có điều gì đó trong văn hóa nước ngoài có thể mang lại lợi ích hoặc dẫn đến việc cải tiến hệ thống của chúng ta không? Hoặc, sau khi đánh giá lại, chúng ta có kết luận rằng hệ thống của chúng ta hoạt động hiệu quả hay không?

Như vậy, bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất để giúp cho người nghiên cứu có thể đi đến kết luận về hoạt động nghiên cứu, so sánh luật. Phương pháp luận về luật so sánh đòi hỏi người nghiên cứu khi đi đến kết luận vấn đề nghiên cứu cần phải có sự tương tác với một hệ thống pháp luật khác hoặc cũng có thể là chính hệ thống pháp luật quốc gia của mình. Mục đích chính của hoạt động so sánh, suy cho cùng là tìm kiếm những giải pháp pháp lý phù hợp để hoàn thiện cho các hệ thống pháp luật. Điều này có thể thấy thông qua sự tiếp thu của pháp luật nước

10 Rheinstein, M. , Drobnig, . Ulrich M. and Hay, . Peter (2018, April 12). Conflict of laws. Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/topic/conflict-of-laws https://www.britannica.com/topic/conflict-of-laws

40

Anh vào thế kỷ XVIII đối với những luận điểm của trường phái pháp luật Tự nhiên từ châu Âu lục địa, thông qua sự tiếp nhận từ thẩm phán Mansfield (1705 – 1793) khi ông là chánh án của Tòa Vành móng ngựa nhà Vua.12 Vốn xuất thân từ xứ Scotland, nơi tiếp nhận sâu sắc đối với pháp luật châu Âu lục địa, ông đã làm thay đổi sâu sắc đối với hệ thống pháp luật Anh liên quan đến lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, cơ chế đàm phán,… Thông qua việc tiếp cận pháp luật nước ngoài, có thể tìm kiếm các giải pháp pháp lý một cách phù hợp nhất với điều kiện và tình hình thực tế của văn hóa pháp lý ở quốc gia được tiếp nhận.

Kết luận

Ta có thể khái quát ý kiến của tác giả Edward về phương pháp so sánh luận thông qua các quy tắc: Quy tắc 1 là học các kỹ năng của một nhà so sánh để đánh giá pháp luật một cách rõ ràng, khách quan và trung lập. Tiếp đó, Quy tắc 2 là nhằm xem xét, đánh giá pháp luật khi nó được diễn đạt một cách cụ thể, thông qua tuyên bố, ban hành hoặc lời nói. Chúng ta có thể coi đây là hình thức mà theo đó pháp luật được thể hiện qua bên ngoài. Một khi chúng ta có thể hiểu được luật đã được áp dụng như thế nào trên thực tế, chúng ta có thể chuyển sang phần thứ ba, Quy tắc 3 của phương pháp luận là đánh giá về cách thức mà pháp luật thực sự được vận hành trong mỗi một nền văn hóa. Từ đó, chúng ta có thể thu thập dữ liệu phân tích và thông qua Quy tắc 4 để kết luận thông qua các quan sát so sánh nhằm làm sáng tỏ cả văn hóa pháp lý của nước ngoài và của chính chúng ta. Phương pháp so sánh luận dù được trình bày một cách đầy đủ, chặt chẽ và có hệ thống nhưng việc áp dụng trên thực tế đòi hỏi trình độ nhất định của người nghiên cứu về khả năng tư duy trừu tượng, kỹ năng phân tích và đánh giá vấn đề cũng như tư duy ngôn ngữ để có thể áp dụng một cách hiệu quả và chính xác. Do đó, sự cẩn trọng cần thiết, bao gồm cả việc thu thập thông tin qua việc tiếp xúc với các chuyên gia bản ngữ là cần thiết trong việc đảm bảo chất lượng của công trình nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Eberle, Edward J. (2011) "The Methodology of Comparative Law," Roger Williams University Law Review: Vol. 16: Iss. 1, Article 2.

2. Vivian Curran (1998), Dealing in Difference: Comparative Law’s Potential for Broadening Legal Perspectives, 46 AM. J. COMP. L. 657, 659, 661.

Một phần của tài liệu Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)