Nguyễn Thị Bích Ngọc và các tác giả khác (2017), Hướng dẫn học tập Luật so sánh, NXB Lao Động, ch 2.

Một phần của tài liệu Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý (Trang 70 - 71)

71

sắp xếp thể chế theo yêu cầu cần thiết để ngăn chặn bản chất tội lỗi của con người trong tầm kiểm soát bởi pháp luật.92

Ví dụ thực tiễn

Toà án Nhân dân Tối cao hay Toà án Tối cao Nhân Dân ?

Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC), một thuật ngữ rất phổ biến, nhưng lại có cách chuyển ngữ sang tiếng Anh tồn tại những tranh cải khi tồn tại hai cách dịch cụm từ đều đúng đắn về mặt ngữ pháp là “The Supreme People’s Court” và “The People’s Supreme Court”. Sự tranh cãi bắt nguồn từ việc pháp luật các nước phần lớn sử dụng khái niệm “The Supreme Court” để chỉ về toà án cao nhất, cấp cuối cùng trong hệ thống xét xử (hierarchy of court) như là một điều mang tính mặc định, một nội hàm ngầm định chung (common sense) giữa các nền văn hóa pháp lý khác nhau. Do đó, khi áp dụng khái định này ở Việt Nam thì nhiều người nghiên cứu nước ngoài hoặc được đào tạo từ nước ngoài sẽ dịch thuật ngữ TATC là “People’s Supreme Court”, tức là Toà án tối cao của/ thuộc về nhân dân. Mặt khác, nếu sử dụng thuật ngữ “The Supreme People” dễ bị hiểu nhầm với hàm ý là tòa án của người/ giai cấp thượng đẳng ( điều này gợi về nạn phân biệt chủng tộc, tôn giáo trong xã hội đa giai tầng). Ngoài ra, do thói quen của việc xem hoạt động dịch thuật về cơ bản là nhằm mục đích trao đổi thông tin, nên khi dịch thuật hoặc thảo luận thông thường chỉ cần nói đến khái niệm “The supreme court of” + tên quốc gia là có thể chấp nhận được trong việc trao đổi.

Tuy nhiên, cách dịch lược hay toàn văn như được trình bày ở trên đều là không chính xác vì ở các nước theo trường phái pháp luật Xã hội chủ nghĩa thì việc sử dụng khái niệm “The Supreme People’s Court” cho khái niệm TANDTC và thường được viết tắt là “SPC” ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc là chính xác nhất và mang tính truyền thống. Khái niệm này bắt nguồn từ khái niệm gốc “The People’s court” tức là TAND từ trong hệ thống pháp luật Liên Xô. Để phân biệt các cấp thì sẽ thêm các tính từ định danh tương ứng ở trước thuật ngữ “The People’s court” như “district / provincial / superior” cho cấp huyện/ tỉnh/ cấp cao. Đây là cách hiểu đúng, chính thức và phù hợp với bản chất của nội hàm. Bởi sự lan tỏa, ảnh hưởng của hệ thống pháp luật XHCN đến những hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)