Bản chất của luật so sánh là so sánh luật của một quốc gia này với luật của một quốc gia khác. Hành động so sánh đòi hỏi phải xem xét cẩn thận những điểm giống và khác nhau giữa nhiều điểm dữ liệu pháp lý, sau đó sử dụng các phép đo này để hiểu nội dung và phạm vi của tài liệu pháp lý đang được nghiên cứu. Để làm được điều này, chúng ta phải xem xét khá cẩn thận các dữ kiện pháp lý đang được xem xét, đánh giá và hiểu nội dung, ý nghĩa và ứng dụng của chúng. Ở đây, chúng ta sẽ tập trung vào hình thức bên ngoài của pháp luật: luật được viết ra, được tuyên bố hoặc cụ thể hóa bằng cách thức khác. Từ ngữ trong luật được viết ra là rất quan trọng, nhưng chưa đủ. Chúng ta cũng cần phải hiểu ý nghĩa của các câu từ trong ngữ cảnh của vụ việc, quy chế hoặc quy phạm pháp luật. Đó là, làm thế nào để quy phạm pháp luật phù hợp với khuôn khổ của cả hệ thống pháp luật? Sau khi đã đánh giá cẩn thận các dữ liệu pháp lý, chúng ta phải tiến hành bước tiếp theo của phương pháp so sánh: so sánh và đối chiếu những điểm giống và khác nhau giữa các dữ liệu pháp lý đang được xem xét trong các hệ thống pháp luật khác nhau. Đầu tiên, chúng ta có thể tập trung vào những điểm tương đồng. Có nhiều dữ liệu giống nhau hay không? Thuật ngữ, quy tắc, ý nghĩa, ứng dụng, sự tác động hoặc một số yếu tố nào khác? Hay bởi do bối cảnh của quy phạm pháp luật, một ý nghĩa của chức năng hay điều gì khác? Chúng ta cần hiểu những điểm tương đồng giữa các dữ liệu pháp lý đang được xem xét. Ý nghĩa của các từ ngữ và chuẩn mực cũng có thể bị thay đổi dựa trên cách mà chúng được thiết lập. Từ đó, chúng ta đặt tiếp các câu hỏi: điều gì cung cấp cơ sở nhận thức cho sự giống nhau? Ý nghĩa của sự tương đồng là gì? Làm thế nào để có sự tương đồng được luân chuyển qua các nền văn hóa pháp lý khác nhau? Đây chỉ là một số câu hỏi cần đặt ra.8
Trong bước tiếp theo của Quy tắc 2, chúng ta phải áp dụng cùng một kỹ thuật để đánh giá sự khác biệt giữa các cơ sở dữ liệu pháp lý. Các điểm dữ liệu pháp lý khác nhau như thế nào và theo cách nào? Sự khác biệt có dựa trên từ ngữ, ngữ cảnh, chức năng hay yếu tố nào khác hay không? Ý nghĩa cụ thể của sự khác biệt là gì? Sự khác biệt tiết lộ cho chúng ta biết điều gì? Khi chúng ta
7H. Patrick Glenn (2004), “Legal traditions of the world –Sustainable diversity in law”, 2nd editin, Oxford University Press, tr. 255. Press, tr. 255.
37
đã thực hiện nghiên cứu có hệ thống về điểm tương đồng và khác biệt giữa các dữ liệu pháp lý, chúng ta có thể chuyển sang bước tiếp theo: đánh giá chặt chẽ những gì có sự tương đồng và những điểm khác nhau giữa các dữ liệu và tại sao lại có sự tương đồng hay khác biệt đó. Ở đây chúng ta cần nghiên cứu và khám phá những lý do dẫn đến sự tương đồng, khác biệt và sau đó đánh giá tầm quan trọng của chúng trong phạm vi pháp lý của công trình nghiên cứu để từ đó có thể hiểu biết một cách đầy đủ về đối tượng đang nghiên cứu. Do đó, chúng ta cần ghi lại dữ liệu đã có để xem xét, phác thảo nội dung cơ bản của dữ liệu, và sau đó chỉ ra cách dữ liệu so sánh và tương phản. Ví dụ, tại sao các quy tắc pháp lý hoặc các điểm dữ liệu giống nhau hay khác nhau? Điều đó phản ánh điều gì — một quy tắc, luật, ứng dụng hoặc bối cảnh? Làm thế nào để áp dụng chúng? Những lý do để hình thành thực chất của các cơ sở dữ liệu là gì? Thông tin cho chúng ta biết gì về văn hóa pháp luật? Chúng ta có thể học được gì từ điều này không? Chúng ta đã chỉ nhìn vào luật trong văn bản? Có sự khác biệt nào giữa luật trong văn bản và luật đang thi hành không? Làm thế nào để chúng ta có thể nghiên cứu “luật sống”? Và bằng nghiên cứu đó, chúng ta có thể giúp lấp đầy khoảng cách giữa luật trong văn bản và luật đang được thực thi trong thực tế để có được nghiên cứu đầy đủ hơn về luật khi nó thực sự “sống” trong nền văn hóa pháp lý của mình. Đây chỉ là một số câu hỏi cần được giải quyết. Kết quả cuối cùng của việc áp dụng Quy tắc 2 một cách có hệ thống giúp chúng ta có thể khám phá ra ý nghĩa cụ thể của các dữ liệu pháp lý đang được xem xét.
Quy tắc 2 đòi hỏi người nghiên cứu phải có cái nhìn tổng thể khi quan sát các dữ liệu pháp lý. Đặt các dữ liệu pháp lý trong sự tương tác với các quy phạm pháp luật khác cũng như trong tổng thể toàn bộ hệ thống pháp luật. Xác định những quy phạm pháp luật “sống” trong dữ liệu pháp lý được nghiên cứu. Từ những quy phạm pháp luật được chắt lọc đó thì có thể dùng để phân biệt và lý giải cho sự tương đồng và khác biệt của các hệ thống pháp luật. Quy tắc này nếu được áp dụng một cách triệt để có thể giúp định hình khung pháp lý chuẩn xác để đánh giá, đo lường cho hoạt động so sánh luật.