32
xét kĩ lưỡng. Với cách thức như vậy, kết quả của so sánh có thể dẫn đến một mô hình pháp luật nào đó được ứng dụng trong một điều kiện hoàn cảnh mới, trở thành một phiên bản mới và phát huy hiệu quả điều chỉnh quan hệ pháp luật tại một đất nước mới. Ví dụ Luật La Mã được coi là mô hình kinh điển cho luật dân sự và có rất nhiều bộ luật dân sự của các quốc gia có những chế định pháp luật tương đồng với Luật La Mã.
2.2Một sốlưu ý
Trong các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lí nói chung và phương pháp so sánh nói riêng, với đối tượng là pháp luật nước ngoài cần có một số lưu ý sau:
Thứ nhất, cần có nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy về pháp luật nước ngoài, phải có thông tin cập nhật về pháp luật nước ngoài. Việc tiếp cận với một hệ thống pháp luật nước ngoài và tìm hiểu những quy phạm, chế định của hệ thống đó một cách đầy đủ là khó khăn với bất kì nhà nghiên cứu nào. Một nhà nghiên cứu theo hệ thống common law đề cao giá trị pháp lí của án lệ sẽ có xu hướng xem nhẹ giá trị của văn bản quy phạm pháp luật khi nghiên cứu một hệ thống pháp luật civil law và ngược lại, những nhà nghiên cứu theo hệ thống civil law sẽ phải giải quyết một lượng công việc đáng kể khi muốn tiếp cận đầy đủ các án lệ theo common law. Thêm nữa, xu thế cấy ghép pháp luật cho thấy một số quốc gia đã dần dần thừa nhận những nguồn luật là đặc trưng của hệ thống pháp luật khác, Việt Nam từ năm 2016 đã chính thức ghi nhận nguồn luật án lệ và ban hành án lệ để áp dụng trong hoạt động xét xử.
Thứ hai, cần nắm được các nguồn luật và sử dụng đúng thuật ngữ pháp lí của nước ngoài. Sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật dẫn đến có những nguồn luật của hệ thống này không được coi là nguồn luật của hệ thống kia, điển hình như án lệ; hoặc thuật ngữ được sử dụng trong hệ thống này nhưng không được sử dụng hoặc có cách hiểu khác trong hệ thống kia; tất cả những khác biệt này dẫn đến đòi hỏi người nghiên cứu cần hiểu biết để tránh những sai lầm trong nghiên cứu. Ví dụ trong pháp luật của Anh và một số nước common law có chế định “trust”6, gần giống với chế định “ủy thác/tín thác” trong luật dân sự Việt Nam, tuy nhiên không hoàn toàn giống nhau nên trong nghiên cứu cần nắm rõ nội hàm của thuật ngữ/khái niệm.
Thứ ba, khi lí giải những điểm tương đồng hay khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, không được tách rời các điều kiện khách quan của hệ thống pháp luật đó như chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, tôn giáo, văn hóa… Ví dụ do trình độ phát triển kinh tế khác nhau nên trong
33
pháp luật của Hoa Kì đã có luật về chứng khoán từ năm 19337 nhưng Việt Nam đến năm 1998 mới ban hành pháp luật điều chỉnh vấn đề chứng khoán.8 Hoặc yếu tố văn hóa cũng ảnh hưởng đến thực trạng pháp luật, ở những quốc gia có sự phân biệt giữa nam giới và nữ giới thì trong pháp luật (luật lao động, an sinh xã hội…) cũng sẽ tồn tại những quan điểm thể hiện sự phân biệt đó. Chỉ khi người nghiên cứu đánh giá được tác động của các yếu tố khách quan này đến pháp luật thì kết quả của so sánh mới có giá trị.