Hệ thống pháp luật Hồi Giáo (Islamic Law)

Một phần của tài liệu Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý (Trang 60 - 61)

Pháp luật Hồi giáo chịu nhiều ảnh hưởng của các nước phương tây, đặc biệt là của Anh và Pháp, những quốc gia đã từng thuộc địa hoá các nước Hồi giáo. Quan niệm về pháp luật trong các xã hội Hồi giáo hoàn toàn khác với xã hội phương Tây. Những nước này quan niệm rằng, pháp luật là sản phẩm khải thị của thần thánh. Nó không thể bị sửa đổi và đó là con đường

61

duy nhất cho các tín đồ noi theo. Do đó, pháp luật thực định của các quốc gia này chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Hồi, nhiều giáo điều của đạo Hồi cũng như nhiều quy tắc xử sự mang màu sắc tôn giáo áp dụng trong đời sống xã hội được thể chế trong luật thực định. Khi giải quyết các tranh chấp, pháp luật của các nước này cho phép công dân được quyền lựa chọn luật Hồi giáo hoặc luật thực định của quốc gia. Vì lý do này, bên cạnh toàn Nhà nước còn có sự tồn tại của toà án của đạo Hồi giáo.

Bên cạnh pháp luật thực định của quốc gia, ở các nước này còn tồn tại một hệ thống pháp luật mang tính chất tôn giáo rõ nét, đó là luật Hồi. Nguồn cơ bản của luật Hồi giáo bao gồm Kinh Coran và Sounna, bên cạnh đó còn có nguồn phái sinh bao gồm Ljmâ và Qiyâs. Theo đó, luật Hồi giáo bao gồm 2 bộ phận: bộ phận thứ nhất, bao gồm các học thuyết tôn giáo với các giáo điều mà một tín đồ phải tin; bộ phận thứ hai, là luật thần thánh quy định những gì mà một tín đồ phải làm và không được làm. Hệ thống luật này điều chỉnh giới hạn những nghĩa vụ và quy định cụ thể các nội dung của quyền cá nhân. Về nguyên tắc, luật Hồi giáo chỉ được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa những người Hồi giáo. Từ đó chúng ta có thể nhận định rằng, luật Hồi giáo có mối liên hệ chặt chẽ đối với tôn giáo và văn minh Hồi giáo, do đó chỉ có những người có kiến thức cơ bản về đạo Hồi và văn minh Hồi giáo mới có thể hiểu được luật Hồi giáo.

Một phần của tài liệu Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)