Vai trò của so sánh trong hoạt động nghiên cứu pháp luật nước ngoài và một số lưu ý

Một phần của tài liệu Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý (Trang 31)

ý

2.1Vai trò của phương pháp so sánh trong hoạt động nghiên cu pháp luật nước ngoài

Trên thế giới tồn tại hàng trăm hệ thống pháp luật khác nhau, thậm chí trong một quốc gia cũng có thể tồn tại nhiều hệ thống pháp luật, ví dụ như Hoa Kì.5 Các hệ thống pháp luật tồn tại vô số điểm khác biệt, tuy nhiên có những quan hệ pháp luật mà ở bất kì quốc gia nào hay hệ thống pháp luật nào cũng sẽ được điều chỉnh tương tự nhau, như vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phân chia tài sản… Điều này trong bối cảnh hội nhập quốc tế sẽ không tránh khỏi sự va đập giữa các hệ thống pháp luật, thực tiễn đòi hỏi cần có những nghiên cứu để chỉ ra sự giống và khác giữa các hệ thống pháp luật này, tìm ra giải pháp cho những tình huống thực tế. Một số lĩnh vực mà sự cần thiết của so sánh là không thể chối cãi, ví dụ luật thương mại quốc tế, luật đầu tư quốc tế, luật hợp đồng…

Trong xu hướng các quốc gia hình thành những liên kết kinh tế song phương, khu vực hay toàn cầu, ý nghĩa của so sánh luật học lại càng nổi bật. Khi kí kết các FTA, đặt ra những điều ước quốc tế, các quốc gia trên bàn đàm phán cần lưu tâm đến cả lợi ích chung và lợi ích riêng của từng thành viên đàm phán, cần cân nhắc đến khả năng thực thi những cam kết đó của từng thành viên. Tất cả những dự liệu đó chỉ có được khi vận dụng phương pháp so sánh luật học, xác định điểm khác biệt và tương đồng giữa hệ thống pháp luật của các quốc gia, trình độ/mức độ đáp ứng đòi hỏi của cam kết quốc tế thì mới đảm bảo được tính hiệu quả. Lịch sử pháp lí đã chứng kiến không ít những điều ước quốc tế được ra đời nhưng khá lâu sau mới có hiệu lực, nguyên nhân đến từ việc phải mất nhiều thời gian để các quốc gia cân nhắc việc gia nhập, đánh giá sự phù hợp/tương thích của điều ước quốc tế với hệ thống pháp luật quốc gia, liệu việc thực thi điều ước quốc tế có phá vỡ trật tự của hệ thống pháp luật không, điển hỉnh như Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế được soạn thảo và ra đời năm 1980 nhưng đến năm 1988 mới có hiệu lực.

Với trình độ phát triển khoa học pháp lí có sự chênh lệch, thậm chí khá lớn, giữa các quốc gia trên thế giới, việc học tập kinh nghiệm và cách thức xây dựng pháp luật của quốc gia khác là rất phổ biến nhất là ở những nước đang phát triển và kém phát triển. Tuy nhiên việc nghiên cứu mô hình và ứng dụng cần vận dụng phương pháp so sánh để áp dụng chứ không áp đặt, những biến số ảnh hưởng đến pháp luật như chế độ chính trị, trình độ phát triển, cơ cấu xã hội… cần được xem

Một phần của tài liệu Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)