Trước đây, việc thực hành pháp luật (của các luật sư, thẩm phán, …) đòi hỏi sự thông thạo luật pháp và thông lệ của một quốc gia nơi người đó hành nghề. Do đó, hoạt động giảng dạy pháp luật cũng chỉ tập trung chủ yếu vào các nguồn luật, các quy phạm thực chất và tố tụng của một quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, sự xuất hiện của thị trường vốn, mua bán hàng hoá và dịch vụ quốc tế, sự xuất hiện của thương mại điện tử, đầu tư xuyên quốc gia… đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, các nhà hành nghề luật trước đây đang phải thay đổi môi trường làm việc của mình. Nếu trước đây, để một luật sư có thể hành nghề tốt, họ chỉ cần thông thạo pháp luật quốc gia mình thì bây giờ, sự liên kết giữa các quốc gia, sự va chạm giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới đòi hỏi họ phải có sự am hiểu đối với cả pháp luật của nước ngoài và sẵn sàng tư vấn cho thân chủ, khách hàng của mình về các vấn đề mới mẻ như chống độc quyền và cạnh tranh, về bảo vệ môi trường, đàm phán việc sáp nhập giữa các công ty đa quốc gia… Ngay cả lĩnh vực pháp luật tập trung vào các vấn đề trong nước như luật hình sự và hôn nhân gia đình cũng ngày càng liên quan đến các vấn đề quốc tế và xuyên biên giới (như dẫn độ, tranh chấp quyền nuôi con xuyên quốc gia, …). Hay trong lĩnh vực luật công, chúng ta chứng kiến sự hợp tác ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia thông qua các công ước quốc tế, các hiệp định song phương và đa phương. Không chỉ mang tính cá nhân hay tư nhân, chính phủ của các quốc gia cũng trông đợi vào đội ngũ luật sư và các luật gia của quốc gia mình để giải thích pháp luật nước ngoài, để đưa ra các lời khuyên và đại diện bảo vệ quyền lợi quốc gia mình.4
Trước tình hình đó, các trường đại học trên thế giới đã đưa vào chương trình giảng dạy pháp lý của mình các nội dung liên quan đến môn học luật so sánh và các khoá học sử dụng phương