48
“thu thập thông tin về hệ thống pháp luật của các quốc gia khác khi điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng của mình”.13
2.2. Đối với hoạt động giải thích pháp luật
Việc nghiên cứu so sánh pháp luật nước ngoài có ý nghĩa to lớn đối với toà án và quá trình xét xử khi thẩm phán phải đối mặt với nhiệm vụ giải thích các quy tắc pháp lý, hoặc lắp đầy những khoảng trống trong pháp luật hoặc án lệ. Thực tiễn xét xử qua các thời kỳ cho thấy rằng sẽ phát sinh những vấn đề vượt ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật thành văn và án lệ. Khi điều này phát sinh, các công trình nghiên cứu luật so sánh sẽ đưa ra một loạt các khả năng tiếp cận vấn đề cũng như các giải pháp khả thi cho vấn đề phát sinh. Mặc dù pháp luật cũng như phán quyết của toà án nước ngoài không có giá trị ràng buộc nhưng chúng có thể được coi là nguồn có giá trị tham khảo, thậm chí mang tính thuyết phục cao14 trong trường hợp toà án nước bản xứ đang giải quyết vấn đề có liên quan đến các nguyên tắc, khái niệm được tiếp nhận hay vay mượn từ các khu vực tài phán khác. Do đó, ảnh hưởng của luật so sánh đối với các toà án quốc gia có thể được tìm thấy ở những mức độ khác nhau trong hầu hết các hệ thống pháp luật.15
Nhu cầu tham khảo các nguồn luật nước ngoài thường nảy sinh khi toà án gặp phải các lỗ hổng trong luật hoặc khi các quy định pháp luật không được thể hiện rõ ràng. Mặc dù các toà án có thể tìm cách giải quyết những vấn đề như vậy trong khuôn khổ pháp luật trong nước bằng cách sử dụng chức năng diễn giải pháp luật, việc sử dụng ngày càng nhiều các lập luận so sánh đã khẳng định vai trò của khoa học này đối với ngành tư pháp (nhất là hoạt động xét xử của toà án cấp trên), rằng việc không tận dụng các kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài sẽ bỏ qua nhiều lợi ích, nhất là khi có tồn tại sẵn các giải pháp pháp lý tốt hơn cho các vấn đề tương tự phát sinh ở các quốc gia khác nhau. Lấy ví dụ, vào thời điểm xảy ra vụ việc, Bộ luật Dân sự Đức không ghi nhận bất cứ quy định nào về quyền yêu cầu “bồi thường thiệt hại về tinh thần”, nhưng các thẩm phán Toà án Tối cao Đức đã tuyên bố quyền này đối với bên bị trong trường hợp bị xâm phạm quyền riêng tư sau khi tham khảo các quy định của pháp luật nước ngoài.16 Đây chính là kết quả của các công trình nghiên cứu so sánh, tạo tiền đề cho các thẩm phán trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài