Giải thích các biến sử dụng trong mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 40)

- Biến độc lập: Tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR), chi phí cho mỗi tài sản vay (CLA), đòn bẩy tài chính (LR), tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng (GLOAN), thâm niên ngân hàng (AGE), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF).

- β0 là hệ số chặn; β1 đến β9 là hệ số góc, biểu thị sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

3.3. Giải thích các biến sử dụng trong mô hình Biến phụ thuộc là khả năng sinh lời ROA Biến phụ thuộc là khả năng sinh lời ROA

Nhƣ đã phân tích tại mục 2.2.2, ROA đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng. Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Chỉ số này sẽ cho biết ngân hàng sử dụng tài sản để kiếm lời hiệu quả nhƣ thế nào. ROA cao cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả cũng nhƣ thể hiện ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trƣớc những biến động của nền kinh tế. Ngƣợc lại, ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tƣ, cho vay không năng động hoặc do chi phí hoạt động của ngân hàng quá cao.

NPL là tỷ lệ nợ xấu

Khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên, ngân hàng phải bỏ thêm nhiều khoản chi phí liên quan đến việc giải quyết các khoản nợ xấu này nhƣ chi phí giám sát các khoản vay

quá hạn và tài sản thế chấp của nó, chi phí phân tích và thỏa thuận, chi phí duy trì hay xử lý tài sản thế chấp. Việc gia tăng các khoản chi phí này làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Kết quả các nghiên cứu trƣớc đây đa số cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng thì khả năng sinh lời của ngân hàng giảm. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu có tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

LLRlà tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn, ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng, phát sinh chi phí dự phòng cho vay khách hàng, điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Theo kết quả nghiên cứu của Maryam Mushtaq và cộng sự (2015), Nguyễn Quốc Anh (2016), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời có mối quan hệ trái chiều. Do đó, tác giả cũng kỳ vọng biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng sẽ có tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời của NHTM.

LR là đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của ngân hàng là từ đi vay. Qua đây biết đƣợc khả năng tự chủ tài chính của NHTM. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng đòn bẩy tài chính tác động ngƣợc chiều với khả năng sinh lời nhƣ kết quả nghiên cứu của Alshatti (2015) và Nguyễn Quốc Anh (2016). Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ ngân hàng huy động ít. Điều này có thể hàm ý NHTM có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là NHTM chƣa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chƣa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngƣợc lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý NHTM không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của NHTM cao hơn.

CLA là chi phí cho mỗi tài sản vay

Chi phí cho mỗi tài sản vay đƣợc đo bằng tổng chi phí trên tổng dƣ nợ. Mục đích của việc này là để chỉ ra hiệu quả trong việc phân phối các khoản vay đến khách hàng. Theo nghiên cứu của Poudel (2012), Kurawa and Garba (2014) và Nguyễn Kim Quốc Trung (2017), chỉ số này có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời, có ngh a là chỉ số này càng cao thì khả năng sinh lời càng tăng. Trong nghiên cứu này, kỳ vọng chỉ tiêu này có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời.

GLOANlà tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng

Tăng trƣởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản cho vay qua các năm. Đây là biến đƣợc nhiều nghiên cứu tìm thấy có mối quan hệ với rủi ro tín dụng. Nếu ngân hàng tăng trƣởng bằng những khoản cho vay tốt thì rủi ro tín dụng có khuynh hƣớng giảm và nhƣ thế ngân hàng kinh doanh hiệu quả, khả năng sinh lời tăng. Theo nghiên cứu của Kurawa and Garba (2014), dƣ nợ tín dụng tăng đồng ngh a với việc ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, do đó nghiên cứu này cũng kỳ vọng tăng trƣởng tín dụng tác động cùng chiều với khả năng sinh lời.

AGE là thâm niên của ngân hàng

Thâm niên ngân hàng là hiệu số giữa năm nghiên cứu và năm thành lập. Theo nghiên cứu của Kurawa and Garba (2014), thâm niên của ngân hàng có tác động ngƣợc chiều với khả năng sinh lời, có ngh a là ngân hàng hoạt động lâu năm chƣa hẳn là một lợi thế để tạo ra nguồn lợi nhuận tốt. Quan điểm này chƣa thật sự thuyết phục, bởi vì thâm niên luôn đi cùng với uy tín của ngân hàng. Một ngân hàng có uy tín, hoạt động hiệu quả thì mới có thể tồn tại lâu dài. Do đó, trong bài nghiên cứu, tác giả kỳ vọng thâm niên tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của NHTM.

SIZE là quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng đƣợc tính trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng càng lớn thể hiện ngân hàng càng có nhiều khả năng đầu tƣ về vốn, công nghệ, nhân lực và quản lý. Thêm vào đó, với lợi thế của một ngân hàng lớn có nhiều hệ thống các chi nhánh có thể thu hút khách hàng tốt hơn đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt và quan trọng là có thể bảo đảm đƣợc các khoản tài trợ cho quá trình hoạt động ở mức chi phí thấp hơn so với các ngân hàng nhỏ, góp phần làm gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, mối quan hệ này đƣợc kỳ vọng là cùng chiều theo nghiên cứu Nguyễn Quốc Anh (2016).

GDP là tốc độ tăng trƣởng kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm là một yếu tố quyết định kinh tế v mô và có tác động đến lợi nhuận các NHTM. Khi nền kinh tế tăng trƣởng tốt, các chủ thể kinh tế sẽ đầu tƣ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu cấp tín dụng

nói riêng và sử dụng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nói chung đều tăng lên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa, sức cầu cao khiến các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn, lợi tức của doanh nghiệp và thu nhập của cá nhân gia tăng giúp nâng cao khả năng trả nợ vay, giảm tỷ lệ nợ xấu, từ đó giúp ngân hàng tăng khả năng sinh lời. Điều này sẽ diễn biến ngƣợc lại khi nền kinh tế trong tình trạng suy thoái. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh (2016) là bằng chứng thực nghiệm cho quan điểm này, do đó tăng trƣởng kinh tế đƣợc kỳ vọng có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời.

INF là tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Khi lạm phát tăng sẽ ảnh hƣởng đến các l nh vực của nền kinh tế, ảnh hƣởng đến tâm lý và các quyết định đầu tƣ nhƣ gửi tiền, sản xuất, kinh doanh... của ngƣời dân, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, do đó có thể ảnh hƣởng đến sự cân đối nguồn vốn của ngân hàng. Lạm phát tăng có thể làm tăng chi phí đối với các NHTM nếu nhƣ điều chỉnh lãi suất không hợp lý dẫn đến làm giảm lợi nhuận. Vì vậy, trong nghiên cứu này, kỳ vọng ban đầu tỷ lệ lạm phát có tác động ngƣợc chiều với khả năng sinh lời theo nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh (2016).

Bảng 3.1. Kỳ vọng dấu tác động của các biến

STT Tên biến Diễn giải và cách tính Dấu kỳ

vọng

1. ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

2. NPL Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dƣ nợ -

3. LLR Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi

ro/Tổng dƣ nợ -

4. LR Đòn bẩy tài chính = Tổng nợ/Tổng tài sản -

5. CLA Chi phí cho mỗi tài sản vay = Chi phí hoạt

động/Tổng dƣ nợ +

6. GLOAN Tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng = (Tổng dƣ nợ năm sau - Tổng dƣ nợ năm trƣớc)/Tổng dƣ nợ năm trƣớc

+

STT Tên biến Diễn giải và cách tính Dấu kỳ vọng

8. AGE Thâm niên của ngân hàng +

9. GDP Tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế hàng năm +

10. INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)