Lý thuyết “kém may mắn” và “quản lý kém”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 26)

Berger và DeYoung đã đƣa ra hai giả thuyết nhằm giải thích tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của NHTM là lý thuyết “kém may mắn” - “bad luck” theory và lý thuyết “quản lý kém” - “bad management” theory.

Theo lý thuyết “kém may mắn”, NHTM cấp tín dụng cho khách hàng, nếu rủi ro tín dụng của khách hàng gia tăng thì NHTM sẽ phải tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và chấp nhận gia tăng chi phí hay NHTM phải tốn thêm chi phí liên quan cho việc giải quyết các vấn đề liên quan rủi ro tín dụng của khách hàng nhƣ chi phí giám sát khách hàng cũng nhƣ tài sản đảm bảo, chi phí phân tích và đàm phán với khách hàng về các khoản cấp tín dụng đã và đang có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, hay chi phí gián tiếp nhƣ danh tiếng, uy tín cũng nhƣ mức độ an toàn của NHTM có thể bị đánh giá thấp bởi thị trƣờng hay các cơ quan quản lý. Nhƣ vậy, rủi ro tín dụng có thể tác động tiêu cực, làm giảm lợi nhuận và thậm chí có thể đẩy NHTM rơi vào

tình trạng thua lỗ, làm giảm vốn chủ sở hữu của NHTM và cuối cùng làm giảm giá trị tài sản của chủ sở hữu (cổ đông của NHTM).

Theo lý thuyết “quản lý kém”, các NHTM hoạt động hiệu quả, tạo ra đƣợc lợi nhuận chứng tỏ rằng khả năng quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn các NHTM yếu kém, lợi nhuận thấp; khả năng quản lý đó đƣợc xem là một phần năng lực cốt lõi của các NHTM. Một khi tầm quan trọng của rủi ro tín dụng chƣa rõ ràng thì các đơn vị cấp tín dụng, kể cả NHTM lo sợ rằng họ sẽ gặp những bất lợi và nếu nhƣ rủi ro tín dụng tăng lên vƣợt quá mức dự kiến thì rủi ro tín dụng sẽ tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các đơn vị cấp tín dụng nói chung và NHTM nói riêng. Hoặc cũng gợi ý rằng rủi ro tín dụng cao là dấu hiệu cho thấy NHTM không tận dụng hết các nguồn lực để đánh giá các khoản tín dụng và giám sát quy trình tín dụng; hay rủi ro tín dụng đƣợc xem là yếu tố làm cho toàn hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả.

Nhƣ vậy, theo lý thuyết “kém may mắn” và lý thuyết “quản lý kém”, rủi ro tín dụng càng cao sẽ tác động giảm lợi nhuận của NHTM, vì khi đó các NHTM phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều hơn, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)