Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69)

5.2.2.1. Từ phía Chính phủ

- Ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp

Hiện nay, quy định của pháp luật không bắt buộc tất cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, chỉ những doanh nghiệp quy định tại Công văn số 1339/BTC - CĐKT ngày 24/01/2014 do Bộ Tài chính ban hành mới cần thực hiện kiểm toán. Điều này đã làm cho các NHTM Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tính minh bạch, chính xác của các số liệu trên báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc phải kiểm toán. Vì vậy, thiết ngh Chính phủ nên ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng đánh giá đúng khả năng tài chính của doanh nghiệp và hạn chế rủi ro tín dụng tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình cung ứng vốn. Ngoài ra còn phải quy định rõ ràng trách nhiệm của các công ty, nhân viên khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Bởi vì khi các số liệu trên báo cáo tài chính không bảo đảm đƣợc tính chính xác và độ trung thực sẽ dẫn đến nhiều hậu quả về sau.

- Khuyến khích việc mua bán nợ trong nền kinh tế

Trên thực tế, Chính phủ đã thành lập công ty mua bán nợ VAMC. Tuy nhiên công ty này chỉ có thể mua mà không thể bán do chƣa có thị trƣờng mua bán nợ. Vì

vậy, Chính phủ nên sớm xây dựng, hình thành và công khai hoạt động thị trƣờng mua bán nợ để khuyến khích việc mua bán nợ trong nền kinh tế. Điều này sẽ tạo điều kiện để VAMC có thể bán lại các khoản nợ xấu cho các doanh nghiệp quản lý tài sản không những trong nƣớc mà cả nƣớc ngoài, thu hồi vốn để tiếp tục thu mua nợ xấu, tái tạo dòng chảy vốn cho nền kinhtế. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể ban hành Luật mua bán nợ, giúp chuyển nợ thành vốn. Trong đó các NHTM Việt Nam đứng trên cƣơng vị chủ nợ cũng có thể tự thân rao bán những món nợ mình đang có, chuyển các món nợ này thành vốn góp vào doanh nghiệp. Điều này không những cho phép các doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực phá sản trở mình mà còn giúp các NHTM Việt Nam giảm bớt thiệt hại đối với các khoản nợ xấu đã chovay.

- Ổn định kinh tế v mô, kìm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế Kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy tăng trƣởng kinh tế cũng làm cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn thông qua mối quan hệ cùng chiều có ý ngh a thống kê đƣợc tìm thấy. Trong khi đó, lạm phát tác động ngƣợc lại với tăng trƣởng kinh tế. Vì thế, tình hình kinh tế v mô ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng phát triển. Do đó, nhằm thúc đẩy thị trƣờng tài chính phát triển nhanh và bền vững, Chính phủ cần xây dựng môi trƣờng kinh tế, chính trị ổn định với những cơ hội đầu tƣ hấp dẫn. Những biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, kiểm soát lạm phát cần đƣợc đặt lên hàng đầu nhằm tạo môi trƣờng v mô thuận lợi cho ngân hànghoạt động, tránh những tác động của rủi ro tín dụng đến nền kinh tế.

5.2.2.2. Từ phía Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

- Nâng cao chất lƣợng quản lý điều hành, NHNN cần ban hành văn bản quy định chính thức giúp các NHTM Việt Nam định hƣớng trong việc xây dựng xếp hạng tín dụng nội bộ. Hiện nay, việc triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đa phần thực hiện theo cách thức riêng của từng ngân hàng. Vì vậy, NHNN cần nhanh chóng ban hành một văn bản rõ ràng và đƣa ra một lộ trình hợp lý để buộc các ngân hàng đều phải tuân thủ, tiến gần đến thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với các NHTM trong việc xử lý nợ xấu thông qua hoạt động phát mãi tài sản đảm bảo. Mục đích nhằm cụ thể hoá từng công việc

trong quá trình thi hành án, đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo, giúp các ngân hàng thu hồi đƣợc các khoản nợ xấu nhanh chóng và dễ dàng hơn.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, xây dựng phƣơng thức giám sát và thực hiện thƣờng xuyên công tác thanh tra dƣới nhiều hình thức đối với các ngân hàng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi tiêu cực xảy ra trong hoạt động tín dụng. Nội dung thanh tra cần xây dựng chi tiết, rõ ràng, hiệu quả, tránh tình trạng mang tính chất hình thức, giấy tờ và phải thể hiện đƣợc vai trò, trách nhiệm của NHNN là ngƣời giám sát, cảnh báo, phòng ngừa trƣớc cho các NHTM góp phần giúp các ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro trong quá trình hoạt động.

- Tiếp tục nâng cao chất lƣợng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để việc quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, là hệ thống cung cấp thông tin khách hàng phải đầy đủ, chính xác và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Chất lƣợng thông tin càng cao thì rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng càng giảm. Chính vì vậy, NHNN cần phải thƣờng xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo của các NHTM, bảo đảm thông tin đƣợc cung cấp đầy đủ, kịp thời theo quy định. Bên cạnh đó, NHNN cần có chế độ khen thƣởng, khuyến khích các ngân hàng cung cấp thông tin tín dụng đầy đủ, kịp thời; đồng thời cũng rất cần những biện pháp xử phạt các hành vi báo cáo chậm, báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cung cấp thông tin của CIC. Ngoài ra, NHNN cần có chính sách đào tạo, tuyển chọn cán bộ làm công tác quản lý CIC, không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin mà còn phải có khả năng phân tích, tổng hợp để đƣa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp giúp các NHTM tiếp nhận thông tin đầy đủ và hiệu quả.

- Quy định về việc tất cả NHTM Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn Basel II, NHNN cũng đã ban hành Thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN năm 2016 quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực an toàn vốn Basel II có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Kể từ năm 2013 đã có 10 NHTM đƣợc chọn áp dụng thí điểm Basel II là những ngân hàng lớn nhất lúc bấy giờ, bao gồm VCB, BIDV, VietinBank, Sacombank, MB, Techcombank, ACB, VIB, MSB và VPBank. Để áp dụng Basel

II, các ngân hàng buộc phải chuẩn bị kỹ lƣỡng và tăng cƣờng đầu tƣ cả về nhân lực, công nghệ lẫn chi phí vận hành để chuẩn hóa về quản trị rủi ro theo đúng chuẩn quốc tế vốn khắt khe hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Việt Nam. Mục tiêu hƣớng đến của Basel II là nâng cao chất lƣợng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong l nh vực quản lý rủi ro…. Áp dụng Basel II là một xu thế tất yếu và bắt buộc khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thu hẹp khoảng cách trong chuẩn mực hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam với khu vực và thế giới. Thực tế đã chứng minh, chuẩn mực Basel II là giải pháp tối ƣu để các ngân hàng thƣơng mại trụ vững trƣớc những biến động khó lƣờng của thị trƣờng tài chính. Với Basel II, mọi rủi ro đều phải đƣợc lƣợng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp rủi ro (Ngô Văn Chiến, 2017).

5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đã rất nỗ lực, tuy nhiên do thời gian và kiến thức có hạn nên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, đề tài cũng còn một số hạn chế nhất định:

Thứ nhất, đề tài chỉ lấy số liệu nghiên cứu của 22 NHTM trong khoảng thời gian từ năm 2007-2018 nên số quan sát chƣa nhiều và kết quả có thể chƣa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế.

Thứ hai, rủi ro trong hoạt động của ngân hàng bao gồm rất nhiều rủi ro, tuy nhiên luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu về rủi ro tín dụng, chƣa xét đến các loại rủi ro khác nhƣ: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro vỡ nợ, rủi ro đạo đức...; có nhiều yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM nhƣng trong nghiên cứu chỉ xem xét một vài yếu tố.

Cuối cùng, trong khuôn khổ của nghiên cứu, các đề xuất, khuyến nghị chỉ ở mức khái quát nhất và cần phải có những nghiên cứu sâu hơn nhằm đƣa ra các cách giải quyết cụ thể và chi tiết.

Từ những hạn chế nêu trên, tác giả đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài đó là: Thu thập thêm đầy đủ dữ liệu nhằm phân tích hoàn chỉnh thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam; mở rộng phạm vi nghiên cứu, không chỉ các

NHTM Việt Nam mà có thể so sánh với các NHTM các nƣớc trong khu vực; sử dụng thêm các biến khác để làm biến độc lập đại diện cho rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời; đồng thời, các nghiên cứu sau có thể đi sâu hơn vào việc tìm ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả giúp phòng ngừa và hạn chế tác động rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Dựa trên kết quả nghiên cứu của chƣơng 4, tác giả đã đƣa ra các khuyến nghị cho NHTM, Chính phủ và NHNN nhằm tối đa hóa khả năng sinh lời trong hệ thống NHTM. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên những mặt hạn chế của nghiên cứu, đồng thời đƣa ra các gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện đề tài nghiên cứu về tác động giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhƣng rủi ro từ hoạt động tín dụng cũng không nhỏ. Khả năng sinh lời và rủi ro là hai hiện tƣợng luôn đi song hành với nhau, khả năng sinh lời càng lớn thì rủi ro càng cao đó là một nguyên tắc luôn luôn đúng với mọi hoạt động của chủ thể kinh doanh trong đó có ngân hàng. Chính vì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại khả năng sinh lời cao, nhƣng nó cũng là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng, cho nên ngân hàng chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa tốt nhất hoặc chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nhằm giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra, đó chính là nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Bằng việc sử dụng các biến đo lƣờng rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của ngân hàng để phân tích sự tác động của rủi ro tín dụng đối với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, bài luận văn đã cung cấp thêm những bằng chứng mới về sự tác động trái chiều của rủi ro tín dụng đối với khả năng sinh lời của ngân hàng thƣơng mại.

Mặc dù, bản thân rất cố gắng hoàn thiện nội dung luận văn này một cách đầy đủ nhất, tuy nhiên khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, xây dựng của quý Thầy, Cô và bạn đọc quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Hồng Anh (2012). Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

https://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/775902-.html [Truy cập ngày 04/9/2019]

2. Linh Anh (2019). Kinh tế Việt Nam: 10 năm thăng trầm http://cafef.vn/kinh-te-

viet-nam-10-nam-thang-tram-2019010910072395.chn[ ru cập n 15/8/2019]

3. Nguyễn Quốc Anh (2016). Tác động của Rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Luận án tiến s , Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

4. Ngô Văn Chiến (2017). Tác động và lộ trình của việc áp dụng chuẩn mực Basel

II tại Việt Nam. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tac-dong-va-lo-

trinh-cua-viec-ap-dung-chuan-muc-basel-ii-tai-viet-nam-115479.html [Truy cập ngày 19/8/2019].

5. Duy Cƣờng, Thái Hà (2016). Kinh tế Việt Nam 10 năm dƣới thời Thủ tƣớng

Nguyễn Tấn Dũng. http://vneconomy.vn/thoi-su/kinh-te-viet-nam-10-nam-duoi-

thoi-thu-tuong-nguyen-tan-dung-20160329012359222.htm [Truy cập ngày

15/8/2019]

6. Ehow (2012). Khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi đƣợc hiểu nhƣ thế nào?

http://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/6472/Kha-nang-thanh-toan-va- kha-nang-sinh-loi-duoc-hieu-nhu-the-nao[Truy cập ngày 30/5/2019]

7. Phạm Thái Hà (2017). Nghiên cứu chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của các ngân

hàng thƣơng mại. http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/nghien-cuu-chi-tieu-

danh-gia-rui-ro-tin-dung-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-129214.html [Truy cập ngày 29/5/2019]

8. Trần Vũ Hải (2008). Một số vấn đề pháp lý về quản lý rủi ro tín dụng.

https://luattaichinh.wordpress.com/2008/09/05/m%E1%BB%99t-

s%E1%BB%91-v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-phap-ly-v%E1%BB%81- r%E1%BB%A7i-ro-tin-d%E1%BB%A5ng/ [Truy cập ngày 17/3/2019]

các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Luận án tiến s , Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Thị Thu Hiền (2017). Các yếu tố đặc trƣng xác định khả năng sinh lời

của các NHTM Việt Nam. http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-yeu-to-dac-

trung-xac-dinh-kha-nang-sinh-loi-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam- 48451.htm [Truy cập ngày 09/11/2018]

11. Đinh Phi Hổ (2017). Phƣơng pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sỹ,

NXB Kinh tế - TP. Hồ Chí Minh.

12. Lê Thu Hƣơng (2019). Một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại các

ngân hàng thƣơng mại. http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/mot-so-ly-luan-co-

ban-ve-quan-tri-rui-ro-tin-dung-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-302236.html

[Truy cập ngày 15/3/2019]

13. Trần Tiến Khai (2017). Phƣơng pháp nghiên cứu kinh tế, NXB Lao động Xã hội.

14. Nhuệ Mẫn (2019), Tăng trƣởng tín dụng 2018 chỉ 14%, ai cũng thấy bất ngờ

https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/tang-truong-tin-dung-2018-chi-14-ai-

cung-thay-bat-ngo-254152.html [Truy cập ngày 19/8/2019]

15. Nguyễn Thị Kim Nhung, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2017).

Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.

16. http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/mot-so-van-de-ve-rui-ro-tin-dung-cua- ngan-hang-thuong-mai-133627.html [Truy cập ngày 19/3/2019]

17. Peter S.Rose (2004). Quản trị ngân hàng thƣơng mại, NXB Tài chính.

18. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2017). Quản trị rủi ro tín dụng ở các NHTM: Kinh

nghiệm của Mỹ và một vài gợi ý cho Việt Nam http://tapchicongthuong.vn/bai-

viet/quan-tri-rui-ro-tin-dung-o-cac-nhtm-kinh-nghiem-cua-my-va-mot-vai-goi-y- cho-viet-nam-47161.htm [Truy cập ngày 15/3/2019]

19. Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Thu Nga (2017). Ảnh hƣởng của Rủi ro tín dụng đến

hiệu quả kinh doanh ngân hàng từ cách tiếp cận phi tham số.

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?left Width=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV31277 1&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=5359810117228312#%

40%3F_afrLoop%3D5359810117228312%26centerWidth%3D80%2525%26dD ocName%3DSBV312771%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%252 5%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-

state%3Djqeb675ft_9 [Truy cập ngày 09/11/2018]

20. Đào Nguyên Thuận (2019). Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại

Việt Nam. http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/quan-tri-rui-ro-tin-dung-tai-cac- ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-302360.html [Truy cập ngày 19/8/2019]

21. Đỗ Đoan Trang (2019). Về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại

ở Việt Nam. http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/ve-quan-tri-rui-ro-tin-dung-tai-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)