Về sự tác động của các yếu tố khác đến khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 64)

Kết quả nghiên cứu cũng cho kết quả tác động ngƣợc chiều của biến đòn bẩy tài chính (LR) đến khả năng sinh lời ở mức ý ngh a 1%. Hàm ý rằng đòn bẩy tài chính thấp thì khả năng sinh lời cao và ngƣợc lại. Nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 3, đây là tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số này nhỏ, chứng tỏ ngân hàng huy động ít. Điều này có thể hàm ý NHTM có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là NHTM chƣa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chƣa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngƣợc lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý NHTM không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của NHTM cao hơn.

Quy mô ngân hàng (SIZE) và tăng trƣởng tín dụng (GLOAN) đều có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời ROA với mức ý ngh a thống kê 1%. Kết quả thể hiện tính đúng đắn về lợi thế của một ngân hàng lớn, tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt, nhiều hệ thống các chi nhánh để thu hút khách hàng và quan trọng là có thể đảm bảo đƣợc các khoản tài trợ cho quá trình hoạt động ở mức chi phí thấp hơn so với các ngân hàng nhỏ. Tín dụng tăng trƣởng tốt, ngân hàng thu đƣợc nhiều nguồn lợi cũng làm cải thiện khả năng sinh lời.

Thâm niên ngân hàng (AGE) có tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời với mức ý ngh a 5%, điều này trùng khớp với nghiên cứu trƣớc của Kurawa and Garba (2014). Điều này có thể giải thích là thâm niên của ngân hàng ngày càng tăng cũng đồng ngh a với việc gia tăng trong tổng tài sản của ngân hàng, do đó làm giảm chỉ số ROA.

Đối với các biến kinh tế v mô, tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa tăng trƣởng kinh tế (GDP) và khả năng sinh lời ROA với mức ý ngh a 1%. Trong thời kỳ nền kinh tế tăng trƣởng tốt thì tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ tốt

hơn, từ đó khả năng sinh lời sẽ tăng. Ngƣợc lại, lạm phát (INF) có quan hệ nghịch biến với khả năng sinh lời với mức ý ngh a 1%, khi lạm phát tăng, Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, ảnh hƣởng đến các quyết định đầu tƣ nhƣ gửi tiền, sản xuất, kinh doanh... của ngƣời dân, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, do đó có thể ảnh hƣởng đến sự cân đối nguồn vốn của ngân hàng. Lạm phát tăng có thể làm tăng chi phí đối với các NHTM dẫn đến giảm khả năng sinh lời.

Nhƣ vậy, các yếu tố tăng trƣởng tín dụng, quy mô ngân hàng và tăng trƣởng kinh tế có tác động tích cực đến khả năng sinh lời; ngƣợc lại, các yếu tố đòn bẩy tài chính, thâm niên ngân hàng và lạm phát có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Từ những kết quả trên, đề tài khuyến nghị các hàm ý quản trị để hạn chế những tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng và nâng cao khả năng sinh lời đối với các NHTM Việt Nam tại Phần 5.2.

5.2. Các hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng sinh lời tại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018. Bên cạnh rủi ro tín dụng còn có các yếu tố khác tác động cùng chiều, ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. Do đó, tác giả khuyến nghị các hàm ý chính sách quản trị căn cứ trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài để nâng cao khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)