Bằng chứng thực nghiệm về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 35)

năng sinh lời của ngân hàng thƣơng mại

Khả năng sinh lời có thể đƣợc xem là một trong các thƣớc đo quan trọng để đánh giá kết quả tài chính của các NHTM, đƣợc xem xét trên cơ sở kết hợp kết quả kinh doanh và nguồn lực sử dụng. Khả năng sinh lời là nền tảng quan trọng giúp các ngân hàng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, từ đó kinh doanh hiệu quả. Chính vì vậy, việc đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng cũng nhƣ xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đƣợc quan tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và cả trong nƣớc, cụ thể nhƣ sau:

- Nghiên cứu của Honsa và cộng sự (2009) về quản trị rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của NHTM Thụy Điển giai đoạn 2000-2008 tìm thấy rằng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng, trong đó tỷ lệ nợ xấu ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến lợi nhuận và mức độ ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đối với mỗi ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu là không giống nhau. Bài nghiên cứu

còn hạn chế trong việc sử dụng các biến độc lập, nhóm tác giả chỉ đo lƣờng và tính toán hai biến là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

- Nghiên cứu của Poudel (2012) về ảnh hƣởng của quản trị rủi ro đối với hiệu quả tài chính của hệ thống NHTM ở Nepal, tác giả cũng sử dụng khá hạn chế các biến độc lập. Bên cạnh hai biến đƣợc sử dụng nhƣ trong nghiên cứu của Honsa và cộng sự (2009) thì bài nghiên cứu sử dụng thêm biến đo lƣờng chi phí của mỗi khoản vay. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tác động ngƣợc chiều lên ROA và có ý ngh a thống kê trong khi đó biến đo lƣờng chi phí cho mỗi khoản vay cũng tác động ngƣợc chiều lên ROA nhƣng không có ý ngh a thống kê.

- Nghiên cứu của Kolapo và cộng sự (2012) về ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Nigeria cho thấy trong các biến đo lƣờng rủi ro tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng tín dụng tác động ngƣợc chiều lên ROA, trong khi đó tỷ lệ cho vay và ứng trƣớc lại tác động cùng chiều lên ROA.

- Nghiên cứu của Kurawa and Garba (2014) cho các ngân hàng Nigeria lại đƣa ra bằng chứng cho rằng rủi ro tín dụng đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ nợ xấu ảnh hƣởng mạnh mẽ và rõ ràng đối với lợi nhuận của ngân hàng (đo lƣờng bằng ROA) và mối quan hệ này là thuận chiều. Bên cạnh đó bài nghiên cứu sử dụng thêm nhiều biến khác để xem xét sự tác động đến ROA, trong đó đáng chú ý là biến Tuổi và kết quả cho thấy yếu tố này tác động trái chiều lên lợi nhuận của ngân hàng.

- Kết quả nghiên cứu của Maryam Mushtaq và cộng sự (2015) đƣa ra bằng chứng cho thấy rủi ro tín dụng cao làm xấu đi hiệu quả tài chính của hệ thống NHTM Pakistan. Bài nghiên cứu sử dụng đa dạng các biến nhƣ: Rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, chi phí cho mỗi tài sản vay, tỷ lệ cho vay và tạm ứng có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận của ngân hàng (ROA), chỉ có biến tỷ lệ an toàn vốn ảnh hƣởng cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng, trong đó chi phí cho mỗi tài sản vay có ảnh hƣởng mạnh nhất. Nhóm tác giả khuyến nghị nên kiểm soát chi phí và nợ xấu để làm giảm rủi ro tín dụng.

- Nghiên cứu về ảnh hƣởng của quản trị rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của hệ thống NHTM Jordan của Alshatti (2015) cũng cho thấy việc quản trị rủi ro có vai trò quan trọng đối với lợi nhuận của ngân hàng. Bài nghiên cứu đƣa ra bằng

chứng cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu ảnh hƣởng cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng (đƣợc đo lƣờng bởi hai biến ROA và ROE), tỷ lệ đòn bẩy tài chính ảnh hƣởng ngƣợc chiều lên ROA và chi phí nợ xấu ảnh hƣởng ngƣợc chiều lên cả ROA và ROE. Trong khi đó, tỷ lệ an toàn vốn không có bất kỳ ảnh hƣởng nào đến hiệu quả tài chính của ngân hàng (về mặt ý ngh a thống kê). Bài nghiên cứu xem xét khá đa dạng các biến, trong đó nhóm tác giả xem xét sự tác động của các biến độc lập lên lợi nhuận của ngân hàng đƣợc đo lƣờng bởi hai biến ROA và ROE. Ngân hàng nên đối mặt và đƣa ra chính sách quản trị rủi ro một cách thích hợp, đồng thời duy trì việc giám sát rủi ro cũng nhƣ kiểm soát đầy đủ các khoản vay.

- Nghiên cứu của Sujeewa Koditthuwakku (2015) về ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Sri Lanka cho thấy trong các biến đo lƣờng rủi ro tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu tác động ngƣợc chiều lên ROA trong khi đó tỷ lệ dự phòng tín dụng lại tác động cùng chiều lên ROA.

- Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013), nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của 39 NHTM Việt Nam trong những năm 2005 - 2013. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng càng giảm.

- Nguyễn Quốc Anh (2016), tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM, kết quả nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ xấu và lợi nhuận, rủi ro tín dụng càng tăng thì hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng giảm.

- Nguyễn Kim Quốc Trung (2017), nghiên cứu về tác động của quản trị rủi ro lên lợi nhuận của các NHTM cổ phần có vốn nhà nƣớc ở Việt Nam. Qua kết quả phân tích tác động của việc quản trị rủi ro tín dụng đến lợi nhuận trên tổng tài sản của 6 NHTM cổ phần có vốn nhà nƣớc ở Việt Nam, cho thấy việc quản trị rủi ro tín dụng là một yếu tố dự báo quan trọng của hoạt động kinh doanh ngân hàng và nhƣ vậy, sự thành công của hoạt động ngân hàng phụ thuộc vào quản trị rủi ro, đặc biệt quản trị rủi ro tín dụng.

Bảng 2.1. Tóm lƣợc sự tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời của ngân hàng từ các nghiên cứu trƣớc đây (dấu - : ngƣợc chiều, dấu +: cùng chiều) STT Tên tác giả, nội

dung nghiên cứu Mô hình sử dụng Biến phân tích động Tác

1. Hosna và cộng sự

(2009), Quản trị rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của NHTM Thụy Điển (2000-2008)

ROE = α +

β1NPLR +

β2CAR + ε

Biến phụ thuộc: ROE Biến độc lập: -Tỷ lệ nợ xấu (NPLR) -Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) - + 2. Poudel (2012), Ảnh hƣởng của quản trị rủi ro đối với hiệu quả tài chính của hệ

thống NHTM ở

Nepal

ROA = β0 +

β1DR + β2CLA + β3CAR + eit

Biến phụ thuộc: ROA Biến độc lập:

-Tỷ lệ nợ xấu (DR) -Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

-Chi phí mỗi khoản vay (CLA) - - + 3. Kolapo và cộng sự (2012), Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Nigeria ROA = β0 + β1NPL/LA + β2LLP/CL+ β3LA/TD + µ

Biến phụ thuộc: ROA Biến độc lập:

-Tỷ lệ nợ xấu

(NPL/LA)

-Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với tài sản

đƣợc phân loại (LLP/CL) -Tỷ lệ cho vay và ứng trƣớc (LA/TD) - - +

4. Kurawa and Garba

(2014), Đánh giá hiệu quả của quản lý

ROA = β0 +

β1DR + β2CLA +

β3CAR +

Biến phụ thuộc: ROA Biến độc lập:

STT Tên tác giả, nội

dung nghiên cứu Mô hình sử dụng Biến phân tích động Tác

rủi ro tín dụng đối với lợi nhuận của

các ngân hàng

Nigeria

β4LOAN +

β5AGE + εit

-Chi phí mỗi khoản vay (CLA)

-Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

-Tiền vay (LOAN) -Tuổi (AGE) + + + - 5. Maryam Mushtaq và cộng sự (2015), Rủi ro tín dụng, sự phù hợp về vốn và hiệu quả hoạt động của

ngân hàng: Một bằng chứng thực nghiệm từ Pakistan ROAit = β0 + β1BDCit + β2CLAit + β3CRit + β4DRit + β5LAit + β6CARit + εit

Biến phụ thuộc: ROA Biến độc lập:

-Chi phí nợ xấu (BDC) -Chi phí mỗi khoản vay (CLA) - Rủi ro tín dụng (CR) -Tỷ lệ nợ xấu (DR) -Tỷ lệ cho vay và tạm ứng (LA) -Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) - - - - - + 6. Alshatti (2015), Ảnh hƣởng của quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính

của các NHTM Jordan ROA = β0 + β1BDC + β2DR + β3LR+ β4CAR ROE = β0 + β1BDC + β2DR + β3LR+ β4CAR

Biến phụ thuộc: ROA và ROE Biến độc lập: -Tỷ lệ nợ xấu (DR) -Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (LR), Chi phí nợ xấu (BDC) -Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) + - Không ảnh hƣởng

STT Tên tác giả, nội

dung nghiên cứu Mô hình sử dụng Biến phân tích động Tác

7. Sujeewa

Koditthuwakku (2015), Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Sri Lanka

Y = α + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + ε

Biến phụ thuộc: ROA Biến độc lập: -Dự phòng/Tổng dƣ nợ -Dự phòng/Tổng nợ xấu -Dự phòng/Tổng tài sản -Nợ xấu/Tổng dƣ nợ đo lƣờng rủi ro tín dụng + + + - 8. Trịnh Quốc Trung,

Nguyễn Văn Sang (2013), Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của 39 NHTM Việt Nam (2005 – 2013) P = β0 + β1OWNERNN + β2TCTR + β3DLR +β4ETA + β5MARKSHARE + β6LOANTA+ β7NPL + ε Biến phụ thuộc: ROE, ROA Biến độc lập: -Nợ xấu/dƣ nợ (NPL),

Chi phí/doanh thu

(TCTR), loại hình ngân hàng (OWNERNN) -Tỷ lệ phân chia thị trƣờng

(MARKSHARE), tỷ lệ cho vay/tổng tài sản (LOANTA)

-

+

9. Nguyễn Quốc Anh

(2016), Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của 32 NHTM Việt Nam Y = α + β1X1 + β2X2 + β3X3 + ….. β11X11 + ε

Biến phụ thuộc: ROE Biến độc lập:

-Tỷ lệ nợ xấu (NPL), Dự phòng rủi ro tín dụng (LLR), Đòn bẩy (LEV), Thu nhập ngoài

STT Tên tác giả, nội

dung nghiên cứu Mô hình sử dụng Biến phân tích động Tác

(2001– 2005) lãi (NII), Kém hiệu quả

(EFF), Lạm phát

(INF), Tỷ lệ thất nghiệp (UNR), Tỷ giá hối đoái (EXR)

-Quy mô (SIZE), Tăng trƣởng GDP (GGDP), Lãi suất danh ngh a (INR)

+

10. Nguyễn Kim Quốc

Trung (2017), Tác động của quản trị rủi ro lên lợi nhuận của các NHTM cổ phần có vốn nhà nƣớc ở Việt Nam. ROAt = β0 + β1CLA_ratiot + β2CARt + β3NPLRt + β4LRt + β5SIZEt + β6GDPt + β7INFt + eit

Biến phụ thuộc: ROA Biến độc lập:

- Chi phí trên tài sản cho vay (CLA_Ratio), Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), - Tỷ lệ nợ xấu (NPLR), Tỷ lệ tăng trƣởng (GDP) -Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (LR), Tổng tài sản của ngân hàng (SIZE), Tỷ lệ lạm phát (INF) + - Không mang ý ngh a thống kê

N u n: c ả ổn ợp ừ c c n ên cứu có l ên quan

Qua kết quả các nghiên cứu trƣớc đây đã thể hiện sự không đồng nhất về tác động của rủi ro đến khả năng sinh lời hay hiệu quả kinh doanh của NHTM trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Tuy nhiên, đa số kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín

dụng tác động ngƣợc chiều với khả năng sinh lời, hay nói cách khác, rủi ro tín dụng càng tăng thì khả năng sinh lời càng giảm. Điều này đƣợc thể hiện qua kết quả của các tác giả trên thế giới nhƣ: Hosna và cộng sự (2009), Poudel (2012), Kolapo và cộng sự (2012), Maryam Mushtaq và cộng sự (2015) và Sujeewa Koditthuwakku (2015). Đồng nhất với kết quả này, tại Việt Nam cũng có những tác giả nhƣ Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013), Nguyễn Quốc Anh (2016), Nguyễn Kim Quốc Trung (2017). Ngoài ra, các nghiên cứu ở Việt Nam còn sử dụng nhiều biến độc lập để phân tích về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Tác giả Nguyễn Quốc Anh (2016), khi phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của 32 NHTM Việt Nam giai đoạn 2001-2005, ngoài các biến về rủi ro tín dụng nhƣ tỷ lệ nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố v mô nhƣ: Tỷ lệ lạm phát tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời, tăng trƣởng kinh tế GDP tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Quốc Trung (2017) cũng đƣa vào mô hình các biến v mô nhƣ GDP, lạm phát. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu không đồng nhất với nghiên của của Nguyễn Quốc Anh (2016), GDP tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời, còn tỷ lệ lạm phát không mang ý ngh a thống kê.

Chính vì thế, sau khi lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của ngân hàng, tác giả lựa chọn và tập trung nghiên cứu, xem xét về sự tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, tác giả kỳ vọng rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng, và tìm phƣơng án giải quyết đƣợc bài toán hạn chế rủi ro tín dụng góp phần nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Đây là yêu cầu tất yếu trong quá trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM, là một trong các điều kiện quan trọng và cần thiết góp phần ổn định hệ thống NHTM tại Việt Nam (Nguyễn Quốc Anh, 2016).

Ngoài rủi ro tín dụng, nghiên cứu này còn xem xét đến các yếu tố nội tại của ngân hàng có tác động đến khả năng sinh lời nhƣ tăng trƣởng tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ số đòn bẩy tài chính và cả thâm niên ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa vào mô hình nghiên cứu các yếu tố v mô nhƣ GDP, tỷ lệ lạm phát để có

thêm bằng chứng về sự tác động của các yếu tố này đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã trình bày nền tảng lý thuyết về rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của NHTM, các chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, sự tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của NHTM và cho thấy có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời. Qua các bằng chứng thực nghiệm đó, mặc dù sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, nền kinh tế khác nhau,... nhƣng đều chỉ ra đƣợc rằng rủi ro tín dụng có tác động đến khả năng sinh lời. Đa số kết quả thể hiện sự tác động ngƣợc chiều giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời, cũng có một số nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời. Đó chính là cơ sở nền tảng cho những nội dung nghiên cứu ở các chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chƣơng 3 trình bày quy trình nghiên cứu và đề xuất mô hình cụ thể sử dụng để nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, mô tả, giải thích cụ thể các biến sử dụng trong mô hình và kỳ vọng về chiều hƣớng tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)