Thực trạng về rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 50)

Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018

Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống và là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn mang lại lợi nhuận chính đối với các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở của hoạt động tín dụng, các ngân hàng sẽ khai thác tối đa và gia tăng tiện ích để cung cấp các sản phẩm tài chính cho khách hàng, mang lại nguồn thu lãi và phí to lớn cho ngân hàng. Do đó, trong những năm qua các ngân hàng luôn cố gắng tăng trƣởng tín dụng nhằm duy trì ổn định thu nhập ngân hàng.

Tổng dƣ nợ và tăng trƣởng tín dụng của 22 NHTM Việt Nam có nhiều biến động qua các năm qua. Tại Hình 4.1 cho thấy, so với năm 2006, tốc độ tăng trƣởng tín dụng tăng nhanh trong năm 2007, đạt 26,94%. Điều này là do năm 2007, thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất điều hành của NHNN đƣợc giữ nguyên không đổi (lãi suất tái cấp vốn ở mức 6,5%, lãi suất chiết khấu 4,5% và lãi suất cơ bản 8,25%). Tuy nhiên, trƣớc áp lực lạm phát tăng cao từ 6,5% vào đầu năm lên 12,3% vào cuối năm 2007, quyết định thắt chặt mạnh chính sách tiền tệ đƣợc NHNN thực hiện nhƣ: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1%, áp dụng dự trữ bắt buộc cho tất cả các kỳ hạn theo Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008); ngày 16/3/2008 với việc phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc kỳ hạn 364 ngày với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng để rút tiền khỏi lƣu thông theo Quyết định số 346/QĐ- NHNN ngày 13/02/2008; khống chế tổng dƣ nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tƣ kinh doanh chứng khoán không vƣợt 20% vốn điều lệ của tổ chức tín

dụng, nâng hệ số rủi ro đối với cho vay bất động sản và cho vay đầu tƣ kinh doanh chứng khoán lên 250% theo Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/02/2008.

Hình 4.1. Tổng dƣ nợ và tăng trƣởng tín dụng của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018

N u n: ổn ợp ừ b o c o c n của 22 N V ệ Nam ừ 2007 - 2018

Những chính sách này đã làm cho thị trƣờng tiền tệ bị thắt chặt đột ngột, làm xuất hiện tình trạng thiếu thanh khoản và đẩy mặt bằng lãi suất lên cao. Từ 01/10/2008, NHNN cho phép các tổ chức tín dụng đƣợc sử dụng tín phiếu bắt buộc để vay tái cấp vốn hay rút trƣớc hạn. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các mức lãi suất chính sách đƣợc điều chỉnh giảm xuống bắt đầu từ 21/10/2008. Chính sách tiền tệ đƣợc nới lỏng từ Quý 4/2008. Năm 2009, Chính phủ đã đƣa vào triển khai gói kích cầu để đối phó với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trƣởng tín dụng đạt 42,57%. Chính sách tiền tệ vẫn đƣợc nới lỏng cho đến năm 2010, chính điều này làm cho tăng trƣởng tín dụng của các NHTM vẫn ở mức cao 35,40%.

Năm 2011, trƣớc thực tế tái diễn bất ổn kinh tế v mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế v mô, bảo đảm an ninh xã hội. Theo Nghị

quyết này, NHNN phải “điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm 2011 dƣới 20%, tổng phƣơng tiện thanh toán 15-16%” và “giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là l nh vực bất động sản, chứng khoán”. Các mức lãi suất điều hành đƣợc NHNN điều chỉnh tăng (lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11% vào ngày 17/2/2011 và 12% ngày 01/5/2011; lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên 12% vào ngày 8/3/2011 và 14% ngày 01/5/2011). Lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc đƣợc giữ nguyên. Chính nhờ những động thái này đã đƣa hoạt động tín dụng về trạng thái tƣơng đối ổn định trong suốt giai đoạn 2011 -2018. Tuy nhiên, tăng trƣởng tín dụng năm 2018 đạt 13,12% (tăng trƣởng tín dụng của toàn ngành là 14%), thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra là do cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực; trong đó tín dụng tập trung chủ yếu vào l nh vực sản xuất kinh doanh, l nh vực ƣu tiên, tín dụng đối với l nh vực tiềm ẩn rủi ro đƣợc kiểm soát ở mức hợp lý (Nhuệ Mẫn, 2019).

Về lợi nhuận, với tốc độ tăng trƣởng tín dụng luôn ở mức cao trong giai đoạn 2007 - 2011, lợi nhuận của các NHTM Việt Nam luôn tăng trƣởng và cao nhất là năm 2011 với tổng lợi nhuận đạt mức 32,80 nghìn tỷ đồng (Hình 4.2). Tuy nhiên bƣớc sang năm 2012, nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, tăng trƣởng tín dụng thấp cùng với nợ xấu tăng là nguyên nhân khiến lợi nhuận các NHTM này sụt giảm mạnh và có xu hƣớng đi ngang. Mức tăng trƣởng lợi nhuận âm trong thời kỳ 2012 - 2013 và có dấu hiệu phục hồi từ năm 2014. Đặc biệt, đến năm 2018 đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi mức tăng trƣởng lợi nhuận của các NHTM Việt Nam đạt mức 69,40 nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân là vì nhờ những tác động tích cực của kinh tế thế giới và nỗ lực điều hành của Chính phủ và NHNN, môi trƣờng v mô đƣợc cải thiện đáng kể, kinh tế tăng trƣởng cao vừa thu hút đƣợc nhiều hơn nguồn đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp từ bên ngoài vừa huy động đƣợc thêm nguồn đầu tƣ từ khu vực tƣ nhân trong nƣớc, tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng và mang lại sự chuyển biến tích cực trong lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.

Hình 4.2. Tổng lợi nhuận của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018

N u n: ổn ợp ừ b o c o c n của 22 N V ệ Nam ừ 2007 - 2018

Hình 4.3 biểu diễn khả năng sinh lời, tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng trên cùng một sơ đồ, có thể dễ dàng nhận thấy rằng tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng hầu nhƣ có sự biến động ngƣợc chiều với khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. Theo đó, khi tỷ lệ nợ xấu tăng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng thì khả năng sinh lời giảm và ngƣợc lại.

Về tỷ lệ nợ xấu, cụ thể năm 2008 khi tỷ lệ nợ xấu từ mức 2,11% giảm xuống còn 1,72% vào năm 2009 thì theo đó ROA đã tăng từ 1,11% lên 1,28%. Từ năm 2009 - 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục thì ROA cũng giảm liên tiếp trong các năm. Tỷ lệ nợ xấu tác động tiêu cực đến ROA có thể đƣợc lý giải là do các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu cho vay các doanh nghiệp và công ty. Trong khi đó từ năm 2008 đến nay, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã ảnh hƣởng mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp.

Hình 4.3. ROA, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018

N u n: ổn ợp ừ b o c o c n b o c o ườn n ên của 22 NHTM V ệ Nam ừ 2007 - 2018

Lạm phát tăng đến mức kỷ lục trong năm 2008 kéo theo rủi ro tài chính tăng cao. Và cho dù chính sách tài chính thắt chặt dùng để đối phó lạm phát cao đã đƣợc thực hiện nhƣng chính điều đó cũng đã làm cho mặt bằng lãi suất tăng vọt (lãi suất cho vay vào năm 2008 là 15,78%). Nhiều doanh nghiệp cũng đã phải chấp nhận lãi suất vay tiền cao để tiếp tục sinh tồn và phát triển. Bƣớc sang năm 2009, nền kinh tế Việt Nam vẫn chƣa khởi sắc, bằng chứng là Chính phủ đã tung ra các gói kích thích kinh tế nhằm giải cứu doanh nghiệp Việt Nam thoát khởi bờ vực phá sản, duy trì sản xuất và giải quyết việc làm, hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nhƣng vẫn không mang lại hiệu quả tích cực. Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn, việc sản xuất bị đình trệ, hàng hóa không tiêu thụ đƣợc. Doanh nghiệp thua lỗ, làm ăn không lợi nhuận dẫn tới phá sản. Chính vì thế các

Việt Nam. Ngoài ra cũng cần phải đề cập đến công tác thẩm định các khoản cho vay của các ngân hàng khi chúng không đƣợc xét duyệt kỹ càng mà chủ yếu chỉ dựa trên các tiêu chí khách quan. Điều này đã dẫn đến hậu quả là nhiều doanh nghiệp, dự án sau vay vốn không đủ khả năng trả nợ, buộc ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, phát sinh chi phí làm giảm lợi nhuận, ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của NHTM. Từ năm 2013 trở đi, tình trạng nợ xấu đƣợc kiểm soát ở mức bình quân khoảng 2,08%/năm thì khả năng sinh lời đƣợc cải thiện.

Về dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2007 - 2018 theo Hình 4.3 cho thấy, khi tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ở mức cao thì khả năng sinh lời cũng giảm sâu. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này các ngân hàng phải chịu áp lực lớn từ việc xử lý nợ xấu theo định hƣớng tái cơ cấu hệ thống NHTM của NHNN, do đó các NHTM đã phải hy sinh một phần lợi nhuận để trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu. Quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM diễn ra từ đầu năm 2012, đƣợc chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2011 - 2015, nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nợ xấu, lành mạnh hoá tình trạng tài chính để giải quyết các ngân hàng yếu kém. Giai đoạn 2016 - 2020 phát triển hệ thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM, tạo tính ổn định cho hệ thống NHTM. Kết quả của việc thực hiện đề án, NHNN đã kiểm soát đƣợc tình hình của các NHTM yếu kém. Trong số các NHTM yếu kém đƣợc xác định từ năm 2011, đến nay NHNN đã phê duyệt và xử lý xong. Một vài trƣờng hợp tiến hành sáp nhập, hợp nhất trên nguyên tắc tự nguyện nhƣ NH TMCP Sài Gòn, NH TMCP Đệ Nhất, NH TMCP Việt Nam Tín Ngh a, NH TMCP Nhà Hà Nội, NH TMCP Đại Á, NH TMCP Hàng Hải Việt Nam, NH TMCP Phát triển Mê Kông. Một vài trƣờng hợp NHNN đã phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với các trƣờng hợp của NH TMCP Xây dựng Việt Nam, NH TMCP Đại Dƣơng và NH TMCP Dầu khí Toàn cầu theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo biểu đồ thể hiện, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có lúc tỷ lệ thuận với khả năng sinh lời, chẳng hạn nhƣ giai đoạn 2012 đến 2016, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro có giảm nhƣng khả năng sinh lời cũng tiến triển cùng chiều. Do đó, chƣa thể kết luận chắc chắn tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tác động tích cực hay tiêu cực đến khả năng sinh lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)