- Nâng cao chất lƣợng quản lý điều hành, NHNN cần ban hành văn bản quy định chính thức giúp các NHTM Việt Nam định hƣớng trong việc xây dựng xếp hạng tín dụng nội bộ. Hiện nay, việc triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đa phần thực hiện theo cách thức riêng của từng ngân hàng. Vì vậy, NHNN cần nhanh chóng ban hành một văn bản rõ ràng và đƣa ra một lộ trình hợp lý để buộc các ngân hàng đều phải tuân thủ, tiến gần đến thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với các NHTM trong việc xử lý nợ xấu thông qua hoạt động phát mãi tài sản đảm bảo. Mục đích nhằm cụ thể hoá từng công việc
trong quá trình thi hành án, đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo, giúp các ngân hàng thu hồi đƣợc các khoản nợ xấu nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Tăng cƣờng công tác thanh tra, xây dựng phƣơng thức giám sát và thực hiện thƣờng xuyên công tác thanh tra dƣới nhiều hình thức đối với các ngân hàng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi tiêu cực xảy ra trong hoạt động tín dụng. Nội dung thanh tra cần xây dựng chi tiết, rõ ràng, hiệu quả, tránh tình trạng mang tính chất hình thức, giấy tờ và phải thể hiện đƣợc vai trò, trách nhiệm của NHNN là ngƣời giám sát, cảnh báo, phòng ngừa trƣớc cho các NHTM góp phần giúp các ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro trong quá trình hoạt động.
- Tiếp tục nâng cao chất lƣợng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để việc quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, là hệ thống cung cấp thông tin khách hàng phải đầy đủ, chính xác và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Chất lƣợng thông tin càng cao thì rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng càng giảm. Chính vì vậy, NHNN cần phải thƣờng xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo của các NHTM, bảo đảm thông tin đƣợc cung cấp đầy đủ, kịp thời theo quy định. Bên cạnh đó, NHNN cần có chế độ khen thƣởng, khuyến khích các ngân hàng cung cấp thông tin tín dụng đầy đủ, kịp thời; đồng thời cũng rất cần những biện pháp xử phạt các hành vi báo cáo chậm, báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cung cấp thông tin của CIC. Ngoài ra, NHNN cần có chính sách đào tạo, tuyển chọn cán bộ làm công tác quản lý CIC, không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin mà còn phải có khả năng phân tích, tổng hợp để đƣa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp giúp các NHTM tiếp nhận thông tin đầy đủ và hiệu quả.
- Quy định về việc tất cả NHTM Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn Basel II, NHNN cũng đã ban hành Thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN năm 2016 quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực an toàn vốn Basel II có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Kể từ năm 2013 đã có 10 NHTM đƣợc chọn áp dụng thí điểm Basel II là những ngân hàng lớn nhất lúc bấy giờ, bao gồm VCB, BIDV, VietinBank, Sacombank, MB, Techcombank, ACB, VIB, MSB và VPBank. Để áp dụng Basel
II, các ngân hàng buộc phải chuẩn bị kỹ lƣỡng và tăng cƣờng đầu tƣ cả về nhân lực, công nghệ lẫn chi phí vận hành để chuẩn hóa về quản trị rủi ro theo đúng chuẩn quốc tế vốn khắt khe hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Việt Nam. Mục tiêu hƣớng đến của Basel II là nâng cao chất lƣợng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong l nh vực quản lý rủi ro…. Áp dụng Basel II là một xu thế tất yếu và bắt buộc khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thu hẹp khoảng cách trong chuẩn mực hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam với khu vực và thế giới. Thực tế đã chứng minh, chuẩn mực Basel II là giải pháp tối ƣu để các ngân hàng thƣơng mại trụ vững trƣớc những biến động khó lƣờng của thị trƣờng tài chính. Với Basel II, mọi rủi ro đều phải đƣợc lƣợng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp rủi ro (Ngô Văn Chiến, 2017).