Nâng cao khả năng sinh lời thông qua quản lý tốt rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 67)

Mặc dù hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng nhƣng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất lớn và gây những tổn thất về tài chính rất nặng nề đối với ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời thì ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng đó càng thấp. Vì vậy, các NHTM cần tăng cƣờng các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng để từ đó nâng cao chất lƣợng các khoản tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể, hƣớng tới việc gia tăng hiệu quả kinh doanh một cách ổn định và bền vững.

Để quản lý tốt rủi ro tín dụng, các NHTM cần phải nhận diện rủi ro tín dụng (Đào Nguyên Thuận, 2019). Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Tác giả đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng nhƣ sau:

- Thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng. Đây là biện pháp quan trọng, không chỉ theo dõi, cập nhật kịp thời tình hình khoản vay mà nó còn hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Một khoản cho vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với những khoản vay tốt cũng cần kiểm tra định kỳ đảm bảo tình trạng khoản vay không bị xấu đi. Tuy nhiên thực tế, hoạt động này cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên không đạt đƣợc kết quả mong muốn. Các NHTM cần kiểm tra, giám sát sau khi cho vay nhằm nắm vững và theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng với mục đích đề ra ban đầu ra hay không. Đồng thời, phải nắm rõ đƣợc phƣơng án sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra định kỳ nhằm so sánh tình hình thực tế với dự kiến ban đầu, kiểm soát đƣợc nguồn trả nợ cho ngân hàng. Công tác kiểm tra sử dụng vốn cần phải đƣợc thực hiện nghiêm túc, tránh trƣờng hợp mang tính đối phó, mang tính thủ tục.

- Các NHTM phải nghiêm túc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; cần tránh tình trạng vì chạy theo lợi nhuận mà không tuân thủ việc phân loại nợ và trích lập các khoản dự phòng rủi ro. Việc tồn tại những khoản cho vay có vấn đề là một thực tế không thể nào tránh khỏi trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, các NHTM cần xác định chính xác về chất lƣợng các khoản tín dụng, quy mô và đối tƣợng khách hàng vay, chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi các khoản đã cho vay để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro một cách khách quan, trung thực và đúng quy định.

- Cần đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu có ý ngh a đặc biệt quan trọng, góp phần giúp các NHTM Việt Nam thu hồi đƣợc vốn, tiết kiệm đƣợc

chi phí quản lý. Để tỷ lệ nợ xấu đƣợc giảm dần, đối với các khách hàng có khoản vay có dấu hiệu chuyển thành nợ xấu thì ngân hàng cần chủ động phối hợp với khách hàng để giải quyết tình hình. Nếu khách hàng còn khả năng hồi phục, còn nhiều tiềm năng khai thác thì ngân hàng cần tiến hành cơ cấu lại nợ cho khách hàng, tiến hành miễn giảm lãi cho vay,... nhằm giảm bớt sức ép trả nợ, để khách hàng có cơ hội tiếp tục sản xuất kinh doanh. Trƣờng hợp khách hàng không còn khả năng chi trả, ngân hàng cần đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nhanh chóng và đầy đủ. Đồng thời sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định pháp luật. Ngoài ra, đối với nợ xấu, ngân hàng còn có thể bán nợ cho các công ty, tổ chức mua nợ bán nợ chuyên nghiệp nhƣ VAMC. Đây là phƣơng án đƣợc triển khai áp dụng trong thời gian qua. Với phƣơng án này các ngân hàng sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí, đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, giúp ngân hàng nhanh chóng thu hồi một phần vốn, tái phục vụ cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn.

Bên cạnh đó, để quản lý tốt rủi ro tín dụng, các NHTM cũng cần chú trọng đến trình độ tác nghiệp của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là yếu tố trung tâm và quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lƣợng tín dụng ở ngân hàng. Cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ, thông thƣờng đều có những đánh giá chính xác và quản lý vốn vay chặt chẽ và hiệu quả. NHTM cần tiếp tục chuẩn hoá cán bộ tín dụng và quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, chế độ thƣởng, phạt rõ ràng đối với cán bộ tín dụng. Song song với việc chuẩn hoá cán bộ tín dụng, ngân hàng cần xây dựng kế hoạch đào tạo có tầm nhìn dài hạn hơn. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, ngân hàng cũng cần tổ chức cho cán bộ tín dụng học hỏi thêm những kiến thức đa ngành về xây dựng, kỹ thuật… để trợ giúp cho công tác thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn của khách hàng. NHTM cần hết sức coi trọng việc bồi dƣỡng đạo đức, phẩm chất để cán bộ tín dụng có ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm. Bảo vệ lợi ích chung của đơn vị, đề cao lƣơng tâm trách nhiệm của ngƣời làm công tác tín dụng; cần tránh tối đa tâm lý chủ quan hoặc quá tin tƣởng vào mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng mà không thực hiện tuân thủ đúng trình tự, quy trình cho vay. Trong việc xét duyệt cho

vay, ngân hàng cần hƣớng dẫn cán bộ tín dụng không nên chạy theo số lƣợng mà lơ là chất lƣợng của khoản vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)