Quản trị rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 25)

10. Bố cục luận văn

1.2 Quản trị rủi ro tíndụng

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng

1.2.1.1 Khái niệm

Quản trị rủi ro tín dụng là những biện pháp, cách thức mà Ngân hàng trang bị cho mình nhằm làm sao vừa tăng trưởng tín dụng để thu được lợi nhuận mong muốn, vừa kiềm chế rủi ro ở mức độ mà ngân hàng có khả năng chịu đựng được .

Hay nói cách khác,“ Quản trị RRTD là quá trình Ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn”

1.2.1.2 Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Công tác quản trị RRTD có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các Ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cấp tín dụng, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những RRTD mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho ngân hàng. Do vậy, NHTM cần phải có sự phòng ngừa và có những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cụ thể như sau:

Thứ nhất, Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn, những biến cố không có lợi nhằm ngăn chặn các tình huống bất lợi đã và đang xảy ra phạm vi rộng. Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của các ngân hàng, đây là quá trình logic chặt chẽ.

Thứ hai, Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Trong ngân hàng, nhân viên có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngược hoặc cản trở nhau. Vì vậy, cần phải có quản trị để mọi người hành động một cách thống nhất.

Thứ ba, Quản trị đề ra các mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng hướng, phải có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra.

Quản trị RRTD tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM. Vì vậy, những nhà quản trị NHTM cần được trang bị các kiến thức về quản trị rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.2.2 Các nội dung của quản trị rủi ro tín dụng

Theo cách tiếp cận của quản trị RRTD hiện đại, nội dung chính của hoạt động quản trị rủi ro gồm bốn bước là: Nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Các hoạt động này được thực hiện liên tiếp nhau tạo thành một quá trình chặt chẽ khâu trước sẽ định hướng cho khâu sau.

1.2.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận diện RRTD bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nhằm thống kê tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với Ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo lường, kiểm soát và tài trợ RRTD phù hợp.

1.2.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường RRTD là việc Ngân hàng xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ RRTD. Từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng, cũng như trích lập quỹ dự phòng để tài trợ cho RRTD. Để đo lường rủi ro, Ngân hàng cần thu thập số liệu, thông tin và phân tích, đánh giá rủi ro. Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro. Có hai phương pháp cơ bản để phân tích, đo lường RRTD là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.(1)Phân tích định tính có các mô hình tiêu biểu như: Mô hình 6C, mô hình 5P, mô hình CAMPARI…tuy gọi các tiêu chuẩn khác nhau nhưng vê bản chất, cách xem các yếu tố để cấp tín dụng thì cả các cách trên đều tương đồng nhân. (2)Phân tích định lượng bao gồm các mô hình tiêu biểu như:điểm số Z, mô hình

điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor. Hai phương pháp này không loại trừ lẫn nhau để phân tích, đo lường RRTD. Do vậy, tùy tình hình thực tế mà Ngân hàng có thể sử dụng một trong hai phương pháp hoặc sử dụng cả hai phương pháp để đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng.

1.2.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD là sử dụng biện pháp, các kỷ thuật, các công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với Ngân hàng.

Các biện pháp kiểm soát RRTD: biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, đa dạng hóa rủi ro nhằm phân tán rủi ro.

- Né tránh rủi ro: là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.

- Ngăn ngừa rủi ro: chương trình ngăn ngừa rủi ro tìm cách giảm bớt số lượng rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.

- Giảm thiểu tổn thất: các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất).

Đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro: Đây là một nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ ngân hàng. Kỹ thuật này thường sử dụng cho nhiều rủi ro suy đoán, đặc biệt là đầu tư chứng khoán.

1.2.2.4 Tài trợ rủi ro tín dụng

Tài trợ RRTD là để bù đắp những khoản RRTD xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính Ngân hàng, chứ không phải là xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Cũng như đối với các loại rủi ro khác, kỷ thuật tài trợ RRTD bao gồm các phương án: tự khắc phục; chuyển giao rủi ro; trung hòa rủi ro.

- Phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro:Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro là một nội dung không thể thiếu trong quản trị RRTD của các NHTM sau khi các món vay đã được thực hiện, giúp các NHTM chủ động đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng của mình và chủ động đối phó được với những rủi ro

có thể xảy ra. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là nhằm giúp Ngân hàng chủ động đối phó với những tổn thất tín dụng dự kiến. Dự phòng rủi ro bao gồm:

- Dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể.

- Thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro: Những khoản vay đã xử lý rủi ro khó thu hồi được theo dõi riêng và từng trường hợp có biện pháp và xử lý cụ thể.

1.2.3 Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II

Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các Ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện Ngân hàng Trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động Ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm(Basel, 2008).

 Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng theo Basel II

Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành(Basel, 2008).

Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:

(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: RRTD, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với RRTD có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng

số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.

(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với RRTD, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Để quản trị RRTD, Basel II đưa ra hai giải pháp tiếp cận để tính toán và quản trị RRTD của ngân hàng. Phương án thứ nhất sẽ đo lường RRTD theo phương pháp tiếp cận chuẩn hóa được hỗ trợ bởi các đánh giá bên ngoài về tín dụng. Phương pháp thứ hai là ngân hàng sử dụng hệ thống đánh giá xếp hạng nội bộ của mình (IRB).

* Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa rủi ro tín dụng :

Phương pháp chuẩn hóa là các ngân hàng phân loại các RRTD dựa trên những đặc điểm có thể quan sát được của rủi ro (ví dụ: rủi ro từ một khoản cho vay công ty hoặc từ một tài khoản cho vay có tài sản thế chấp là nhà ở). Phương pháp chuẩn hóa sẽ xếp loại rủi ro cố định cho từng loại rủi ro được giám sát và căn cứ đánh giá độ tín nhiệm của bên ngoài để nâng cao độ nhạy của rủi ro.

Để giúp Ngân hàng và các giám sát viên trong trường hợp không có nhiều lựa chọn, Ủy ban Basel đã phát triển "phương pháp chuẩn hóa đơn giản" bao gồm những lựa chọn đơn giản nhất để tính toán các tài sản được xếp loại rủi ro. Các ngân hàng áp dụng các phương pháp chuẩn hóa đơn giản cần tuân thủ những yêu cầu

kiểm tra, giám sát và kỷ luật thị trường tương ứng cần tuân thủ những yêu cầu kiểm tra, giám sát và kỷ luật thị trường tương ứng với hiệp ước mới của Basel.

* Phương pháp tiếp cận căn cứ vào xếp loại nội bộ:

Một trong những khía cạnh đổi mới nhất của Hiệp ước mới là phương pháp IRB đối với RRTD bao gồm 2 dạng: dạng cơ bản và dạng tiên tiến. Phương pháp IRB khác về cơ bản so với phương pháp chuẩn hóa ở chỗ những đánh giá nội bộ của một Ngân hàng về những yếu tố rủi ro chủ yếu là những số liệu đầu vào quan trọng cho việc tính toán vốn. Vì phương pháp này dựa vào những đánh giá nội bộ của ngân hàng, cần có những yêu cầu cao hơn nữa về vốn nhạy cảm với rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp IRB không cho phép các Ngân hàng tự quyết định tất cả những thành phần cần thiết để tính toán yêu cầu về vốn của mình. Thay vào đó, các tỷ lệ rủi ro và từ đó là số vốn phải có được xác định thông qua sự kết hợp các số liệu đầu vào định lượng do các Ngân hàng cung cấp với những công thức do Ủy ban Basel quy định.

1.2.4 Các nguyên tắc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II

Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:

- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét Chiến lược RRTD theo định kỳ, xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.

- Nguyên tắc 2: Thực hiện Chiến lược chính sách tín dụng. Xây dựng các chính sách tín dụng. Xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc 3: Xác định và quản trị RRTD trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.

Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:

- Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán.

- Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảng cân đối kế toán.

- Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.

- Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên: Cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả:

- Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.

- Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng.

- Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích: giúp Ban quản lý đánh giá RRTD cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro.

- Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với: Cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.

- Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.

Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:

- Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, và cần thông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)