Thực trạng quản trị rủi ro tíndụng tại Kienlongbank giai đoạn 2016-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 56 - 60)

10. Bố cục luận văn

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tíndụng tại Kienlongbank giai đoạn 2016-

định hướng theo Basel II

Kienlongbank không thuộc nhóm ngân hàng chỉ định áp dụng thí điểm Basel II giai đoạn đầu nhưng áp lực |Basel II buộc Kienlongbank phải có lộ trình vận hành cơ chế Basel II càng sớm càng tốt.

Hiện nay tại báo cáo thường niên và Dự thảo kế hoạch hoạt động của băng băng đến 2020 đã xác định rõ việc áp dụng các nguyên tắc Basel II trong hoạt động tín dụng là cần thiết và ưu tiên trong chính sách hoạt động sắp tới. Trên cơ sở đó Kienlongbank xây dựng lại hệ thống văn bản nội bộ, chính sách tín dụng và chuyển đổi dần mô hình tín dụng từ phân tán sang tập trung đối với toàn hệ thống ngân hàng.

a. Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp

Để đánh giá chính xác hơn về tình trạng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại Kienlongbank tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia và khảo sát ý kiến của các lãnh đạo trên toàn hệ thống.

Hiện nay Kienlongbank chưa có chiến lược cụ thể chỉ mới có chính sách về RRTD cũng thể hiện phần nào công tác quản trị RRTD chưa thực sự hoạt động tích cực và hiệu quả. Sau đây là kết quả nhận xét của chuyên gia để nhìn rõ hơn về môi trường tín dụng tại Kienlongbank.

Bảng 2. 3: Ý kiến chuyên gia về Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp

TT NỘI DUNG YÊU CẦU BỞI BASEL II THỰC TẾ THỰC

HIỆN

1 Chiến lược về RRTD của Kienlongbank thể hiện cụ thể

khuôn khổ kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng của từng loại hình nhưng chưa đảm bảo an toàn tín dụng

Chưa có chiến lược, chỉ mới có chính sách về RRTD

2 Kienlongbank đã xây dựng và áp dụng các sản phẩm

cho vay cụ thể trong loại hình tín dụng như cho vay mua ô tô, cho vay phục vụ đời sống, cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn...

Đã xây dựng và sửa đổi qua từng thời kỳ

3 Kienlongbank có quy trình thực hiện tín dụng cụ thể và

rõ ràng

Sử dụng quy trình cho vay chung Qua kết quả khảo sát cho thấy, Kienlongbank có những cải thiện tích cực về mặt quy trình, nghiệp vụ tăng cường sức chặt chẽ trong công tác tín dụng. Việc ban hành các quy trình cụ thể cho từng loại hình tín dụng cũng là nền tảng cho cán bộ tín dụng thực hiện và là cơ sở để kiểm tra, rà soát tính tuân thủ, hạn chế các sơ hở về mặt pháp lý trong khoản vay.

b. Thực hiện các tín dụng lành mạnh

Không khó để nhận thấy tìm hiểu kỹ KH về năng lực tài chính, mục đích vay vốn, uy tín của KH chưa thực sự góp phần vào công tác phòng ngừa RRTD. Áp lực chỉ tiêu, doanh số phần nào đã “cuốn’ nhân viên tín dụng chạy theo thành tích nên buông lỏng công tác thẩm định KH từ buổi đầu.

Kết quả khảo sát phù hợp với ý kiến của chuyên gia nhận định qua kết quả phỏng vấn.

Bảng 2. 4: Ý kiến chuyên gia về Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh

TT NỘI DUNG YÊU CẦU BỞI BASEL II THỰC TẾ THỰC

HIỆN

1 Cán bộ thẩm định tín dụng trước cho vay vốn luôn

tìm hiểu kể về người vay, mục đích vay, đánh giá khả năng trả nợ của KH trung thực và cụ thể.

Thực hiện chưa đầy đủ, chính xác.

2 Cán bộ tín dụng trung thực trong việc khai báo đối

với nhóm KH có liên quan và thực hiện đúng quy định về cho vay nhóm KH có liên quan

Thực hiện chưa đầy đủ, chính xác

3 Cán bộ tín dụng thực hiện đúng hạn mức phán quyết

của Kienlongbank ban hành qua từng giai đoạn.

Thực hiện nhưng chưa đầy đủ

4 Việc cấp tín dụng dựa trên giao dịch thương mại

thực tế, đúng với mục đích vay vốn.

Thực hiện chưa đầy đủ, chính xác

Thực tế hiện nay cho thấy, do thu nhập không đầy đủ và thiếu thông tin trung thực về KH nên ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp cầm cố như là giải pháp đề phòng, chống RRTD từ đó dẫn đến việc lạm dụng tài sản thế chấp trong quản lý rủi ro thanh khoản vay thay vì phải đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn, khả năng tài chính của KH nên tâm lý chủ quan trong cho vay cũng khó tránh khỏi. Việc phân loại nhóm KH cũng là nội dung cần xây dựng để hạn chế rủi ro.

Việc thẩm định KH chưa nghiêm túc tạo nên những rủi ro tiềm ẩn nên khâu đề xuất biện pháp phòng ngừa trong tờ trình tín dụng chưa phù hợp và thiết thực. Bên cạnh đó, việc dựa dẫm vào tài sản đảm bảo là phương án xử lý nợ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy sẽ dễ mắc sai lầm chủ quan.

c. Duy trì quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp

Thực tế hiện nay Kienlongbank định hướng quản trị RRTD định hướng theo Basel II và việc áp dụng Basel đòi hỏi sự chuẩn bị về nhiều phương diện nên việc chưa hoàn thiện là không thể tránh khỏi.

Từ việc nâng cấp từ Goldriver lên TCBS đã góp phần cho việc quản lý dư nợ được xác, kịp thời hơn. Corebanking là xương sườn cho mọi hoạt động nên Kienlongbank đã đầu tư hệ thống quản lý số liệu được đánh giá là hiện đại hiện nay.

Bảng 2. 5: Ý kiến chuyên gia về Duy trì quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp

TT NỘI DUNG YÊU CẦU BỞI BASEL II THỰC TẾ THỰC HIỆN

1 Chấm điểm KH và xếp hạng TD được thực hiện

một cách chính xác phản ánh đúng thực tế KH.

Thực hiện chưa chính xác.

Quy định về chấm điểm KH và xếp hạng tín dụng hiện nay đã phù hợp với tình hình thực tế

Chưa phù hợp

Qua bảng khảo sát và kết quả phỏng vấn chuyên gia cho thấy việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH chưa được rà soát, cập nhật sửa đổi và bổ sung định kỳ để phù hợp với tình hình thực tế; Việc chấm điểm tín dụng chỉ được thực hiện theo thủ tục. Với những mức vay từ 500 triệu trở lên mới tiến hành chấm điểm tín dụng là chưa đảm bảo an toàn cho khoản vay. Chấm điểm tín dụng là một trong những thước đo lường rủi ro KH mà ngân hàng hết sức quan tâm, tuy nhiên chưa mang lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, phòng quản lý rủi ro mới được thành lập từ năm 2011 đến nay chưa phát huy được hết vai trò của mình. Định kỳ hàng tháng Báo cáo rủi ro sẽ đó được phổ biến, tuy nhiên chưa kịp thời và chưa đa dạng về ngành nghề để các đơn vị kinh doanh có thể vận dụng trong hoạt động cho vay.

d. Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng

Hiện nay Kienlongbank cũng đang chuẩn hóa bộ máy cấp tín dụng chuyển dần từ mô hình quản lý tín dụng phân tán thành quản lý tín dụng tập trung. Sự tách biệt này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro một cách thấp nhất, đồng thời chuyên môn hóa từng vị trí cán bộ tín dụng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia đánh giá chưa cao công tác hỗ trợ đơn vị kinh doanh trong việc hạn chế và khắc phục sai sót mà kiểm soát nội bộ nêu ra việc kiểm tra, giám sát khắc phục rủi ro chưa được chú trọng nên tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ chưa cao.

Bảng 2. 6: Ý kiến chuyên gia về Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng

TT NỘI DUNG YÊU CẦU BỞI BASEL II THỰC TẾ THỰC HIỆN

1

Hệ thống kiểm soát nội bộ có phát hiện các sai sót, yếu kém, các vi phạm về tính tuân thủ, về chính sách, về thủ tục tín dụng.

Thực hiện nhưng chưa hiệu quả nhất.

2

Khối quản lý rủi ro và giám sát có lập ra các nhóm cảnh báo RRTD nhằm phát hiện và quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

Chưa thực hiện

3

Khối quản lý rủi ro và giám sát có đề ra các biện pháp khắc phục nhằm phát hiện và quản lý các khoản tín dụng có vấn đề

Thực hiện nhưng chưa hiệu quả nhất.

Kienlongbank luôn xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ cho riêng mình như “cánh tay nối dài’ của tổng giám đốc tuy nhiên qua kết quả khảo sát bộ chuyên gia tại Kienlongbank cũng thấy rõ nhận định chưa hài lòng về hệ thống kiểm soát nội bộ nói riêng và khối quản trị rủi ro và giám sát nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)