Giải pháp thiết lập một môi trường rủi ro tíndụng thích hợp tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 83 - 84)

10. Bố cục luận văn

3.4.1 Giải pháp thiết lập một môi trường rủi ro tíndụng thích hợp tạ

báo cáo còn mang tính tổng hợp chưa phân tích nguyên nhân và dự báo rủi ro ngành nghề; Báo cáo rủi ro vận hành chủ yếu tổng hợp từ các báo cáo của phòng kiểm soát nội bộ nên chưa đa dạng và còn thụ động. Một phần lớn RRTD xảy ra là do thiếu thông tin thị trường, việc thu thập thông tin ngành đôi khi gặp khó khăn vì việc phân tích chủ yếu dựa vào khả năng phán đoán nhận biết và sự hiểu biết chủ quan của nhân viên tín dụng.

Yếu tố con người là thành tố tiên quyết để hạn chế rủi ro nên việc tập huấn nghiệp vụ, nâng cao ý thức của nhân viên tín dụng từ đó tạo nên tinh thần trách nhiệm với công việc, với khách hàng, với ngân hàng; đồng thời việc kết hợp với bộ phận RRTD có nhiệm vụ tổng kết những rủi ro ngành, chiến lược KH và chiến lược đầu tư của Kienlongbank vào thành phần này sẽ góp phần vào mạch giảm áp lực cho nhân viên tín dụng, giúp họ tập trung hơn vào chuyên môn; Mặt khác, giúp cho Kienlongbank có cái nhìn tổng quan hơn dịch vụ cho vay; tập trung trong quản trị RRTD khi có những biến động về tình hình kinh tế vĩ mô; giúp việc cung cấp tín dụng của Kienlongbank được mở rộng một cách an toàn hiệu quả và bền vững.

3.4 Những giải pháp định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Kienlongbank theo hiệp ước Basel II Kienlongbank theo hiệp ước Basel II

Việc hoàn thiện mô hình quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế được xem là vấn đề mang tính chất quan trọng hàng đầu trong việc nỗ lực nâng cao hiệu quả trong hoạt động của một ngân hàng. Sau đây là các giải pháp đề xuất để hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD theo yêu cầu Basel đặt ra có thể áp dụng tại Kiên Long bank:

3.4.1 Giải pháp thiết lập một môi trường rủi ro tín dụng thích hợp tại Kienlongbank Kienlongbank

Để phát triển hiệu quả Kienlongbank phải khẩn trương xây dựng, bổ sung nội dung liên quan đến RRTD trong chiến lược phát triển lâu dài của mình và định kỳ

xây dựng các chính sách về RRTD trong quá trình hoạt động. Từ đó làm cơ sở cho việc thực thi chiến lược, phát triển các chính sách nhằm phát hiện đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD ở cấp độ từng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư theo yêu cầu Basel đã đặt ra.

Khối quản lý rủi ro và giám sát phải luôn là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo RRTD luôn xảy ra ở giới hạn cho phép này và quản trị RRTD từ cấp độ từng khoản tín dụng riêng lẽ cho đến toàn bộ danh mục tín dụng. Để đẩy mạnh tính khả thi và thống nhất của toàn đơn vị, các nội dung này cần phải được nhấn mạnh tại các chính sách tín dụng được ban hành. Các văn bản này cần phải được áp dụng nghiêm túc trong mọi hoạt động kinh doanh tín dụng và phát triển truyền thông mạnh mẽ đến từng phòng, ban, đơn vị kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)