Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 40 - 44)

10. Bố cục luận văn

2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng

2.2.1.1 Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn năm 2016 là 343,94 tỷ đồng đến năm 2017 giảm nhẹ xuống còn 319,18 tỷ đồng, tốc độ giảm là 7,22%; sang năm 2018 NQH tăng lên 567,43 tỷ đồng, tăng 77,81% so với 2017.

Tỷ lệ NQH tại Kienlongbank qua các năm biến đông nhẹ, cụ thể như sau: Về nợ quá hạn: năm 2016 là 1,74%, năm 2017 giảm còn 1,29% và năm 2018 tăng lên 1,93%. Tỷ lệ NQH tại Kienlongbank có xu hướng giảm trong năm 2017 nhưng lại tăng vào năm 2018, tuy nhiên tỷ lệ tăng không lớn và có thể chấp nhận được. Tỷ lệ NQH của Kienlongbank như vậy là thấp so với ngành Ngân hàng, chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng tương đối tốt, khả năng quản trị rủi ro tương, điều này là do Kienlongbank có quy trình cấp tín dụng hợp lý, chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

2.2.1.2 Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu năm 2016 là 209,65 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1,06%, trong năm 2017 nợ xấu giảm còn 207,11 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,84% và năm 2018 tăng 277,72 tỷ đồng, do tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cao hơn tốc độ tăng nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,94%. Tuy nhiên qua các năm tỷ lệ nợ xấu của Kienlongbank cũng thấp sâu so với trung bình ngành( năm 2016 là 2,46%, năm 2017 là 1,99%, năm 2018 là 1,89%)

Nợ bán VAMC cũng giảm mạnh trong năm 2018 chỉ còn 172,61 tỷ, giảm 246 tỷ so với năm 2017 và 308 tỷ so với năm 2016. Nợ bán VAMC giảm mạnh so với sự tăng nợ xấu cho thấy sự hiểu quả trong thu hồi nợ xấu của ngân hàng

Nợ xấu bán cho VAMC giảm mạnh trong giai đoạn năm 2016 đến 2018. Nếu như năm 2016 Kienlongbank bán nợ cho VAMC trị giá 480,63 tỷ đồng thì con số này giảm 61,62 tỷ năm 2017 và giảm 65,1% chỉ còn 172,61 tỷ năm 2018 đồng thời nhà băng này cũng trích lập được 113,58 tỷ đồng cho số nợ trên. Như vậy tính đến năm 2018 nợ VAMC của Kienlongbank chỉ còn khoảng 59 tỷ và ngân hàng dự định

tất toán hết số nợ trên trong năm 2019. Nợ VAMC giảm mạnh nhưng dự phòng trích lập hàng năm của ngân hàng Kiên Long đều không tăng nhiều, qua đó cho thấy khả năng xử lý nợ xấu của Kienlongbank, việc giảm được nợ xấu VAMC không phải từ nguồn lực tài chính của ngân hàng mà chủ yếu từ thu hồi được các món nợ xấu. Đây là tín hiệu tích cực trong công tác thu hồi nợ của Kienlongbank.

2.2.1.3 Dự phòng rủi ro

Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT - NHNN ngày 21/01/2013 thì TCTD thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Điều 10 hoặc điều 11 và điều 12 quy định này. Trong đó, việc phân loại nợ được thực hiện dựa trên phương pháp định lượng sẽ được quy định theo điều 10, còn dựa trên phương pháp định tính sẽ quy định theo điều 11. Hiện tại Kienlongbank vẫn chỉ áp dụng phương pháp định lượng.

 Kết quả phân loại nợ tại Kienlongbank

Bảng 2. 2: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nợ nhóm 1 19,422,503 24,366,385 28,904,562 Nợ nhóm 2 134,286 112,008 289,714 Nợ nhóm 3 35,559 33,115 63,407 Nợ nhóm 4 23,710 23,136 44,399 Nợ nhóm 5 150,381 150,859 169,912 Nợ bán VAMC 480,626 419,011 172,614 Dự phòng RRTD phải trích 114,109 134,964 180,176 Dự phòng chung 20,855 45,212 25,867 Dự phòng cụ thể 18,712 4,884 9,469 Dự phòng đã trích các năm trước 93,254 89,752 154,309

Dự phòng phải trích năm báo cáo 20,855 45,212 25,867

Dự phòng nợ VAMC đã trích 213,361 190,172 113,578

Dự phòng VAMC phải trích năm

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được rằng: Tính thanh khoản các khoản nợ của Kienlongbank rất tốt. Nợ nhóm 2 và nợ xấu có tỷ lệ ở mức thấp năm trong giới hạn cho phép của Kienlongbank và của NHNN.

- Tỷ trọng nợ nhóm 1 luôn trên 98% và số tuyệt đối tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước

- Nợ nhóm 2 giảm 22,28 tỷ trong năm 2017 tuy nhiên tăng mạnh 177.71 tỷ đồng vào năm 2018 chiếm 0.98% tổng dư nợ.

-Nợ nhóm 3, nhóm 4 giảm nhẹ năm 2017 , tăng nhẹ năm 2018

- Nợ nhóm 5 có xu hướng tăng mạnh trong năm 2018 khi tăng 19.05 tỷ chiếm 0.58% tổng dư nợ

 Kết quả trích lập lập dự phòng rủi ro tại Kienlongbank

Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong năm 2018 dư nợ Kienlongbank tăng 4.786,5

tỷ đồng, tình hình nợ xấu tăng nhưng trích lập dự phòng RRTD có xu hướng giảm.

Nguyên nhân do Kienlongbank đã trích trong năm 2017 là 134,96 tỷ do đó trong năm 2018 Kienlongbank chỉ phải trích thêm 25,87 tỷ đồng. , năm 2016 là 24,7 tỷ, năm 2015 là 20,45 tỷ và năm 2016 chỉ còn 4,49 tỷ.. Nợ nhóm 1 vẫn là chủ yếu chiếm hơn 98% tổng dư nợ. Nguyên nhân chủ yếu do qui mô tín dụng tăng dần từ 2016 đến 2018, nợ xấu được kềm chế ở mức thấp dao động ở 1%, các khoản nợ xấu mới phát sinh đều được Kienlongbank xử lý để thu hồi nợ… dẫn đến số dự phòng phải trích thấp (dự phòng rủi ro năm 2017 tăng 24,36 tỷ so năm 2017 nhưng giảm 19, tỷ trong năm 2018).

Nhìn chung trong những năm qua, Kienlongbank luôn thực hiện phân loại nợ và đảm bảo trích lập dự phòng đúng và đủ theo quy định. Dự phòng được trích lập ở mức thấp và dự phòng được trích lập đủ bù đắp những rủi ro có thể xảy ra.

2.2.1.4 Xử lý nợ xấu

Mặc dù đã có những nỗ lực tích cực trong việc chấm điểm xếp loại KH và phân tách nhiệm vụ giữa các bộ phận rà soát rủi ro và quản trị tín dụng nhưng nợ xấu là vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động của các NHTM. Kienlongbank đã tích cực xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, cơ cấu

lại thời hạn trả nợ, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro, bán nợ để làm trong sạch bảng tổng kết tài sản, làm lành mạnh tình hình tài chính. Với tất cả những biện pháp tích cực trên, tỷ lệ nợ xấu của Kienlongbank đã được kiểm soát ở mức thấp, năm 2016 tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 0.84% đến năm 2017 mặc dù nợ xấu tăng tương đối nhưng vẫn ở mức 1,06% tổng dư nợ và đến năm 2018 giảm còn 0,94% đạt kế hoạch Kienlongbank đặt ra là dưới 2,5% và quy định của NHNN đề ra dưới 3%.

Xác định công tác xử lý nợ là việc yêu cầu cấp thiết nên Kienlongbank đã thành lập các tiểu ban, tổ xử lý nợ từ Hội sở đến đơn vị kinh doanh bao gồm:

Tại Hội sở: thành lập tiểu ban chỉ đạo xử lý nợ của ngân hàng Kiên Long bao gồm Chủ tịch hội đồng quản trị làm trưởng ban chỉ đạo chung, Phó chủ tịch hội đồng quản trị làm Tiểu Ban thường trực phụ trách cụ thể từng chi nhánh nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị triển khai các giải pháp để hạn chế, xử lý nợ xấu, nợ quá hạn từng tháng, quý,năm, làm việc với KH, với cơ quan nhà nước trong công tác xử lý, thu hồi nợ

Tại các đơn vị kinh doanh: đã thành lập tổ xử lý nợ xấu, các thành viên gồm: Giám đốc làm Tổ trưởng, Phó Giám đốc - tổ phó, nhân viên kinh doanh/nhân viên tín dụng và các nhân sự có liên quan làm thành viên. Nội dung các lần họp tổ xử lý nợ để xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể tham mưu cho Giám đốc đơn vị các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời và đúng tiến độ. Tổ xử lý nợ xấu họp định kỳ 2 lần/tháng để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát các hoạt động xử lý nợ liên tục và hiệu quả..

Đối với các khoản nợ xấu, Kienlongbank thực hiện việc đánh giá khả năng trả nợ của KH định kỳ hàng tháng. Chủ trương làm việc của Kienlongbank là thực hiện thương lượng, phối hợp với KH trong xử lý nợ xấu để quá trình triển khai được nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với các KH có thái độ thiếu hợp tác, chây ỳ và thoái thác trách nhiệm trả nợ thì kiên quyết thực hiện các biện pháp khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ. Giai đoạn 2016-2018 Kienlongbank thu được kết quả khả quan trong công tác thu hồi nợ bao gồm năm 2016 thu hồi 97,14 tỷ

chiếm 46,34% tổng nợ xấu, thu hồi 88,47 tỷ đồng chiếm 42,72% nợ xấu năm 2017 và thu 118,39 tỷ đồng chiếm 42,63% nợ xấu.

Có được hiệu quả thu hồi nợ tích cực như trên là nhờ Kienlongbank đã áp dụng đồng đồng bộ hàng loạt chính sách như giao chỉ tiêu KPIs thu hồi nợ cụ thể cho từng đơn vị kinh doanh, nhân viên kinh doanh/tín dụng; có chính sách khen thưởng đối với cá nhân, đơn vị hoàn thành chỉ tiêu, trích thu nhập thu hồi nợ dựa trên tỉ lệ % số tiền thu hồi từng món nợ cho đơn vị kinh doanh, nhân viên thu hồi nợ; thực hiện chính sách miễn, giảm lãi cho khách hàng..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)