Theo dõi đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 81 - 82)

10. Bố cục luận văn

3.2.4 Theo dõi đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống rủi ro

3.2.4.1 Hoàn thiện bộ máy cung cấp tín dụng theo mô hình cấp tín dụng tập trung

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại theo hướng tập trung cho quản trị rủi ro. Như đã đề cập ở trong phần hạn chế của chương 2, cơ cấu tổ chức vẫn áp dụng theo cơ chế phân tán, tức chưa có sự tách biệt giữa bộ phận kiểm soát rủi ro với bộ phận tác nghiệp “nơi kiến tạo rủi ro” tại đơn vị kinh doanh. Chính vì chưa đảm bảo được yêu cầu độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro nên nhìn chung hiệu quả quản trị rủi ro tại ngân hàng còn thấp. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho Kienlongbank trong thời gian tới là phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo xu hướng quản trị ngân hàng hiện đại dựa trên tinh thần của ủy ban Basel.

3.2.4.2 Hoàn thiện được hệ thống báo cáo rủi ro tín dụng

Phòng quản lý rủi ro phải tích cực hơn nữa trong việc phát huy vai trò cảnh báo và phòng ngừa rủi ro như:

Một là, Tham gia các quyết định cấp tín dụng cấp cao, các trường hợp phức tạp.

Hai là, Phối hợp cùng với phòng kiểm soát nội bộ, phòng kiểm toán nội bộ tham gia các cuộc kiểm tra thực tế và từ xa hoặc kiểm tra, giám sát một cách độc lập

để đưa ra các cảnh báo chuẩn xác. Đồng thời, phòng kiến soát nội bộ nên thực hiện kiểm tra các hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân để có biện pháp phát hiện những rủi ro kịp thời để ngăn chặn tổn thất xảy ra.

Ba là, Thực hiện báo cáo các sai sót tín dụng định kỳ, hàng tháng ban hành toàn hệ thống; thông quan đó nhắc nhở, chấn chỉnh các đơn vị vi phạm và cảnh báo rủi ro đối với các đơn vị chưa phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)