10. Bố cục luận văn
1.3 Các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị
Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.
- Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề
1.3 Các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tín dụng
1.3.1 Tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
1.3.1.1 Tiêu chí định tính
- Chiến lược về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng là hoạch định phát triển trong một khoảng thời gian xác định của ngân hàng. Chiến lược hoạt động phản ánh thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Thông qua chiến lược tín dụng, các chính sách quy trình tín dụng được đặt ra nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng đạt được những kết quả khả quan như chiến lược đã đề ra.
- Mô hình quản lý rủi ro tín dụng là cách thức tổ chức quản lý, đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm khống chế rủi ro tín dụng trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của tổ chức tín dụng. Hiện nay đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng. Đó là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán.Việc áp dụng mô hình theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Chính sách quản trị rủi ro tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Chính sách tín đụng được các ngân hàng xây dựng và hoàn thiện trong nhiều năm, bao gồm toàn bộ các các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng như: Mục tiêu tăng trưởng, đối tượng khách hàng, tài sản đảm bảo, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác liên quan,...
- Quy trình cấp tín dụng chặt chẽ phân rõ trách nhiệm, công việc cụ thể của
từng bộ phận, hạn chế tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi
ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng thông qua hệ thống xếp hạng nội bộ, theo dõi việc sử dụng vốn vay, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng RRTD, xử lý nợ xấu...
1.3.1.2 Tiêu chí định lượng
a. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ NQH = Dư NQH / Tổng dư nợ * 100%
Trong đó:
Dư NQH là dư nợ thuộc nhóm 2 đến nhóm 5.
Tỷ lệ này cho ta thấy trong một đồng dư nợ của Ngân hàng có bao nhiêu dư NQH. Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ NQH không được vượt quá 5%.
b. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ quá xấu = Dư nợ xấu / Tổng dư nợ * 100%
Trong đó:
Dư nợ xấu là dư nợ thuộc nhóm 3 đến nhóm 5.
Tỷ lệ này cho ta thấy trong một đồng dư nợ của Ngân hàng có bao nhiêu dư nợ xấu. Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ NQH không được vượt quá 3%.
c. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Trích lập dự phòng rủi ro là một nội dung không thể thiếu trong quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM sau khi các món vay đã được thực hiện, giúp các NHTM chủ động đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng của mình và chủ động đối phó được với những rủi ro có thể xảy ra. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là nhằm giúp Ngân hàng chủ động đối phó với những tổn thất tín dụng dự kiến. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể.
d. Xử lý nợ xấu
Những khoản vay đã xử lý rủi ro khó thu hồi được theo dõi riêng và từng trường hợp có biện pháp và xử lý cụ thể. Công tác xử lý nợ xấu đạt hiệu quả, số dự nợ xấu thu hồi lớn chứng minh khả năng quản trị của ngân hàng cao.
1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
- Chính sách tín dụng của ngân hàng nếu không minh bạch sẽ làm cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra khe hở cho người sử dụng vốn có những hành vi vi phạm hợp đồng và pháp luật của Nhà nước.
- Trình độ yếu kém và việc cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp cũng gây RRTD: Rủi ro do cán bộ tín dụng tính toán không đúng hiệu quả đầu tư dự án xin vay. Cán bộ tín dụng không nắm rõ đặc điểm của ngành mà mình đang cho vay, hoặc do chính cán bộ tín dụng cố ý cho vay, dù đã tính toán được dự án xin vay không có hiệu quả, tính khả thi thấp, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.
Rủi ro do ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về khoản vay, về người vay, chủ quan tin tưởng vào khách hàng thân thiết, coi nhẹ khâu kiểm tra tình hình tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và trong tương lai, nguồn trả nợ.
- Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay: Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản trị một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung.
- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng: việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức…
- Công nghệ Ngân hàng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hệ thống thông tin, dữ liệu chỉ mang tính góp nhặt, chưa có hệ thống và chuyên sâu, còn thiếu thông tin và phần mềm cảnh báo rủi ro đối với khách hàng/nhóm khách hàng liên quan, phần mềm phục vụ công tác thẩm định…
1.3.2.2 Nhân tố khách quan
- Môi trường chính trị và pháp lý: Đây là môi trường có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu tình hình chính trị xã hội không ổn định thì
không chỉ riêng các khách hàng sản xuất mà cả các ngân hàng cũng khó có thể yên tâm tập trung vào đầu tư, mở rộng kinh doanh, đặc biệt là mở rộng tín dụng.
Môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình quản trị RRTD của ngân hàng. Xác lập một khuôn khổ pháp luật đồng bộ, nhất quán điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường được xem như là điều kiện tiên quyết đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả.
- Môi trường kinh tế: Được phản ánh qua chu kỳ kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô từng thời kỳ và tác động của xu thế toàn cầu hóa.
- Phía khách hàng vay vốn: Năng lực quản trị, điều hành của Ban lãnh đạo ngân hàng có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn vay, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện cam kết với ngân hàng. Do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản trị RRTD.
Bên cạnh đó, rủi ro còn đến từ tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Về cơ bản chương 1 trình bày một các khái quát cơ sở lý luận về rủi ro và RRTD, đề cập đến cách phân loại, nguyên nhân của RRTD cũng như mức độ ảnh hưởng của RRTD đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và nền kinh tế. Chương 1 đề cập chi tiết đến quá trình quản trị RRTD qua 4 bước cơ bản : Dấu hiệu nhận biết RRTD - Các phương pháp đo lường đánh giá RRTD - Các biện pháp kiểm soát RRTD – Các công cụ tài trợ RRTD. Sau cùng nội dung đi sâu vào thống kê, phân tích các tiêu chí dánh giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị RRTD của Ngân hàng Thương mại. Những vấn đề trên sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thực trạng quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP Kiên Long trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG 2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Kiên Long, tên quốc tế là Kienlong Commercial Joint Stock Bank, viết tắt là KienlongBank ( tiền thân là NHTMCP Nông Thôn Kiên Long) đi vào hoạt động từ ngày 25/10/1995 tại Kiên Giang, được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0056/NN-CP ngày 18/09/1995 do NHNN Việt Nam cấp với thời gian hoạt động là 50 năm.
Qua 24 năm hoạt động, ngân hàng TMCP Kiên Long đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin của khách hàng. Từ một ngân hàng hoạt động tín dụng tại các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long với số vốn điều lệ ban đầu 1,2 tỷ đồng, đến nay vốn điều lệ của Ngân hàng đã lên 3.236,96 tỷ đồng. Hiện tại, ngân hàng TMCP Kiên Long đã có mạng lưới hoạt động tại các vùng trọng điểm trong cả nước với 144 Chi nhánh và Phòng Giao dịch trong cả nước.
2.1.2 Mô hình tổ chức
2.1.3 Khái quát tình hình kinh doanh gia đoạn 2016-2018
Bảng 2. 1: Tình hình kinh doanh Kienlongbank giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu\ Năm 2016 Chênh
lệch 2017 Chênh lệch 2018 Dư nợ tín dụng 19,766,439 4,919,064 24,685,503 4,786,491 29,471,994 Nợ xấu 209,650 (2,540) 207,110 70,608 277,718 2.1.3.1 Hoạt động tín dụng
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy công tác cho vay của Kienlongbank tăng trưởng qua các năm từ 2016 đến 2018. Cụ thể năm 2017 dư nợ cho vay đạt 24.685 tỷ đồng tăng 4.919 tỷ đồng so với đầu năm. Đến cuối năm 2018 dư nợ đạt 29.472 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 19,39% so với năm 2017 và cao hơn mức trung bình ngành 6,09%( trung bình ngành 13,30%) - 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 2016 2017 2018 19,766,439 24,685,503 37,198,659 Dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng
Biểu đồ 2. 1: Tăng trưởng dư nợ của Kienlongbank 2016-2018
Dư nợ tín dụng Kienlongbank tăng là do ngân hàng thực hiện nhiều chính sách giữ chân khách hàng cũ, đẩy mạnh phát triển, thu hút khách hàng tiềm năng thông qua hàng loạt gói tín dụng ưu đãi lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn kết hợp với việc giải quyết hồ sơ nhanh chóng, nhân viên tận tình, chu đáo, cách phục vụ chuyên nghiệp... làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, góp phần đẩy cao tốc độ tăng trưởng tín dụng.
11,934,907 11,516,015 16,566,294 7,831,532 13,169,488 12,905,700 - 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 16,000,000 18,000,000 2016 2017 2018 Ngắn hạn Trung dài hạn
Biểu đồ 2. 2: Tăng trưởng tín dụng theo thời gian từ năm 2016-2018
Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có xu hướng nhiều hơn cho vay trung dài hạn, tuy nhiên chênh lệch giữa ngắn hạn và trung dài, hạn là không nhiều. Với nhiều ngân hàng khác, khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp thì đối với ngân hàng Kiên Long, do đa số các chi nhánh phòng giao dịch nằm ở vùng nông thôn nên việc cho vay các nhu cầu phục vụ nông nghiệp, nông thôn, cho vay sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ có vòng quay vốn ngắn được ngân hàng tận dụng triệt để. Bên cạnh đó, Kienlongbank cũng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, tuy tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp không cao nhưng đặc trưng doanh nghiệp nhu cầu vốn lớn nên dư nợ trung dài hạn của ngân hàng còn ở mức cao chiếm trên 40% tổng dư nợ.
Dư nợ tín dụng tăng là tín hiệu đáng mừng của Kienlongbank trong bối cảnh kinh tế khó khăn đặt biệt là kinh tế nông nghiệp mà nhiều ngân hàng thắt chặt cho vay với các điều kiện và thủ tục chặt chẽ hơn. Tuy nhiên việc dư nợ tăng phải đi đôi với kiểm soát nợ xấu ổn định thì mới là phát triển tín dụng an toàn và hiệu quả. |Vì lý do trên nên việc đánh giá chỉ tiêu nợ xấu của một ngân hàng là cần thiết.
2.1.3.2 Tình trạng nợ xấu 0.68 0.45 0.98 1.06 0.84 0.94 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 2016 2017 2018 Nợ nhóm 2 Nợ xấu
Biểu đồ 2. 3: Tỷ lệ nợ quá hạn của Kienlongbank từ năm 2016- 2018
Trong gia đoạn 2016- 2018 tổng nợ xấu có xu hướng tăng từ 209.65 tỷ năm 2016 rồi tăng mạnh 277,12 tỷ năm 2018, tăng hơn 2017 70,60 tỷ đồng tương đương 34,09%, tập trung nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp của đồng bằng sông Cữu Long do ảnh hưởng của dịch heo đối với cho vay chăn nuôi heo, hạn mặn đối với cho vay trồng lúa, dịch bệnh ở nuôi trồng hải sản... cũng như các sản phẩm nông nghiêp trúng mùa nhưng mất giá... tuy nhiên do tín dụng ngân hàng tăng trưởng tốt (tăng 19,39 %) nên tỷ lệ nợ xấu chỉ tăng nhẹ 0,1% so với năm 2017 đạt 0,94% tổng dư nợ (dưới 1% hoàn thành kế hoạch <2,5%) và giảm 0.12% so với năm 2016.
Mặc dù nợ xấu ngân hàng được giữ ở mức thấp nhưng nợ nhóm 2 của Kienlongbank ở mức cao và có chiều hướng gia tăng làm cho tỷ số nợ quá hạn của ngân hàng cao, cụ thể năm 2016 nợ nhóm 2 ở mức 134,29 tỷ đồng, nợ quá hạn chiếm 1,74% thì con số này tăng mạnh ở năm 2018 khi nợ nhóm 2 là 289,71 tỷ đồng tăng gấp đôi so với 2016, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,92% dư nợ.
Hầu hết các khoản nợ đều có khả năng thu hồi cao do khoản vay được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao là chủ yếu. Mặc khác các khoản vay đều được trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của NHNN và dư nợ xấu nằm trong giới hạn nhưng ngân hàng có bộ phận theo dõi tình hình nợ của khách hàng hoạt động xuyên suốt vẫn thường xuyên theo dõi các khách hàng có dấu hiệu nghi ngờ.
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng của Kienlongbank giai đoạn 2016-2018
2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
2.2.1.1 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn năm 2016 là 343,94 tỷ đồng đến năm 2017 giảm nhẹ xuống còn 319,18 tỷ đồng, tốc độ giảm là 7,22%; sang năm 2018 NQH tăng lên 567,43 tỷ đồng, tăng 77,81% so với 2017.
Tỷ lệ NQH tại Kienlongbank qua các năm biến đông nhẹ, cụ thể như sau: Về nợ quá hạn: năm 2016 là 1,74%, năm 2017 giảm còn 1,29% và năm 2018 tăng lên 1,93%. Tỷ lệ NQH tại Kienlongbank có xu hướng giảm trong năm 2017 nhưng lại tăng vào năm 2018, tuy nhiên tỷ lệ tăng không lớn và có thể chấp nhận được. Tỷ lệ NQH của Kienlongbank như vậy là thấp so với ngành Ngân hàng, chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng tương đối tốt, khả năng quản trị rủi ro tương, điều này là do Kienlongbank có quy trình cấp tín dụng hợp lý, chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
2.2.1.2 Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu năm 2016 là 209,65 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1,06%, trong năm 2017 nợ xấu giảm còn 207,11 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,84% và năm 2018 tăng 277,72 tỷ đồng, do tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cao hơn tốc độ tăng nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,94%. Tuy nhiên qua các năm tỷ lệ nợ xấu của Kienlongbank cũng thấp sâu