Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 44)

10. Bố cục luận văn

2.2.2 Các chỉ tiêu định tính

2.2.2.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Kienlongbank

Ngân hàng Kiên Long đang định hướng chuyển sang mô hình tập trung bằng cách hướng đến các thông lệ quốc tế theo khuyến cáo của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thuộc ngân hàng Thanh toán quốc tế(BIS), theo đó chức năng quản trị RRTD phải được giao cho một bộ phận độc lập tách bạch với bộ phận kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

 Tại Hội sở:

Phòng quản lý rủi ro thực hiện chức năng quản lý RRTD trực thuộc Khối rủi ro và Giám sát độc lập với các đơn vị kinh doanh.

Phòng pháp chế và Xử lý nợ thực hiện nhiệm vụ xử lý các hồ sơ nợ xấu của KienLongbank theo phê duyệt của Tổng giám đốc/ Hội đồng Xủ lý rủi ro.

Phòng kiểm soát nội bộ thực hiện công tác kiểm tra giám sát việc tuân thủ các chủ trương, chính sách pháp luật nhà nước các quy chế, quy định, quy trình của Kienlongbank tại các Phòng/Ban/ trung tâm, đơn vị trực thuộc trong hệ thống.

Phòng khách hàng doanh nghiệp/ Khách hàng cá nhân thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp/cá nhân và triển khai thực hiện kế hoạch; tái thẩm định hồ sơ cấp tín dụng vượt thẩm quyền phán quyết của các đơn vị và các hồ sơ khác theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị/Tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm quản lý giám sát và đôn đốc hoạt

động cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp/cá nhân( dư nợ, cam kết ngoại bảng, chất lượng, tăng trưởng...) trong toàn hệ thống Kienlongbank.

Phòng thẩm định tài sản thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy trình về thẩm định giá và quản lý tài sản đảm đảm bảo của toàn hàng.

Phòng Đầu tư thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh thuộc lĩnh vực đầu tư của Kienlongbank triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đầu tư .

 Tại các đơn vị kinh doanh( Chi nhánh, PGD)

Đơn vị kinh doanh có trách nhiệm tìm kiếm tiếp xúc khách hàng và thẩm định các nhu cầu tín dụng của khách hàng để cấp tín dụng và quản trị RRTD theo quy định của Kienlongbank đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Bộ phận kiểm soát nội bộ khu vực đặt tại chi nhánh thực hiện công tác kiểm tra giám sát việc tuân thủ các chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước, các quy chế, quy định, quy trình của Kienlongbank tại các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh; thực hiện việc kiểm tra các điều kiện trước khi giải ngân theo đúng quy định của Kiên Long bank.

2.2.2.2 Chính sách cấp tín dụng

a. Đối với tổ chức

Căn cứ vào xếp hạng khách hàng tại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và kết qủa phân loại nợ. Về nguyên tắc, Kienlongbank thực hiện mở rộng phát triển đối với khách hàng nợ nhóm 1, tiếp thị có chọn lọc đối với khách hàng được phân loại nợ nhóm 2 và không tiếp thị đối với khách hàng có nợ xấu tại Kienlongbank, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng khác và không tiếp thị khách hàng bị âm vốn chủ sở hữu hoặc khách hàng đang có lỗ lũy kế, bị lỗ trong năm tài chính gần nhất (trừ trường hợp lỗ lũy kế theo kế hoạch do đang trong giai đoạn đầu tư dự án, chưa phát sinh doanh thu)

Cấp Tín dụng có chọn lọc khách hàng mới, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, bảo đảm khả năng trả nợ, có tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai để tài trợ vốn.

b. Đối với cá nhân

Chính sách tiếp thị khách hàng.

Đối với khách hàng vay mục đích tiêu dùng tập trung tiếp thị khách hàng có độ tuổi từ 22-60 tuổi, đang sinh sống, làm việc thường xuyên tại các thành phố, thị xã, thị trấn và có mức thu nhập ổn định từ mức trung bình khá trở lên, các khách hàng có quan hệ tiền gởi tại Kienlongbank, các khách hàng là lãnh đạo/ chủ doanh nghiệp đó đang được áp dụng chính sách “cấp tín dụng bình thường” trở lên theo chính sách cấp tín dụng của Kienlongbank, các khách hàng có tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, bất động sản.

Đối với khách hàng vay mục đích sản xuất kinh doanh, tập trung tiếp thị đến khách hàng có quan hệ tiền gởi, thanh toán tại Kienlongbank, có vay trả tại Ngân hàng song phẳng, tín nhiệm, khách hàng có uy tín, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực vay vốn, hoạt động ổn định và phát triển, khách hàng có tài sản bảo đảm có thanh khoản cao.

- Đối với khách hàng có lịch sử trả nợ tốt, Kienlongbank áp dụng chính sách mở rộng, tăng cường thúc đẩy mối quan hệ bền vững với khách hàng. Đối với khách hàng phát sinh nợ xấu tại Kienlongbank hoặc tổ chức tín dụng khác trong quá trình đang có dư nợ tại Kienlongbank. Ngân hàng xem xét áp dụng chính sách duy trì, hỗ trợ khách hàng tạo nguồn thu trả nợ đối với dư nợ hiện tại, thực hiện từng bước giảm dần dư nợ.

- Các loại tài sản bảo đảm thực hiện theo qui định thực hiện theo qui định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của Kienlongbank, ưu tiên nhận các loại tài sản sau : Giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại Kienlongbank và các tổ chức tín dụng khác, trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá khác theo qui định của Kienlongbank trong từng thời kỳ, phương tiện vận tải, giá trị quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng trên đất…

2.2.2.3 Quy trình cấp tín dụng tại Kienlongbank

Để đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro, xác định trách nhiệm của từng khâu, từng

bước trong quy trình cấp tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, Kienlongbank đã ban hành quy trình cấp tín dụng cho khách hàng bằng các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, quy trình quy định cấp tín dụng tại Kienlongbank đầy đủ và bài bản

Quy trình cho vay đối với khách hàng bao gồm các bước: Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu vay của khách hàng

Bước 2: Thẩm định rủi ro Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng

Bước 4: Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt: Bước 5: Giải ngân/phát hành thư bảo lãnh Bước 6: Giám sát và kiểm soát

Bước 7: Điều chỉnh tín dụng Bước 8: Thu nợ gốc, lãi và phí Bước 9: Xử lý thu hồi NQH Bước 10: Thanh lý hợp đồng

 Cơ cấu phê duyệt cấp tín dụng tại Kiên Long Bank

Hình 2. 2: Cơ cấu phê duyệt cấp tín dụng tại Kienlongbank

Đối với chức danh Giám đốc PGD, Giám đốc chi nhánh, Tổng giám đốc chỉ được duyệt cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng và người có liên quan theo

tài sản đảm bảo có rủi ro thấp, cụ thể là các hồ sơ cầm cố sổ tiết kiệm do Kienlongbank phát hành.

Đối với các hồ sơ tín dụng còn lại tùy theo hạn mức tín dụng mà Hội đồng tín dụng các cấp phê duyệt thông qua tờ trình tín dụng trong cuộc họp được triệu tập bởi Giám đốc PGD/ Giám đốc CN/ Tổng giám đốc làm chủ tịch hội đồng tín dụng. Hội đồng tín dụng phải có tối thiểu 3 thành viên. Nếu tỷ lệ biểu quyết 100% đồng ý, hồ sơ tín dụng được duyệt. Nếu tỷ lệ biểu quyết dưới 51%, hồ sơ đó không được cấp tín dụng, nếu tỷ lệ biểu quyết từ 51% đến dưới 100%, hồ sơ đó phải trình Hội đồng tín dụng cấp cao hơn để duyệt, Hội đồng tín dụng ngân hàng là nơi ra quyết định cuối cùng.

a. Theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay

Sau khi cấp tín dụng, Kienlongbank duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát khách hàng nhằm có thể cảnh báo sớm và xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. Các vấn đề cần kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cấp tín dụng gồm: Tình hình sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện phương án vay vốn của khách hàng; Tình hình trả nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng; Tình trạng tài sản đảm bảo tiền vay; Tình hình tài chính của khách hàng; Tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh trạnh của khách hàng; Các thông tin về thị trường mà khách hàng đang hoạt động và nhiều thông tin khác có liên quan khác liên quan đến khách hàng có ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ theo các hợp đồng mà khách hàng đã ký kết với Ngân hàng.

Kienlongbank phân định cụ thể quy trình kiểm tra giám sát đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, quy trình kiểm tra giám sát đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Các bước cần thực hiện đối với người tham gia kiểm tra giám sát cũng đã được quy định cụ thể rõ ràng trong mỗi giai đoạn: trước khi giải ngân, trong khi giải ngân, sau khi giải ngân và lưu hồ sơ. Phương pháp theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng bao gồm: Thường xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của khách hàng, trạng thái nợ của hợp đồng tín dụng, phân loại nợ. Thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ. Kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ và đột xuất khi phát

hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro bằng các hình thức cụ thể: kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay, giá trị tài sản hoặc chi phí tương úng; Định kỳ hàng năm, phân tích đảm bảo nợ vay, chấm điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng. Cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra giúp Ban Giám đốc có những chính sách, định hướng hoặc các quyết định xử lý trong quan hệ tín dụng đối với từng khách hàng. Kienlongbank sử dụng mô hình chấm điểm, xếp hạng tín dụng để bảo đảm tính khách quan trong quá trình cấp tín dụng và để đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng.

b. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà được quán triệt đến từng cán bộ Ngân hàng. Theo quy trình, phát hiện dấu hiệu rủi ro phòng kinh doanh/ phòng tín dụng, phòng kế toán. Chủ yếu là do phòng kinh doanh/phòng tín dụng thực hiện bởi đây là bộ phận làm việc trực tiếp với KH, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay…nên phát hiện kịp thời những biến động bất lợi. Mặt khác, cơ chế thông tin qua lại giữa các bộ phận còn nhiều bất cập nên sự tham gia của phòng kế toán rất hạn chế. Công tác dự báo và phòng ngừa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và thông tin; Ngoài ra công tác kiểm tra vốn vay còn mang tính đối phó chủ yếu dựa vào báo do KH cung cấp, đặc biệt là các KH ở xa.

Tại mỗi Chi nhánh, đều có một nhân viên của phòng Kiểm soát nội bộ làm việc tại đây. Nhân viên kiểm soát nội bộ tại chi nhánh có vai trò rất lớn trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội về việc thực hiện quy định , quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Tổng Giám đốc/Giám đốc. Hàng tháng phòng kiểm soát nội bộ đều có xây dựng chương trình tự kiểm tra thông qua nhân viên kiểm soát nội bộ tại chi nhánh để nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực của công tác giám sát, kiểm tra nội bộ, góp phần đảm bảo hoạt động của Kienlongbank theo đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả, kịp thời phát hiện, cảnh báo và ngăn ngừa các sai sót trong thực hiện các nghiệp vụ. Nội dung tự kiểm tra gồm: Kiểm tra các mặt nghiệp vụ: tín dụng, bảo lãnh, tiền mặt, Giám sát việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát việc kiểm kê cuối ngày…

Tuy nhiên hoạt động kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh còn nhiều bất cập do số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ mỏng nên việc kiểm tra chưa thật sự đi sâu vào các mảng nghiệp vụ nhất là lĩnh vực tín dụng, chỉ kiểm tra chọn mẫu nên chưa nắm bắt và phát hiện được các rủi ro tiềm ẩn.

Thành lập Tổ kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra, phúc tra thường xuyên, đột xuất theo chương trình, kế hoạch được Tổng Giám đốc duyệt. Ngoài ra, bộ phận này thực hiện công tác theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của đơn vị kinh doanh. Phần lớn cán bộ kiểm tra nội bộ chỉ làm nhiệm vụ tập hợp lại việc đã hoàn thiện các kiến nghị sau thanh tra chứ không tiến hành kiểm tra lại kết quả đã thực hiện theo đúng nội dung báo cáo.

Công tác giám sát, hoạt động của tổ kiểm tra chưa thật chủ động, không kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm các rủi ro, tổn thất trong hoạt động ngân hàng.

Chất lượng các cuộc kiểm tra tuy đã được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Do hậu kiểm là chính nên các sai sót, vi phạm được phát hiện qua kiểm tra đã phát sinh từ trước nên tính kịp thời, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm tra còn nhiều hạn chế. Kỹ năng, phương pháp kiểm tra của cán bộ kiểm tra chưa đổi mới, còn thiếu tính chuyên nghiệp.

2.2.3 Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại Kienlongbank

Với mong muốn tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến RRTD khách hàng tại Kienlongbank thời gian qua, Học viên đã đề xuất bảng câu hỏi khảo sát (Tại Phụ lục 02) gởi đến 150 Anh, Chị, hiện là lãnh đạo Chi nhánh, phòng giao dịch, lãnh đạo phòng QLRR, lãnh đạo phòng kế hoạch tài chính, lãnh đạo các phòng Khách hàng, của Kienlongbank để ghi nhận các ý kiến.

Bảng khảo sát đưa ra 15 nguyên nhân dẫn đến RRTD xuất phát từ phía môi trường kinh doanh, khách hàng và Ngân hàng, trong đó, mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý kiến chủ quan của ca nhân được khảo sát thông qua đánh giá mức độ phổ biến theo thang điểm từ 01 đến 05, với mức độ 01 là không phổ biến và mức độ 05 là rất phổ biến.

Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, Học viên phân tổ các ý kiến đánh giá đối với nguyên nhân dẫn đến RRTD và chia làm ba tổ: nguyên nhân không phổ biến (ít, rất ít), nguyên nhân phổ biến (trung bình), nguyên nhân rất phổ biến (nhiều, rất nhiều). Kết quả khảo sát được ghi nhận trong bảng Tổng hợp kết quả nghiên cứu (phần Phụ lục 2).

Các nguyên nhân dẫn đến RRTD của Ngân hàng được phân thành 03 nhóm chủ yếu ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bao gồm: (1) nguyên nhân khách quan từ sự thay đổi môi trường kinh doanh bên ngoài; (2) những nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng; (3) nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng.

2.2.3.1 Đối với nguyên nhân khách quan do sự thay đổi từ môi trường bên ngoài

Nguyên nhân do nền kinh tế không ổn định được đánh giá là nguyên nhân dẫn đến RRTD, phổ biến chiếm đến 67% tổng số người trả lời, tiếp theo yếu tố hệ thống thông tin quản lý còn bất cập cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng tín dụng chiếm khoảng 63%, kế đến là yếu tố do quá trình tự do hóa tài chính chiếm khoảng 50%, yếu tố liên quan đế sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN chiếm 47% và cuối cùng yếu tố ít phổ biến nhất là thủ tục hành chính tại địa phương chỉ chiếm tỷ lệ 13%.

Biểu đồ 2. 4: Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế của học viên tháng 6 năm 2019)

Trong giai đoạn 2016 - 2018, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phá sản, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, bất động sản đóng băng, hàng hóa không tiêu thụ được, hàng tồn kho tăng cao... đã dẫn đến rủi ro gắn liền cho hệ thống Ngân hàng nói chung và Kienlongbank nói riêng. Thực tế, vì hầu hết các doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất kinh doanh, cá nhân tại Việt Nam hiện nay hoạt động đều vay vốn từ các NHTM, mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)