10. Bố cục luận văn
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Từ thực trạng tồn tại của hoạt động tín dụng tại Kienlongbank có thể nhận :
2.4.3.1 Nguyên nhân về phía ngân hàng
Những năm gần đây Kienlongbank đang từng bước chuẩn hóa hệ thống văn bản nội bộ và chuyên môn hóa từng vị trí để thực hiện tốt việc trong việc phân tích các khoản vay đồng thời từ những tổn thất đã xảy ra cảnh báo để rút ra bài học kinh nghiệm. RRTD của từng loại hình luôn được quan tâm tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều sai sót cụ thể là những nguyên nhân sau:
Chính sách tín dụng chưa thay đổi kịp thời: thời gian qua chính sách tín dụng của ngân hàng thay đổi liên tục một phần cũng do sự thay đổi chính sách chung của chính phủ và NHNN, việc thay đổi này để phù hợp với sự phát triển của xã hội; một phần cũng do hạn chế về mặt kiến thức của nhân viên hướng dẫn nghiệp vụ; một phần do những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm ngân hàng tuy nhiên:
Một là, Một số hướng dẫn trong cho vay chưa thực sự chặt chẽ, chưa cụ thể gây khó khăn trong công tác thực hiện.
Hai là, Mục đích sử dụng vốn trong cho vay tương đối đa dạng và thay đổi nhanh theo thị trường nên việc chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách nhận diện và thu thập chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn hợp pháp, hợp lý, hợp lệ đã dẫn đến nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp.
Ba là, Bên cạnh đó, đánh giá rủi ro hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa được sửa đổi phù hợp.
Hoạt động kiểm tra của Phòng kiểm soát nội bộ còn yếu: Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra nhà nước ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên, song song với việc kinh doanh. Kiểm tra nội bộ cần được xem như hệ thống ‘thắng” của cổ xe Tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này cần phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới, tuy nhiên:
Một là, Mô hình bố trí mỗi chi nhánh đều có nhân viên kiểm soát nội bộ để thực hiện hậu kiểm độc lập và cảnh báo rủi ro kịp thời nhưng trên thực tế mô hình này chưa thực sự hiệu quả và gặp không ít khó khăn như: thực hiện kiểm tra tín dụng sau giải ngân nên không kịp thời cảnh báo món vay khi khoản vay đã được giải ngân; bản lĩnh nghề nghiệp của nhân viên kiểm soát nội bộ, đồng thời nhân viên kiểm soát nội bộ dễ gặp trường hợp cô lập và phản ứng gay gắt của một số thành phần cá biệt tại đơn vị kinh doanh phụ trách. Tuy các nhân viên kiểm soát nội bộ tại chi nhánh nhận được sự hỗ trợ của nhân viên kiểm soát nội bộ tại Hội sở
thông qua việc thành lập đoàn kiểm tra kiểm soát nội bộ Hội sở nhưng cũng chưa thực sự giải quyết được xung đột có thể có giữa nhân viên kiểm soát nội bộ tại địa bàn và đơn vị kinh doanh.
Hai là, Phương pháp hậu kiểm theo đoạn kiểm tra quá nhiều và dày đặt như hiện nay đặt ra vấn đề về chi phí hoạt động, hiệu quả công việc, tính kịp thời.Bên cạnh đó tính hiệu lực của các kiến nghị của đoàn kiểm tra chưa được thực hiện nghiêm túc do một số đơn vị kinh doanh còn tư tưởng việc kiểm tra theo đoàn là “ Đến hẹn lại lên”.
Việc kiểm tra kiểm soát của đơn vị chưa tốt:
Một là, Việc giám sát thực hiện đúng quy trình tín dụng được đề ra thực sự chưa được chú trọng lắm. Nguyên nhân của vấn đề này là một phần cũng do một số đơn vị chưa chuyển đổi mô hình mới, cách chức danh thường được kiêm nhiệm nên khó phân định rạch ròi công việc và trách nhiệm của nhân viên; một phần cũng do hạn chế của hệ thống công nghệ thông tin cụ thể là chương trình TCBS chưa đáp ứng được nhu cầu theo dõi thường xuyên diễn biến quá trình cấp tín dụng.
Hai là, Chạy theo chỉ tiêu nếu thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, nặng về tài sản đảm bảo mà không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng. Quá trình thẩm định cho vay còn tiến hành lỏng lẽo, qua loa, chiếu lệ. Tất cả những điều đó làm hạn chế khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Lạm dụng tài sản thế chấp: do thiếu thông tin trung thực về KH nên ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống RRTD. Tuy nhiên, dần dần ngân hàng trở nên dựa dẫm quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh nên sẽ dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy sẽ dẫn đến mắc sai lầm chủ quan.
Thiếu giám sát và quản lý sao cho vay: đây cũng là đặc điểm chung của các ngân hàng trong nước thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát dòng vốn sau khi cho vay. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của Cán bộ
tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của KH vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa KH và ngân hàng nhằm tìm ra cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian qua Kienlongbank chưa thực hiện tốt công tác này nguyên nhân do:
Một là, Chạy theo thành tích “chỉ tiêu dư nợ” nên Cán bộ tín dụng ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới. Việc chuyển đổi mô hình bộ máy cấp tín dụng từ phân tán sang tập trung chưa hoàn chỉnh nên khối lượng công việc của Cán bộ tín dụng khá nhiều dẫn đến lỏng lẽo.
Hai là, Tâm lý ngại gây phiền hà cho KH nên Cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay.
Một số nguyên nhân khác
Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm công tác tín dụng: đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi roi tín dụng,
Một là, Một số cán bộ tín dụng lợi dụng lòng tin của cấp trên, sự thiếu hiểu biết và sợ sệt của KH mà có hành vi trục lợi như vay ké, vay khống hoặc cấu kết với bên thứ ba gây rủi ro cho ngân hàng, cho KH. Hoạt động tín dụng đa dạng mục đích sử dụng vốn nên việc nhũng nhiễu dễ xảy ra. KH với tâm lý e dè muốn cho xong việc nên dễ chấp thuận với điều kiện mà Cán bộ tín dụng đưa ra.
Hai là, Trình độ nghiệp vụ của nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu công việc kết hợp với các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chưa cụ thể dẫn đến việc cho vay dựa vào cảm tính, thói quen và lối mòn trong công việc.
Một số hệ thống theo dõi như TCBS, Lotus, Report... nhưng chưa hoàn chỉnh cũng chưa áp dụng được hết nhu cầu công việc và thực tế phát sinh.
2.4.3.2 Nguyên nhân rủi ro thuộc về khách hàng
Ngoài các nhân tố chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng, còn có nhân tố khách quan xuất phát từ phía KH dẫn đến RRTD, cụ thể như sau:
Một là, Nguồn trả nợ chủ yếu của KH là từ lương, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ nông nghiệp nhưng hiện nay nền kinh tế khó khăn nên việc nguồn trả nợ suy yếu rất dễ xảy ra.
Hai là, Nền tảng gia đình, đạo đức KH cũng quyết định phần lớn khả năng trả nợ của KH. Qua thực tế, cho thấy ở các gia đình trung lưu trở xuống nội bộ gia đình phức tạp, gia đình ly tán, KH cờ bạc, rượu chè, tỷ lệ phát sinh nợ quá hạn khá cao do không tập trung làm ăn, kinh doanh, duy trì và phát triển trong công việc.
Do năng lực quản lý điều hành kinh doanh yếu kém: Đa phần các KH hoạt động khá hiệu quả khi còn ở quy mô vừa và nhỏ nhưng sau khi đầu tư, phát triển, mở rộng thì khả năng quản lý không theo kịp với tốc độ tăng trưởng và đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những chi phí, thiệt hại, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng.
Do sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ: Các khoản vay phải kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã cam kết... Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, không ít KH sử dụng vốn không đúng mục đích,... điều này sẽ rất nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của KH và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, hệ quả là dẫn đến phát sinh nợ xấu.
Khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng: KH có chủ đích lừa đảo ngân hàng, việc làm giả giấy tờ pháp lý, giấy tờ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn để chiếm đoạt vốn vay.
2.4.3.3 Nguyên nhân khách quan:
Nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang ở giai đoạn khó khăn. Giá cả hàng
hóa biến đổi liên tục, lãi suất chưa ổn định.
Môi trường cung cấp thông tin thiếu và khó kiểm chứng.
Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: về việc thực thi pháp luật còn nhiều hạn
chế; một số quy định phap luật và cả cơ chế quản lý trong nhiều lĩnh vực như thủ tục cấp sổ đỏ, đăng ký xe...còn khó khăn, gây tâm lý e ngại cho người tiêu dùng và làm cho Ngân hàng gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Thông tin về phát triển kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành, kinh tế vùng còn thiếu. Các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây dựng hạ tầng…có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và hoạt động kinh doanh KH nhưng những thông tin này thường không được công bố chi tiết. Do vậy, Ngân hàng khó dự đoán chính xác được ảnh hưởng của các thông tin đó đối với hoạt động của khách hàng.
Cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt, do thị trường nhỏ, nhiều
Ngân hàng hoạt động, dẫn đến cạnh tranh tìm kiếm KH để mở rộng tín dụng… một số ít Ngân hàng thoáng hơn trong xét duyệt cho vay theo qui trình, qui định, dẫn đến nhiều rủi ro cho Ngân hàng.
Chất lượng thông tin KH cung cấp còn nhiều bất cập. Hiện nay phần lớn các
KH chưa tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc chưa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính chuẩn xác. Do vậy, nhiều các báo cáo tài chính gửi Ngân hàng có chất lượng kém, không phản ánh đúng tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng KH. Đồng thời các doanh nghiệp chưa chủ động trong việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phát hiện các sai sót về chế độ kế toán của KH, dẫn đến thông tin sử dụng phân tích KH không chuẩn xác.
Sự thay đổi liên tục trong các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà
nước.
Sự thay đổi trong các chính sách, cơ chế quản lý kinh tế có ảnh hưởng rất lớn
đến các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân. Sự thay đổi này không được thông báo trước để các cá nhân, tổ chức liên quan kịp chuyển đổi, thích nghi (như chính sách thuế; thay đổi lãi suất, tỷ giá; cơ chế tài chính; những quy định về quản lý sử dụng đất đai,…trong thời gian qua) có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho các tổ chức, cá nhân mà Ngân hàng không lường trước được nên cho vay, dẫn đến những dự án, phương án kinh doanh của KH bị thua lỗ do không theo kịp chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở phân tích lý thuyết về RRTD và quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại, chương 2 của luận văn phân tích tình hình kinh doanh của ngân hàng Kiên Long giai đoạn 2016- 2018, thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đồng thời trên cơ sở lý luận đã được đề cập ở chương 1, đề tài giới thiệu mô hình và phản ánh thực trạng quản trị RRTD dựa vào các yếu tố ảnh hưởng cũng như các chuẩn mực của Basel II, qua đó đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế cũng như những nguyên nhân tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Từ đó, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị để từng bước hoàn thiện quy trình và nâng cao chất lượng quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP Kiên Long.
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG