Đánh giá những mặt được, mặt hạn chế và những nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 60 - 63)

10. Bố cục luận văn

2.4 Đánh giá những mặt được, mặt hạn chế và những nguyên nhân tồn tại

2.4.1 Các kết quả đạt được

Từ thực trạng quản trị RRTD, ta đã thấy được các thành tựu đạt được của hệ thống Kienlongbank được thể hiện như sau:

Đã xây dựng chiến lược chính sách định hướng cho công tác quản trị RRTD: Kienlongbank luôn cập nhật và xây dựng các chính sách quan trọng liên quan đến quản trị RRTD như:

Nhóm các chính sách do chính các ngân hàng tự xây dựng phù hợp với điều kiện riêng của từng ngân hàng. Trong nhóm này Kienlongbank xây dựng các quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn và mang tính chất nội bộ như như chính sách tín dụng,... bao gồm các nội dung định hướng cho quản trị RRTD như quy định về điều kiện KH vay vốn, quy trình cấp tín dụng với các nội dung kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, quy trình xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề,...

Về mô hình quản trị RRTD: mô hình tổ chức theo hướng tập trung cho quản trị rủi ro bước đầu đã được hình thành: luật các tổ chức tín dụng đã đưa ra nhiều quy định mới về tổ chức quản trị điều hành trong ngân hàng và định hướng theo các yêu cầu của Basel II, Kiên Long bank đã có bước chuẩn bị để chuyển dần sang mô hình quản trị rủi ro tập trung theo chuẩn mực Basel II. Đây là mô hình quản trị tiên tiến đang được ngân hàng tại các nước phát triển áp dụng.

Kienlongbank đã xây dựng được các sản phẩm và hướng dẫn cụ thể cho từng sản phẩm vay thuộc loại hình cho vay: việc điều chỉnh, sửa đổi bổ sung hay ban hành các sản phẩm mới cũng góp phần cho cán bộ tín dụng bớt phần lúng túng khi tiếp xúc KH và tác nghiệp. Quy định, quy trình các sản phẩm cho vay đều dựa trên Quy chế cho vay của NHNN, quy chế quy, định, quy trình cho vay của Kienlongbank. Tuy nhiên khi áp dụng cho vay thì cán bộ tín dụng phải tuân thủ đúng theo từng loại hình sản phẩm, điều kiện, đối tượng cho vay cho từng loại hình được quy định theo từng thời kỳ.

Một là, Quy trình cho vay

Quy trình cho vay này chỉ thực sự phù hợp đối với các món vay nhỏ lẻ, công nghệ quản lý đơn giản nên bộc lộ nhiều hạn chế. Cán bộ tín dụng thực hiện từ khâu tìm kiếm KH, tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn, phân tích và thẩm định tín dụng, soạn thảo hợp đồng tín dụng, giải ngân và kiểm tra giám sát thu hồi và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Thực tế cho thấy hầu hết tất cả đều tập trung vào cán bộ tín dụng nghĩa là phải theo dõi từ đầu đến cuối vừa phải chạy theo chỉ tiêu tín dụng nên khối lượng công việc rất lớn. Cán bộ tín dụng cần phải nhập và theo dõi phần hành liên quan đến khoản vay, do đó khó tránh khỏi rủi ro tác nghiệp.

Hai là, Phán Quyết cấp tín dụng

Để hạn chế và kiểm soát RRTD Kienlongbank ban hành hạn mức phán quyết cấp tín dụng theo loại hình, dư nợ của khoản vay như: Giám đốc chi nhánh và phòng giao dịch chỉ được toàn quyền quyết định đối với khoản vay cầm cố sổ tiết kiệm với dư nợ quy định theo từng thời kỳ, đối với các tài sản đảm bảo khác đều

phải thực hiện thông qua Hội đồng cấp tín dụng các cấp theo hạn mức cấp tín dụng theo từng thời kỳ.

Đây cũng là bước cải thiện trong quy trình cấp tín dụng so với giai đoạn trước năm 2013 của Kienlongbank việc phân tán quyền quyết định khoản vay của cá nhân Giám đốc để thực hiện quyết định cấp tín dụng của tập thể Ban lãnh đạo sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm công việc đồng thời hạn chế rủi ro đạo đức trong công tác cho vay.

Ba là, Phán Quyết thẩm định tài sản đảm bảo

Để hạn chế rủi ro công tác thẩm định tài sản thì Kienlongbank đã quy định trách nhiệm của từng Phòng/ ban trong công tác hỗ trợ đơn vị kinh doanh thực hiện thẩm định tài sản đảm bảo như: đơn vị kinh doanh chỉ thực hiện thẩm định đối với các chứng từ có giá do Kienlongbank phát hành; Chứng từ có giá do Nhà nước phát hành sẽ do Phòng nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ thực hiện;... riêng với bất động sản và tài sản khác còn lại sẽ giao phòng thẩm định tài sản hoặc sẽ do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng Kiên Long, hoặc thuê công ty định giá độc lập bên ngoài thực hiện.

Khi khách hàng mất khả năng thanh toán, tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ cuối cùng để ngân hàng sử dụng để thu hồi nợ của KH nên việc thẩm định và định giá tài sản chính xác, phù hợp với tình hình thực tế và vô cùng quan trọng. Việc phân bổ trách nhiệm thẩm định tài sản đảm bảo cũng là một bức ngăn chặn từ đầu việc không thu hồi được nợ hoặc thanh lý tài sản nhưng không đủ bù đắp cho chi phí khoản vay.

Kiên Long bank đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đo lường RRTD. Mặc dù hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chỉ giúp ngân hàng đo lường rủi ro giao dịch, chưa đánh giá được rủi ro danh mục tổng thể, nhưng việc xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng cho thấy bước tiến mới của các ngân hàng trong tiến trình vận dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị RRTD vào điều kiện cụ thể tại Việt Nam.

Tỷ lệ nợ xấu của Kienlongbank duy trì ở mức thấp và giảm trong năm 2018. Đây là điểm nổi bật của Kienlongbank trong việc kiềm chế và kiểm soát tình trạng nợ xấu, hạn chế phát sinh tăng, nhất là trong giai đoạn KH gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế kinh tế, giá cả các mặt hàng nông, thủy hải sản biến động thất thường, biến động bất lợi cho người sản xuất và các nhà xuất khẩu…. dẫn đến tình trạng kinh doanh thua lỗ, KH không trả được gốc và lãi vay Ngân hàng, nợ vay chuyển quá hạn và nợ xấu.

Thành lập và vận hành hiểu quả tiểu ban xử lý nợ và tổ xử lý nợ tại đơn vị kinh doanh đã xử lý quyết liệt làm giảm nợ xấu hiện tại cũng như hạn chế được nợ xấu phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)