Tăng khả năng phòng chống và tài trợ rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 76 - 81)

10. Bố cục luận văn

3.2.3 Tăng khả năng phòng chống và tài trợ rủi ro

3.2.3.1 Cải thiện áp dụng các giải pháp tài trợ RRTD tại Kienlongbank đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo về quản trị RRTD tại đơn vị

Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và chính xác phản ánh tính trạng nợ của mỗi ngân hàng thương mại: Hiện tại, hệ thống phân loại nhóm nợ được thực hiện theo kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng. Công tác chấm điểm được thực hiện định kỳ 6 tháng/lần đối với KH cá nhân và căn cứ theo kết quả xếp hạng tín dụng đã được phê duyệt đồng thời căn cứ vào tình trạng thực tế của khoảng vay; khả năng thu hồi của khoản vay. Để có được kết quả chính xác nhất có thể cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Khối quản lý rủi ro và giám sát và đơn vị kinh doanh nhằm nắm bắt kịp thời thông tin, phản ánh chính xác tình trạng nợ của KH, trên cơ sở đó ta thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ.

Phân tán rủi ro tín dụng

Một là, Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng: Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán RRTD. Theo đó, trong quá trình kinh doanh Kienlongbank cần xây dựng nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều KH ở những địa bàn khác nhau dựa trên nguyên tắc thống nhất, không tập trung tín dụng quá lớn cho một KH, một nhóm KH. Kienlongbank nên xây dựng, đẩy mạnh thêm các sản phẩm tín dụng như: cho vay bù đắp, cho vay các hộ tiểu thương tại các trung tâm thương mại... để đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, vừa phát triển được các sản phẩm bán chéo, sản phẩm về dịch vụ phụ,vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro.

Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư như đã nói ở trên có ưu điểm là giúp ngân hàng phản ánh RRTD một cách chủ động nhất. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng cần tránh rơi vào trạng thái quá mức, điều này cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong công tác quản trị như là: làm cho vấn đề trở nên tốn nhiều công sức trong việc giám sát, thẩm định, phân tích, đánh giá KH dẫn đến tăng chi phí kiểm tra, giám sát và làm giảm bớt cơ hội đạt lợi nhuận.

Hai là, Bảo hiểm tín dụng: Trong đời sống xã hội, “bảo hiểm” là một khái niệm thường gặp dùng để chỉ một trong những biện pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín dụng cũng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bảo hiểm rủi ro cho người đi vay: KH vay vốn là người lớn tuổi, quá tuổi lao động xác suất khả năng xảy ra rủi ro về sức khỏe, tài chính sẽ cao hơn KH đang trong độ tuổi lao động; yêu cầu mua hiểm đối với KH đang làm các ngành nghề có độ rủi ro cao như: công nhân lau nhà kính, phi công, nhà máy hóa chất, tài xế đường dài... Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay thông qua việc mua bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm do thiên tai,...

Ưu điểm của biện pháp sử dụng bảo hiểm tín dụng là khi RRTD xảy ra thì nó có thể khắc phục một cách tốt nhất hậu quả của rủi ro đó. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là do phải đóng một khoản phí bảo hiểm trước mắt trong khi đó

KH lại có xu hướng coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài, thêm vào đó phí bảo hiểm tương đối cao là một rào cản để KH tham gia bảo hiểm. Hiện nay, Kienlongbank nói riêng và các NHTM nói chung đều đang quan tâm và sử dụng biện phápbảo hiểm và các sản phẩm phù hợp.

Để khắc phục nhược điểm này, Kienlongbank có thể thành lập tổ chức chuyên làm nghiệp vụ mua bán bảo hiểm liên quan đến nghiệp vụ tín dụng cho KH hoặc liên kết với đơn vị bảo hiểm uy tính để có các giải pháp cho việc thực hiện bảo hiểm tín dụng.

Những phương thức như trên có thể làm giảm RRTD dựa trên nguyên tắc những RRTD có thể được chia sẻ cho nhiều người sở hữu mới. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này có những hạn chế: Việc thiết lập dự phòng rủi ro thường đặt ra những yêu cầu về tài chính đối với các tổ chức tín dụng. Trong khi bảo hiểm RRTD lại đặt ra những yêu cầu về tài chính đối với người nhận nợ. Do đó, cả hai phương thức hoặc làm giảm khả năng cân đối và điều hành vốn của tổ chức tín dụng hoặc làm tăng chi phí vay vốn của người vay dẫn đến tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng và không thực hiện được chính sách KH.

3.2.3.2 Hoàn thiện hệ thống kiểm soá,t kiểm toán nội bộ và nâng cao tính hiệu lực của kiểm soát và kiểm toán nội bộ cho công tác quản trị RRTD.

Qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá ưu nhược điểm những tồn tại của kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long được trình bày ở trên, luận văn đưa ra một số giải pháp để khắc phục những tồn tạ,i yếu kém và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phát huy vai trò của nó trong việc giám sát, ngăn ngừa và quản lý rủi ro tín dụng.

Để đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ thì trước tiên cần có những phương hướng để đưa ra giải pháp dựa trên cơ sở chủ yếu như: (1) Vận dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel để khắc phục những nguyên nhân dẫn đến RRTD trong hệ thống Kienlongbank do sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ; (2) Đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích đạt được và chi

phí bỏ ra; (3) Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp điều hành, tránh tình trạng áp đặt, độc đoán theo lối cục bộ, quyền lợi cá nhân.

Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ đóng vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, không chỉ riêng về mảng tín dụng. Để các bộ phận này hoạt động thực sự có hiệu quả, hết chức năng, cần thiết phải có một số điều chỉnh sau:

Một là, Điều chỉnh mô hình phân tán kiểm soát nội bộ tại từng chi nhánh theo mô hình tập trung Bộ phận kiểm soát nội bộ khu vực. Hiện tại, bộ phận kiểm soát tại chi nhánh chưa thực sự hoạt động một cách độc lập, chưa thực hiện đúng với chức năng kiểm soát của mình và còn bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ của nhân viên tín dụng trong một cùng một chi nhánh, với giám đốc chi nhánh. Nguyên nhân do nhân viên kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chỉ hoạt động đơn lẻ nên đòi hỏi bản lĩnh nghề nghiệp cao, ứng xử hài hòa và nghiệp vụ vững vàng. Tuy nhiên để đạt được các yêu cầu trên thì cần có thời gian rèn luyện và va chạm thực tế nhiều.

Hai là, Điều chỉnh phương pháp hậu kiểm tránh dày đặc và hạn chế trùng lấp mẫu kiểm tra, thời gian thực hiện giữa đoàn kiểm tra và kế hoạch kiểm tra của nhân viên kiểm soát nội bộ chi nhánh gây nên lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức của kiểm soát, của ngân hàng đồng thời ảnh hưởng đến quá trình giao dịch của đơn vị kinh doanh.

Ba là, Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kiểm soát tại chi nhánh: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ kiểm soát nội bộ trong hệ thống.

Bốn là, Nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp của kiểm soát nội bộ: nhân viên kiểm soát nội bộ phải giỏi về nghiệp vụ lẫn việc ứng xử giữa các mối quan hệ để hạn chế các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện công việc. Nhân viên kiểm soát nội bộ tại đơn vị phải thực sự hiểu biết, tạo lòng tin cho nhân viên tín dụng và phải dung hòa được các mối quan hệ với các bộ phận khác và kể cả đối với giám đốc chi nhánh tránh những mâu thuẫn công việc phát sinh thành mâu thuẫn cá nhân.

Nâng cao tính tự lập của kiểm soát nội bộ

Một là, Điều chỉnh tiêu chí đánh giá cuối năm của nhân viên tín dụng phần định tính (30%)do Giám đốc chi nhánh xem xét về việc chấp hành đúng nội quy của Kienlongbank về thái độ làm việc, tiếp xúc KH. Còn chỉ tiêu định lượng (70%) nên để Khối giám sát và quản lý rủi ro xem xét dựa trên hệ thống truy xuất dữ liệu.

Hai là, xây dựng chế độ khen thưởng và kỷ luật rõ ràng và minh bạch: cần có hướng xử lý nghiêm các trường hợp tái phạm nhiều lần gây ra các sai sót, kết quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến ngân hàng.

Ba là, Xây dựng quy trình về việc cung cấp hồ sơ, báo cáo nghiệp vụ tín dụng: việc cung cấp hồ sơ phải kịp thờ,i chính xác cho nhân viên kiểm soát nội bộ khi có yêu cầu

. Bốn là, cần nâng cao văn hóa kiểm soát: nâng cao nhận thức của các nhà quản lý theo các nguyên tắc kinh doanh ngân hàng, thực thi theo quy định của pháp luật, thay đổi quan điểm một chiều về RRTD và chỉ tiêu tăng trưởng.

Nâng cao chất lượng nhân viên kiểm soát toàn bộ

Một là, Cần tổ chức đội ngũ giảng dạy và các chuyên gia bên ngoài: các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nhiệm của NHNN, các tổ chức đào tạo nghiệp vụ ngân hàng có uy tín; Soạn thảo và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất phương tiện giảng dạy...

Hai là, Nâng cao kiến thức pháp luật đặc biệt lưu ý đối với xử lý nợ và pháp lý hồ sơ vay vốn: tổn thất RRTD thường do pháp lý hồ sơ không chặt chẽ và/ hoặc thiếu kiến thức pháp luật trong quá trình tố tụng dẫn đến mất hiệu lực khởi kiện hoặc kháng cáo. Do đó Kienlongbank cần mời các chuyên gia luật về lĩnh vực ngân hàng để chia sẻ và hướng dẫn thêm các tình huống và kỹ năng cần có để hạn chế rủi ro khi nhận hồ sơ vay vốn.

Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ

Nhằm làm tốt vai trò của tuyến phòng thủ thứ ba trong quản trị RRTD. Muốn làm được điều này trước hết phải phân biệt rõ ràng vai trò, chức năng của hệ thống

kiểm soát nội bộ với bộ phận kiểm toán nội bộ, nâng cao tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ, xem đây là thành tố quan trọng trong quản trị RRTD tại Kienlongbank.

Qua thực tế hoạt động hiện tại cho thấy, việc chuyển thành mô hình kiểm soát nội bộ khu vực có những ưu điểm: (1) Tăng sức mạnh tập thể, tạo ra một khối thống nhất và tận dụng được các kinh nghiệm thế mạnh của nhau cũng đồng thời củng cố những mặt còn hạn chế. (2) Phù hợp với phương pháp kiểm tra hậu kiểm do đoàn kiểm tra đang được áp dụng hiện nay; (3) Tiết kiệm được chi phí công tác chi phí di chuyển; (4) kiểm soát được khách quan hơn, tránh việc nhân viên kiểm soát lợi dụng các mối quan hệ quen biết trong chi nhánh để những rủi ro có cơ hội phát sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những nhược điểm: (1) hạn chế tính kịp thời do khoảng cách địa lý; (2) Hạn chế về am hiểu địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)