CHƢƠNG III : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Bảng 4.18: So sánh giữa hai mơ hình
Mơ hình 01 Mơ hình 02 BLEVit = -2,3655 – 0,4320*PROit + 0,1057*SIZEit + 0,0453*TANGit + εit MLEVit = -1,7235 – 0,2635*GO1it – 0,00003*GO2it – 0,5769*PROit + 0,0943*SIZEit + εit 4.5.1. Sự giống nhau
Thứ nhất, kết quả 02 mơ hình nêu trên đã cho thấy tỷ lệ nợ của một DN chịu sự ảnh hưởng bởi các nhân tố đã nêu ra từ cơ sở nghiên cứu đó là: tỷ suất sinh lời (PRO), cơ hội tăng trưởng (GO1, GO2), quy mô DN (SIZE) và tỷ lệ tài sản cố định hữu hình (TANG).
Thứ hai, kết quả 02 mơ hình nêu trên đều cho thấy cơ cấu vốn của một DN tại Việt Nam bị ảnh hưởng lớn nhất bởi tỷ suất sinh lời và tác động này là ngược chiều (-). Chứng tỏ DN có xu hướng giảm tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn khi tăng tỷ suất sinh lời. Đồng thời cho ta thấy các DN Việt Nam có xu hướng e ngại rủi ro khi sử dụng đòn cân nợ để tài trợ cho dự án, ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại và vốn chủ sở hữu để tái đầu tư hoạt động kinh doanh, điều này cũng phù hợp với nghiờn cu ca Zộlia Serrasqueiro & Paulo Maỗós Nunes (2010), Gaud (2005), Raijan và Zingales (1995), Shumi Aktar, Barry Oliver (2005), Wanrapee Banchuenvijit (2009), Jean.J.Chen (2003), Lê Đạt Chí (2013), Đồn Ngọc Phi Anh (2010), Đặng Thị Quỳnh Anh & Quách Thị Hải Yến (2014), Vương Đức Hoàng Quân (2014)… và lý thuyết trật tự phân hạng.
Thứ ba, kết quả hai (02) mơ hình nêu trên đều cho thấy cơ cấu vốn của một DN bị ảnh hưởng bởi quy mô DN và tác động này là cùng chiều (+), chứng tỏ cho thấy DN có quy mơ càng lớn thì xu hướng sử dụng nợ càng nhiều, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Zélia Serrasqueiro & Paulo Maỗós Nunes (2010), Pandey (2004), Gaud (2005), Raijan và Zingales (1995), Wanrapee Banchuenvijit (2009)… và lý thuyết trật tự phân hạng.
4.5.2. Sự khác nhau
4.5.2.1. Số biến tác động
Mơ hình 01 có cơ cấu vốn (BLEV) chịu tác động của 03 biến độc lập là: tỷ
suất sinh lời (PRO), quy mô DN (SIZE) và tỷ lệ tài sản cố định hữu hình (TANG). Trong khi đó mơ hình 02 có cơ cấu vốn (MLEV) chịu tác động của 04 biến độc lập là: tỷ suất sinh lời (PRO), cơ hội tăng trưởng (GO1, GO2) và quy mô DN (SIZE).
4.5.2.2. Sự tác động của các biến độc lập
PRO - Mơ hình 01 có biến tỷ suất sinh lời (PRO) tác động ngược chiều
đến cơ cấu vốn (BLEV), có nghĩa là khi tỷ suất sinh lời tăng 1% thì tỷ lệ nợ giảm 43,20%. Trong khi đó, mơ hình 02 có biến tỷ suất sinh lời (PRO) tác động ngược chiều đến cơ cấu vốn (MLEV), có nghĩa là tỷ suất sinh lời tăng 1% thì tỷ lệ nợ (MLEV) giảm 57,69%.
GO1, GO2 - Mơ hình 02 có biến cơ hội tăng trưởng (GO1) tác động
ngược chiều đến cơ cấu vốn (MLEV). Khi cơ hội tăng trưởng tăng 1% thì tỷ lệ nợ (MLEV) giảm 26,35%, điều này cũng cho thấy được đối với các DN Việt Nam việc sử dụng cơng cụ nợ và lợi ích từ lá chắn thuế là rất hạn chế, đặc biệt là các DN có cơ hội tăng trưởng cao, thường có khuynh hướng sử dụng phát hành cổ phiếu để huy động nguồn vốn tài trợ và sử dụng vốn chủ sở hữu để thực hiện tái đầu tư nhiều hơn là sử dụng đòn bẩy nợ (VNM, MSN, VIC…). Ngược lại, các DN có cơ hội tăng trưởng thấp thường có khuynh hướng sử dụng địn bẩy nợ rất lớn (ATA, BLF, BTS…)6
. Bên cạnh đó, biến GO2 cũng có ý nghĩa thống kê đối với mơ hình nghiên cứu 02. Việc biến GO1 và GO2 có ý nghĩa thống kê và tương quan ngược chiều đối với mơ hình nghiên cứu 02 chứng tỏ cơ hội tăng trưởng của cơng ty có mối quan hệ ngược chiều với giá trị thị trường của tỷ số nợ (MLEV) hay cơ hội tăng trưởng có tương quan cùng chiều với giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu. Điều đó cho thấy các cơng ty có thị giá vốn cổ phần cao hơn giá trị
6
sổ sách thường là các cơng ty có cơ hội tăng trưởng tốt (theo Tobin Q thì Q >1). Theo đó thì tỷ lệ nợ theo giá trị thị trường thường giảm dần đối với các cơng ty có cơ hội tăng trưởng tăng dần.
SIZE - Quy mô DN (SIZE) tác động cùng chiều đến cơ cấu vốn (BLEV).
Khi quy mơ DN tăng 1% thì tỷ lệ nợ tăng 10,57%. Trong khi đó quy mơ DN (SIZE) tác động cùng chiều đến cơ cấu vốn (MLEV). Khi quy mơ DN tăng 1% thì tỷ lệ nợ tăng 9,43%.
TANG – Đối với mơ hình 01 biến tỷ lệ tài sản cố định (TANG) tác động cùng chiều đến cơ cấu vốn (BLEV). Khi tỷ lệ tài sản cố định (TANG) tăng 1% thì tỷ lệ nợ tăng 4,53%, tuy nhiên độ tin cậy của mối tương quan này không cao.
4.5.3. Sự phù hợp với các nghiên cứu trước đây
Bảng 4.19: Tác động của các biến độc lập lên tỷ số nợ
Biến độc lập Tác động của biến độc lập lên tỷ số nợ
Kỳ vọng
Mơ hình 01 Mơ hình 02
GO1
Khơng có ý nghĩa Ngược chiều (-) +/-
GO2 Có ý nghĩa thống kê
PRO Ngược chiều (-) Ngược chiều (-) +/-
SIZE Cùng chiều (+) Cùng chiều (+) +/-
TANG Cùng chiều (+) Khơng có ý nghĩa +/-
Đầu tiên, từ kết quả bảng nghiên cứu trên ta thấy kết quả mơ hình 01 và 02 chưa cho ra kết quả như kỳ vọng. Bên cạnh đó tại mơ hình 02, cơ hội tăng trưởng mà đại diện là giá trị DN theo sổ sách (GO1) có tương quan ngược chiều (-) với đòn bẩy nợ, cho thấy DN Việt Nam có xu hướng càng tăng trưởng và lớn mạnh thì càng ít sử dụng nợ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Gaud (2005) và Raijan & Zingales (1995) nhưng cơ hội tăng trưởng mà đại diện là tỷ lệ chênh lệch tài sản cố định vơ hình (GO2) lại khơng có tác động đáng kể theo mơ hình nghiên cứu 02. Thêm vào đó, bài nghiên cứu chưa đánh giá được mối quan hệ phi
tuyến giữa cơ hội tăng trưởng và tỷ lệ nợ như các nghiên cứu trước đây của Pandey (2004), Serasquiro & Macas Nunes (2010) và Mauricio Jara Bertin & cộng sự (2012).
Tiếp đến, tỷ suất sinh lời (PRO) có tác động ngược chiều (-) với giá trị sổ sách và giá trị thị trường của tỷ lệ nợ (BLEV, MLEV) cho thấy DN càng có nhiều lợi nhuận thì càng ít sử dụng nợ. Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng khi DN thực hiện tài trợ cho hoạt động đầu tư, phục vụ hoạt động kinh doanh, tái đầu tư bằng nguồn lợi nhuận giữ lại từ kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả này cũng phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước đây của Raijan và Zingales (1995), Gaud (2005) và Serasquiro & Macas Nunes (2010).
Ngồi ra, quy mơ DN (SIZE) cũng tác động cùng chiều (+) với đòn bẩy nợ, cho thấy DN Việt Nam có quy mơ càng lớn thì xu hướng sử dụng nợ càng nhiều, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước đây của Raijan và Zingales (1995), Pandey (2004), Gaud (2005), Serasquiro & Macas Nunes (2010).
Cuối cùng, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình (TANG) của mơ hình 01 có ảnh hưởng đến giá trị sổ sách của cơ cấu vốn (BLEV) tuy nhiên độ tin cậy không cao, kết quả này phù hợp với hầu hết các kết quả thực nghiệm trên thế giới và của Trần Hùng Sơn (2012).