CHƢƠNG III : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài
Dựa vào mẫu nghiên cứu bao gồm 285 DN phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015, áp dụng các phương pháp hồi quy ước lượng dữ liệu bảng (OLS, FEM, REM) và thực hiện các kiểm định đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, tiến hành khắc phục mơ hình nghiên cứu thơng qua phương pháp ước lượng hồi quy với sai số chuẩn Driscoll & Kraay (1998) để phân tích khi mơ hình ước lượng cơ bản bị khuyết tật, nghiên cứu đã thực hiện một vài đóng góp nhỏ vào lý thuyết thực nghiệm về quyết định cấu trúc vốn của DN.
Bài nghiên cứu cho thấy có sự tác động ngược chiều giữa tỷ suất sinh lời (PRO) hay lợi nhuận DN tạo ra và tỷ lệ nợ (BLEV, MLEV) hay cơ cấu vốn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng trong việc ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ để tăng vốn cho các dự án đầu tư, bổ sung vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, kết quả này cho thấy trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam nhiều giám đốc DN rất ngại mạo hiểm, từ đó ít sử dụng vốn vay và ưu tiên huy động vốn từ chính nguồn vốn nội bộ của đơn vị mình giúp hạn chế rủi ro tài chính phát sinh.
Hơn nữa, bài nghiên cứu chỉ ra yếu tố như cơ hội tăng trưởng (GO1) tương quan ngược chiều đến giá trị thị trường của tỷ lệ nợ (MLEV) trong các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam. Điều đó có nghĩa là các DN có cơ hội tăng trưởng dương (+) thường tài trợ cho các nhu cầu hoạt động kinh doanh, tái đầu tư không thông qua nợ mà ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại và/hoặc phát hành cổ phiếu. Ngược lại các DN có cơ hội tăng trưởng âm (-) thường có tỷ lệ nợ tăng, gia tăng nguy cơ phá sản và kiệt quệ tài chính do gánh nặng chi phí lãi vay gia tăng, như là một hệ quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính q mức.
Bên cạnh đó, kết quả thực nghiệm cho thấy sự tồn tại của tác động cùng chiều (+) giữa quy mô DN (SIZE) và tỷ lệ nợ (BLEV, MLEV). Kết quả thực nghiệm này cũng phù hợp với luận điểm các DN có quy mơ lớn có khả năng huy động nợ vay thuận lợi hơn do có nhiều tài sản thế chấp cũng như uy tín trên thị trường và đảm bảo sự vững chắc của DN.
Cuối cùng, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy có tác động cùng chiều (+) giữa tỷ lệ tài sản cố định (TANG) và tỷ lệ nợ (BLEV) cho thấy thực trạng nhiều DN tại Việt Nam có quy mơ lớn, tài sản cố định nhiều thường tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn so với nhiều DN nhỏ và vừa hoặc DN có ít tài sản cố định.