Hạn chế của đề tài và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến tỷ số nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 75 - 77)

CHƢƠNG III : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2. Hạn chế của đề tài và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Do hạn chế về thơng tin và số liệu nên mơ hình nghiên cứu đã sử dụng tỷ lệ chênh lệch tài sản cố định vơ hình thay thế chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) là đại diện cho cơ hội tăng trưởng (GO2) của DN. Tuy nhiên tại Việt Nam, chỉ tiêu tài sản cố định vơ hình chủ yếu là quyền sử dụng đất... khác với một số nghiên cứu như Galbreath & Gavin (2008), Whitwell (2007) xem xét tài sản vơ hình là nguồn tăng trưởng quan trọng của công ty và theo các tác giả này thì tài sản vơ hình bao gồm danh tiếng công ty (company reputation), bản quyền (copyrights), văn hóa (culture), dịch vụ khách hàng (customer service reputation), thương hiệu (trademarks)… Do đó tương quan của biến tỷ lệ chênh lệch tài sản vơ hình đại diện cho cơ hội tăng trưởng (GO2) đến biến phụ thuộc (BLEV, MLEV) khơng có ý nghĩa thống kê (mơ hình 01) hoặc nếu có ý nghĩa thống kê thì mức độ ảnh hưởng, tác động khơng đáng kể (mơ hình 02).

Mơ hình nghiên cứu sử dụng giá trị sổ sách của nợ trong cơng thức tính MLEV; do khơng thể thu thập được dữ liệu về giá trị thị trường của nợ tại Việt Nam. Điều này làm cho mơ hình hồi quy giá trị thị trường của tỷ số nợ khơng phản ánh hết tính chất thị trường của mơ hình vì TTCK tại Việt Nam khơng hồn hảo, thơng tin bất cân xứng nên giá trị sổ sách khơng có nhiều ý nghĩa nghiên cứu, khơng phản ánh tình hình cơng ty. Thêm vào đó, thị trường trái phiếu DN, TTCK

phái sinh chưa phát triển nên kênh huy động vốn thông qua nợ chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại.

Bài nghiên cứu chưa xem xét và đánh giá đến vai trò của nhà quản lý DN, kỳ vọng của Hội đồng quản trị vào tiềm năng của DN đó, đặc biệt là sự thiên lệch trong tài chính hành vi của ban lãnh đạo DN (Vương Đức Hoàng Quân 2014). Ở thị trường các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, việc quản lý tài chính và quản trị rủi ro của các DN còn nhiều hạn chế. Các DN lớn với mô hình gia đình trị, áp dụng kinh nghiệm tích lũy thiếu đi sự khoa học và bài bản, quản trị rủi ro cũng chưa được đánh giá đúng mức. Một số DN sử dụng vốn vay để mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khơng có lợi thế cạnh tranh nên mất khả năng kiểm soát, dẫn đến thất thoát vốn và nợ đọng quá lớn. Nguyên nhân bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều DN có xu hướng bảo toàn vốn để tồn tại hoặc để bứt phá vươn lên, sự tự tin vào năng lực của các DN có quy mơ lớn, có tiềm lực tài chính có thể vượt q mức độ hợp lý, khơng có sự quản lý, giám sát chặt chẽ, nhiều DN sẽ sử dụng đòn cân nợ lớn, xem nhẹ các rủi ro tài chính tiềm ẩn mà khơng bị áp lực về nguy cơ phá sản. Vì vậy phải tìm đội ngũ nhà quản lý DN thực sự tài năng, có chun mơn, năng lực quản lý và phát triển kinh doanh, coi trọng việc tái cấu trúc nguồn vốn hướng đến hoạt động tài chính minh bạch và lành mạnh. Bên cạnh đó các đặc điểm riêng về công ty cũng chưa được xem xét đến trong bài nghiên cứu.

Các biến độc lập trong phân tích hồi quy chủ yếu là các yếu tố nội tại của công ty (tỷ suất sinh lời, cơ hội tăng trưởng, quy mô công ty, tỷ lệ tài sản cố định). Đề tài chưa nghiên cứu các yếu tố của mơi trường bên ngồi tác động đến cấu trúc vốn của cơng ty như: (1) thị trường tài chính, (2) chính sách lãi suất cho vay tại các Ngân hàng, (3) chính sách bảo hộ của Nhà nước (tỷ lệ cổ phiếu Nhà nước nắm giữ trong các DNNN được cổ phần hóa – thơng thường ở Việt Nam tồn tại một thực tế, nhiều DNNN có đặc quyền sử dụng vốn vay quá mức, tiếp cận vốn vay dễ dàng, sử dụng vốn vay kém hiệu quả và dàn trải), (4) sự thay đổi chính sách thuế TNDN, (5) môi trường pháp lý, (6) ngành nghề đặc trưng … Thêm vào đó, các

nhân tố này, được xem như là các đặc tính riêng (phân phối trong sai số) khi chưa đưa vào nghiên cứu nhưng có mối tương quan, tác động nhất định đến các biến nghiên cứu hiện tại như lợi nhuận (PRO), quy mô DN (SIZE), cơ hội tăng trưởng của DN đó trong tương lai… Vì vậy, mơ hình nghiên cứu bị hiện tượng nội sinh nhưng bài nghiên cứu chưa đề cập hướng khắc phục.

Bài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu là các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, chủ yếu là các DN có quy mơ lớn, tình hình tài chính minh bạch, đáp ứng điều kiện niêm yết của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước. Các biến là DN nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ nhỏ và mang tính đặc thù (Cơng ty Thuốc Thú Y Cai Lậy có tổng tài sản khoảng 80 tỷ đồng, thuộc đối tượng DN nhỏ và vừa nhưng được tiếp cận về cơng nghệ và quy trình quản lý của Tập Đồn CP – chun về chăn nuôi, thuốc thú y… hàng đầu tại Thái Lan…). Do đó, mơ hình nghiên cứu chưa giải thích phù hợp cho đối tượng là các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Cuối cùng, bài nghiên cứu chưa xem xét đến mối quan hệ bậc 2, bậc 3 giữa cơ hội tăng trưởng và tỷ lệ nợ (mối quan hệ phi tuyến) nên chưa đánh giá được mối tương quan giữa cơ hội tăng trưởng và tỷ số nợ có phải ln tương quan đồng biến hoặc nghịch biến hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến tỷ số nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)