Sự phù hợp với các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến tỷ số nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71 - 72)

Bảng 4.19: Tác động của các biến độc lập lên tỷ số nợ

Biến độc lập Tác động của biến độc lập lên tỷ số nợ

Kỳ vọng

Mô hình 01 Mô hình 02

GO1

Không có ý nghĩa Ngược chiều (-) +/-

GO2 Có ý nghĩa thống kê

PRO Ngược chiều (-) Ngược chiều (-) +/-

SIZE Cùng chiều (+) Cùng chiều (+) +/-

TANG Cùng chiều (+) Không có ý nghĩa +/-

Đầu tiên, từ kết quả bảng nghiên cứu trên ta thấy kết quả mô hình 01 và 02 chưa cho ra kết quả như kỳ vọng. Bên cạnh đó tại mô hình 02, cơ hội tăng trưởng mà đại diện là giá trị DN theo sổ sách (GO1) có tương quan ngược chiều (-) với đòn bẩy nợ, cho thấy DN Việt Nam có xu hướng càng tăng trưởng và lớn mạnh thì càng ít sử dụng nợ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Gaud (2005) và Raijan & Zingales (1995) nhưng cơ hội tăng trưởng mà đại diện là tỷ lệ chênh lệch tài sản cố định vô hình (GO2) lại không có tác động đáng kể theo mô hình nghiên cứu 02. Thêm vào đó, bài nghiên cứu chưa đánh giá được mối quan hệ phi

tuyến giữa cơ hội tăng trưởng và tỷ lệ nợ như các nghiên cứu trước đây của Pandey (2004), Serasquiro & Macas Nunes (2010) và Mauricio Jara Bertin & cộng sự (2012).

Tiếp đến, tỷ suất sinh lời (PRO) có tác động ngược chiều (-) với giá trị sổ sách và giá trị thị trường của tỷ lệ nợ (BLEV, MLEV) cho thấy DN càng có nhiều lợi nhuận thì càng ít sử dụng nợ. Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng khi DN thực hiện tài trợ cho hoạt động đầu tư, phục vụ hoạt động kinh doanh, tái đầu tư bằng nguồn lợi nhuận giữ lại từ kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả này cũng phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước đây của Raijan và Zingales (1995), Gaud (2005) và Serasquiro & Macas Nunes (2010).

Ngoài ra, quy mô DN (SIZE) cũng tác động cùng chiều (+) với đòn bẩy nợ, cho thấy DN Việt Nam có quy mô càng lớn thì xu hướng sử dụng nợ càng nhiều, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước đây của Raijan và Zingales (1995), Pandey (2004), Gaud (2005), Serasquiro & Macas Nunes (2010).

Cuối cùng, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình (TANG) của mô hình 01 có ảnh hưởng đến giá trị sổ sách của cơ cấu vốn (BLEV) tuy nhiên độ tin cậy không cao, kết quả này phù hợp với hầu hết các kết quả thực nghiệm trên thế giới và của Trần Hùng Sơn (2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến tỷ số nợ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)