Phương pháp tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 99 - 100)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm

Giáo án thực nghiệm được thiết kế dựa trên các thông tin điều tra sơ bộ về hứng thú, nhu cầu của người học về nội dung bài học, nhiệm vụ trong chủ đề. (Phụ lục 3).

Phương pháp thực nghiệm được tiến hành cụ thể ở bài 16 như sau Mục I. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945.

Do thời gian tiết dạy thực nghiệm có hạn nên chúng tôi lựa chọn phương pháp

dạy phù hợp và có hiệu quả nhất đối với nội dung mục này: dạy học theo chủ đề GV chia nhóm, các nhóm chọn nhóm trưởng và thư kí. GV giao vấn đề cho nhóm. Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong một thời gian quy định, các ý kiến đều được thư kí ghi nhận, khuyến khích thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt.

(1) Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa

những ý tưởng không phù hợp, sau cùng thư kí báo cáo kết quả.

Nhóm 1: Tình hình chính trị Việt Nam trong những năm 1939-1945

Nhóm 2: Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1939-1945 Nhóm 3: Tình hình xã hội Việt Nam trong những năm 1939-1945

Tiếp đó giáo viên phát tài liệu tham khảo cho học sinh. Yêu cầu học sinh đọc

trong bốn phút và trả lời câu hỏi.

Sau đó giáo viên kết luận: Cả nước Việt Nam như một đồng cỏ khô, chỉ một tàn lửa nhỏ rơi vào sẽ bùng lên một đám cháy lớn thiêu cháy bè lũ cướp nước và tay sai.

Mục II. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9/1939 đến tháng 3/1945.

Nội dung cụ thể là Hội nghị BCH Trung ương ĐCSĐD 11/1939 và Hội nghị BCH Trung ương ĐCSĐD 5/1941. Để giải quyết nội dung này giáo viên chọn phương pháp dạy học theo dự án. Để thực hiện dự án, trước tiên giáo viên cần lập kế hoạch cho

dự án gồm: Xác định chủ đề, lựa chọn tiểu chủ đề.

nước, mâu thuẫn dân tộc lên tới đỉnh điểm đòi hỏi Đảng phải có chủ trương kịp thời phù hợp với hoàn cảnh trong nước và thế giới.Vì vậy trong những năm 1939-1941 Đảng cộng sản Đông Dương đã liên tiếp họp hội nghị để đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng đến thành công. Trên cơ sở đó, giáo viên xác định chủ đề của dự án mang tên “Các hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939- 1941”.

Để tìm hiểu các hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939-1941, giáo viên lựa chọn chủ đề và tiểu chủ đề: Bằng cách gợi ý, giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn chủ đề nhỏ theo từng nội dung của hội nghị, sẽ có 3 chủ đề được đưa ra định hướng cho học sinh:

Chủ đề 1: Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hội nghị 11/1939? Chủ đề 2: Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hội nghị 5/1941?

Chủ đề 3: Hội nghị 5/1941 hoàn chỉnh hơn hội nghị 11/1939 ở những điểm nào? Xác định công việc cần thực hiện: Từ 3 chủ đề nhỏ, giáo viên cùng học sinh xác định công việc cụ thể, mỗi nhóm là một chủ đề.

Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hội nghị 11/1939? Sưu tầm một số tranh ảnh cũng như tiểu sử của Nguyễn văn Cừ. Em có nhận xét gì về hội nghị 11/1939?

Nhóm 2: Tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hội nghị 5/1941? Sưu tầm một số tranh ảnh, tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc? Em có nhận xét gì về hội nghị 5/1941?

Nhóm 3: Hội nghị 5/1941 hoàn chỉnh hơn hội nghị 11/1939 ở những điểm nào? Rút ra điểm giống nhau và khác nhau của hội nghị 11/1939 và 5/1941?

Lần lượt các nhóm lên báo cáo, cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức và kết thúc bài học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)