Nội dung của NLHT cần phát triển cho HS trong DHL Sở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 40 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.1.3. Nội dung của NLHT cần phát triển cho HS trong DHL Sở trường THPT

Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề, tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống trong cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức và người học cần phải đạt được các năng lực chung. Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội.

Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học.

Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển, đối chiếu với yêu cầu kinh tế - xã hội và điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà giáo dục Việt Nam đã đề xuất chuẩn đầu ra về năng lực chung cần thiết được hình thành và phát triển cho học sinh THPT thông qua Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018) được thể hiện dưới đây:

Hình 1.4. Các năng lực cốt lõi cần phát triển cho HS theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Nguồn: https://taphuan-forum.csdl.edu.vn/topic/ , ngày 13/8/2019.

Như vậy, NLHT là một trong 10 NL chung cốt lõi cần phát triển cho HS. NLHT là sự tổng hợp, đan xen của nhiều thành tố liên quan mật thiết với nhau, trong đó nội dung của NLHT được xác định bởi ba yếu tố cơ bản là: Kiến thức, kĩ năng và thái độ

hợp tác: Kiến thức hợp tác là nêu được khái niệm, mục đích, ý nghĩa hợp tác; phân tích

các KN thành phần như sau: KN tổ chức nhóm hợp tác, KN lập kế hoạch hợp tác, KN tạo môi trường hợp tác, KN giải quyết mâu thuẫn, KN diễn đạt ý kiến, KN lắng nghe và phản hồi, KN viết báo cáo, KN tự đánh giá, KN đánh giá lẫn nhau. Đây là thành tố

biểu hiện cao nhất của NLHT. Thái độ hợp tác:Tích cực hoạt động nhóm: Các thành

viên trong nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm và động viên nhau cùng tham gia; Chung sức hoàn thành nhiệm vụ: Các thành viên trong nhóm đồng tâm, hợp lực hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm, có trách nhiệm với sự thành công của nhóm; Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau: Các thành viên trong nhóm tôn trọng chia sẻ, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Trong ba yếu tố cấu thành NLHT thì kỹ năng hợp tác là yếu tố cần và quan

trọng, bởi vì muốn làm tốt công việc, con người phải có kĩ năng. Kỹ năng không chỉ

đòi hỏi con người phải có kiến thức sâu sắc và thái độ đúng đắn về đối tượng mà phải biết vận dụng vốn kiến thức và thái độ đó để hành động đúng, đạt kết quả cao. Trải qua quá trình học tập rèn luyện, kĩ năng của HS sẽ dần trở nên thành thục, uyển chuyển và là “tài sản” quý giá của mỗi người. Từ việc phát triển được các kỹ năng hợp tác, học sinh cũng sẽ có kiến thức và thái độ đúng đắn trong quá trình hợp tác.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, cùng với việc căn cứ vào mục tiêu giáo dục HS THPT, mục tiêu giáo dục của bộ môn Lịch sử, biểu hiện của NLHT trong DHLS, chúng tôi xác định hệ thống NLHT cần phát triển cho học sinh trong quá trình DHLS ở trường THPT qua bảng sau:

Bảng 1.3: Hệ thống năng lực hợp tác

STT Tên năng lực Biểu hiện

1 Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử

Học sinh tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và dân tộc.

2 Năng lực thực hành bộ môn lịch sử

Học sinh quan sát, đọc và trình bày diễn biến trên bản đồ, lược đồ…

3

Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau.

Học sinh xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau, thông qua đó lí giải được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. Đó là chỉ ra mối quan hệ của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử, với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước; những tác động tích cực hoặc tiêu cực của tình hình thế giới đối với lịch sử Việt Nam...qua đó lí giải nguồn gốc,bản chất của mối quan hệ, tác động qua lại giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử đó.

4 So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa

Học sinh so sánh, phân tích một nhân vật hay một sự kiện lịch sử, phản biện các nhận định, luận điểm lịch sử, khái quát một giai đoạn.Từ đó thấy được tác động, ảnh hưởng của sự kiện đối với sự phát triển của lịch sử.

5 Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử.

Học sinh nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử, các hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao...rút ra bài học lịch sử.

6 Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đạt ra

Học sinh biết vận dụng kiến thức lịch sử và liên hệ với thực tiễn để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hiện nay: xung đột trên thế giới, tranh chấp biên giới, biển đảo...

7 Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử

Học sinh biết sử dụng ngôn ngữ lịch sử qua các thời kì để trình bày, lập luận các vấn đề lịch sử, qua đó thể hiện được chính kiến của mình về các vấn đề đó, như lập luận khẳng định hoặc phủ định các nhận định. Học sinh nhận xét về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay nhân vật lịch sử...

Trên đây là bảng hệ thống năng lực hợp tác và được biểu hiện ở từng mức độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)