Những yêu cầu cơ bản khi phát triển năng lực hợp tác trong DHLS Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 64 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Những yêu cầu cơ bản khi phát triển năng lực hợp tác trong DHLS Việt Nam

lớp 12

Bất cứ các hoạt động giáo dục nào ở trường phổ thông đều phải thông qua các biện pháp sư phạm cụ thể. Các biện pháp này phải tuân thủ những yêu cầu sư phạm có tính nguyên tắc. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, vừa nâng cao được chất lượng dạy học lịch sử, vừa phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và phát triển cho học sinh các năng lực xã hội, trong đó có NLHT. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo sử dụng khi phát triển NLHT trong dạy học lịch sử.

Thứ nhất, đảm bảo khắc sâu được kiến thức cơ bản cho học sinh.

Trong DHLS ở trường phổ thông, người ta không thể cung cấp nhiều kiến thức vì không đủ thời gian và không vừa sức HS. Do vậy, phải lựa chọn kiến thức từ kho tàng khổng lồ của khoa học lịch sử để đưa vào chương trình học. Những kiến thức lựa chọn ấy được gọi là “kiến thức cơ bản”.KTCB là kiến thức tối ưu, cần thiết cho việc hiểu biết của học sinh về lịch sử thế giới và dân tộc. Nó gồm nhiều yếu tố: sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử, các biểu tượng, khái niệm lịch sử, các quy luật, nguyên lý, phương pháp học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Do

đó, khi xác định các biện pháp DH nhằm phát triển NLHT cho HS, trước hết phải xác định được kiến thức cơ bản của bài học, kiến thức nào HS cần hiểu kĩ, ghi nhớ, khắc sâu; kiến thức nào để mở rộng sự hiểu biết cho các em mà không cần nhớ kĩ. Những biện pháp được lựa chọn phải phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS khi nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, đồng thời phát triển cho HS các biểu hiện của NLHT như biết lắng nghe, chia sẻ học tập với các bạn, tinh thần trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, sẵn sàng giúp đỡ các bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung...

Thứ hai, phát triển năng lực hợp tác cho học sinh phải căn cứ vào mục tiêu dạy học để lựa chọn biện pháp phù hợp.

Mục tiêu dạy học là cái đích mà học sinh phải đạt được sau khi học; đó chính là “đích” cuối cùng mà cả thầy và trò đều phải hướng tới. Như vậy, theo quan điểm “dạy học hướng vào học sinh,” thì mục tiêu dạy học đề ra là hướng vào phía học sinh, chứ không phải phía giáo viên.Mục tiêu thực hiện là một lời phát biểu mô tả kết quả thực hiện đã dự định của học sinh vào cuối buổi dạy. Dù là giáo dục định hướng nội dung hay định hướng năng lực thì đạt được mục tiêu của bài học trên cả ba mặt kiến thức, thái độ, kĩ năng cũng là yêu cầu tiên quyết cần hướng tới trong giảng dạy. Chính vì vậy,phát triển NLHT cho học sinh trong DHLS ở trường THPT cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu bài học để có thể lựa chọn được các biện pháp tổ chức dạy học đa dạng, phong phú nhưng phù hợp. Để sao cho đạt được mục tiêu bài học nhưng cũng đảm bảo được sự tiến bộ về năng lực của người học. Thực hiện được mục tiêu bài học sẽ phát triển được ở người học các năng lực, các phẩm chất tư duy, các kĩ năng hành động, hình thành thái độ và cả niềm say mê học tập đối với môn học.

Thứ ba, đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể của việc dạy học.

Trong DHLS phải tạo nên khó khăn vừa sức, những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tương ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của HS.Tính vừa sức đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT. Để đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm cá biệt trong điều kiện tiến hành dạy và học với cả lớp cần:

(1) Xác định mức độ tính chất khó khăn trong quá trình dạy học để thiết lập những cách thức chủ yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng nhận thức của

học sinh, suy nghĩ những biện pháp tiến hành chung với cả lớp và với từng học sinh. (2) Phối hợp hình thức lên lớp, hình thức độc lập của học sinh và hình thức học tập nhóm tại lớp, trước tập thể lớp, giáo viên đề ra nhiệm vụ chung và dưới sự chỉ đạo của giáo viên, từng cá nhân suy nghĩ cách giải quyết và trong thời gian đó, giáo viên giúp đỡ những học sinh yếu kém.

(3) Cách tiến hành dạy học như vậy không chỉ giáo dục tinh thần tập thể cho học sinh, mà từng học sinh giúp đỡ lẫn nhau nên nhiệm vụ học tập đề ra trở nên vừa sức mỗi người.

(4) Nội dung hoạt động ngắn gọn, dễ hiểu. Các hoạt động được tổ chức trong không gian thích họp, thời gian hoạt động không quá ngắn dẫn tới tình trạng mang tính hình thức và không quá dài gây mất thời gian.

(5) HS chỉ có được các kĩ năng, phát triển năng lực của bản thân nếu các em thật sự cố gắng. GV đề ra những câu hỏi một cách vừa sức với khả năng của các em, qua đó đòi hỏi học sinh phải nỗ lực sáng tạo, có thái độ tích cực hợp tác trong học tập, đồng thời cũng khai thác được những khả năng tiềm ẩn của mỗi học sinh.

Thứ tư, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, phương tiện.

PPDH là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. Không có một phương pháp dạy học nào toàn năng phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu và nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát triển NLHT, phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.

Phương tiện dạy học là các phương tiện sư phạm đối tượng - vật chất do giáo viên và học sinh sử dụng dưới sự chỉ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học, tạo những điều kiện cần thiết nhằm đạt được mục đích dạy học. Chức năng chủ yếu của phương tiện dạy học là tạo điều kiện cho học sinh nắm vững chính xác, sâu sắc kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách của học sinh. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, phương tiện dạy học đã chứng tỏ vai trò to lớn của mình ở tất cả các khâu: tạo động cơ, hứng thú học tập của học sinh;

cung cấp các cứ liệu nhằm khái quát hoá hoặc kiểm chứng các kiến thức về các khái niệm, biểu tượng; sử dụng trong việc ôn tập, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng của học sinh; hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng...

Như vậy, để việc dạy học phát triển NLHT có hiệu quả cần phải nắm vững các yêu cầu sư phạm cần thiết. Đây cũng là căn cứ tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)