Hệ thống năng lực hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 43 - 49)

STT Tên năng lực Biểu hiện

1 Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử

Học sinh tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và dân tộc.

2 Năng lực thực hành bộ môn lịch sử

Học sinh quan sát, đọc và trình bày diễn biến trên bản đồ, lược đồ…

3

Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau.

Học sinh xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau, thơng qua đó lí giải được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. Đó là chỉ ra mối quan hệ của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử, với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước; những tác động tích cực hoặc tiêu cực của tình hình thế giới đối với lịch sử Việt Nam...qua đó lí giải nguồn gốc,bản chất của mối quan hệ, tác động qua lại giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử đó.

4 So sánh, phân tích, phản biện, khái qt hóa

Học sinh so sánh, phân tích một nhân vật hay một sự kiện lịch sử, phản biện các nhận định, luận điểm lịch sử, khái quát một giai đoạn.Từ đó thấy được tác động, ảnh hưởng của sự kiện đối với sự phát triển của lịch sử.

5 Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử.

Học sinh nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử, các hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao...rút ra bài học lịch sử.

6 Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đạt ra

Học sinh biết vận dụng kiến thức lịch sử và liên hệ với thực tiễn để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hiện nay: xung đột trên thế giới, tranh chấp biên giới, biển đảo...

7 Thông qua sử dụng ngơn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử

Học sinh biết sử dụng ngôn ngữ lịch sử qua các thời kì để trình bày, lập luận các vấn đề lịch sử, qua đó thể hiện được chính kiến của mình về các vấn đề đó, như lập luận khẳng định hoặc phủ định các nhận định. Học sinh nhận xét về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay nhân vật lịch sử...

Trên đây là bảng hệ thống năng lực hợp tác và được biểu hiện ở từng mức độ nhận thức, hành động của học sinh trong dạy học Lịch sử từ nhận biết đến quan sát, so sánh, đánh giá, vận dụng vào thực tiễn đời sống.Vì vậy, việc phát triển NLHT trong dạy học cần trải qua một quá trình rèn luyện của cả HS và giảng dạy của GV.

1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học lịch sử. học lịch sử.

1.1.4.1. Vai trò của việc phát triển NLHT trong dạy học lịch sử

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của cơng nghệ thơng tin kiến thức khơng cịn là tài sản riêng của trường học. Học sinh có thể tiếp nhận thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn thơng tin đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là phải đổi mới cách dạy và cách học. Xu hướng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học để phát triển năng lực đang là mục tiêu của nền giáo dục hiện đại nhằm đào tạo những con người phát triển toàn diện trước yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong các năng lực cốt lõi thì việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Lịch sử có vai trị đặc biệt quan trọng không chỉ đối với học tập Lịch sử mà cịn vơ cùng cần thiết trong cuộc sống.

Đối với nhà trường: Phát triển NLHT cho học sinh giúp nâng cao hiệu quả của

nhà trường trong nhiệm vụ phát triển nhận thức, nhân cách, tình cảm của HS. Nhà trường trở thành một xã hội thu nhỏ, trong đó mỗi HS được bình đẳng, có cơ hội được giáo dục và phát triển như nhau, đồng thời cải thiện các mối quan hệ xã hội có tính chất giới, tôn giáo, thành phần của HS trong phạm vi nhà trường. Nâng cao được chất lượng giáo dục của trường, đào tạo những con người có các kĩ năng tư duy, kĩ năng cộng tác, giao tiếp; tạo cho HS lòng tin vào kiến thức hàn lâm.

Đối với giáo viên: Phát triển NLHT giúp cho GV:

(1) Đạt được mục tiêu: nâng cao chất lượng bài giảng và hình thành, phát triển các kĩ năng sống, nhân cách cho HS.

(2) Tạo mối quan hệ thầy trò gần gũi, giúp nhiều cho GV trong quá trình giáo dục HS, nhất là HS cá biệt.

(3) GV có cơ hội thể hiện nhiều vai trị khác nhau, khơng chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà cịn là người tổ chức, quản lí, giám sát, động viên cũng như nhắc nhở khi HS hoạt động hợp tác nhóm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn (4) GV cũng có cơ hội phát hiện những tiềm năng của HS, từ đó lên kế hoạch bồi dưỡng để phát huy năng lực đó.

Đối với HS:

(1) HS được học cách cộng tác trên nhiều phương diện.Từ đó tạo thành cơng trong học tập, HS đạt được thành tích tốt về kiến thức. Ưu điểm này đạt được trong quá trình trao đổi học hợp tác, làm tăng khả năng khám phá, phát triển thao tác tư duy của HS thông qua các hoạt động giải quyết mâu thuẫn; tìm kiếm, lựa chọn, phân tích thơng tin…

(2) Tăng cường khả năng tư duy phê phán cho HS, vì nhiệm vụ của mỗi cá nhân là tìm kiếm, kiểm tra, đánh giá thơng tin một cách hợp lí, sau đó lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Hs được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm. Qua cách học đó, kiến thức của HS sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học, tư duy phê phán của HS được rèn luyện và phát triển.

(3) Phát triển năng lực hợp tác giữa các học sinh. Thông qua các hoạt động hợp tác trong học tập, HS hình thành thói quen sống và làm việc có sự phân cơng cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau với các HS khác trong cộng đồng. Đây cũng là mục tiêu của giáo dục: chuẩn bị cho xã hội những con người dễ thích nghi với cuộc sống thực tế.

(4) Phát triển các kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác. Các kỹ năng này được hình thành và phát triển khi HS tham gia vào các hoạt động thảo luận, khi đó HS phải biết cách trình bày ý kiến, bảo vệ ý kiến cá nhân, biết cách lắng nghe ý kiến người khác… Ngoài ra khi làm việc trong nhóm, HS có cơ hội phát triển năng lực quản lí, lãnh đạo, đưa ra các quyết định cần thiết.

(5) Tác động đến ý thức học tập của HS. Khi tham gia hoạt động học tập, HS sẽ tự tìm tịi kiến thức, điều đó tác động tính cực đến sự nhận thức trình độ kiến thức của cá nhân, từ đó HS sẽ có nhu cầu hồn thiện kiến thức của bản thân bằng nhiều cách khác nhau.

(6) Tạo tâm lí giờ học thoải mái cho HS. Trong bầu khơng khí thân thiện vui vẻ, người học sẽ cảm giác hứng thú, tăng sức chịu đựng, làm việc lâu mệt mỏi. Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân,

cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới và học hỏi lẫn nhau.

(7) Giúp cho HS dễ hịa nhập xã hội. Nhờ khơng khí thảo luận cởi mở nên hs, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em học được trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp HS dễ hịa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt, bởi HS lĩnh hội các kiến thức xã hội, học được các hành vi ứng xử qua các buổi thảo luận.

(8) HS nắm được kiến thức bài học nhưng vẫn bảo đảm có tính thực tế, từ đó thành tích học tập của HS sẽ được nâng cao nhờ sự hiểu biết sâu sắc. Sau mỗi buổi thảo luận, HS sẽ tự nhận xét về ưu và nhược điểm của bản thân, từ đó có định hướng nghề nghiệp sau này.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, phát triển NLHT trong dạy học sẽ góp phần tích cực vào việc giúp HS hòa nhập với cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường. HS sẽ trở thành một người lao động năng động, sáng tạo, có kiến thức và kỹ năng mang tính chuyên nghiệp, biết tiếp thu ý kiến , chịu học hỏi, chịu thay đổi ,có tinh thần đồng đội ,có trách nhiệm cao với cơng việc, hoạt bát, tự tin, giỏi giao tiếp.

1.1.4.2. Ý nghĩa của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học lịch sử

Môn Lịch sử ở trường THPT nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành thế giới quan khoa học, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động…và năng lực hợp tác. Việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Về kiến thức, phát triển năng lực hợp tác giúp học sinh mở rộng, củng cố, khắc

sâu kiến thức cơ bản về các sự kiện lịch sử, hiện tượng… Qua đó HS hiểu được q trình phát triển của lịch sử dân tộc, những chuyển biển của các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục…thấy được quy luật tất yếu trong tiến trình đi lên của loài người. Đồng thời giúp các em có thể giải thích, liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó làm giàu thêm vốn tri thức, hình thành thế giới quan cho học sinh.

Về kỹ năng, phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học lịch sử giúp

các em hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ môn như kỹ năng ghi nhớ, hình dung, tưởng tượng, tái hiện; phát triển kỹ năng tư duy logic (so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá, phản biện,…) đặc biệt nhất là kỹ năng phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (điều tra, thu thập, xử lý thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề, lựa chọn giải pháp phù hợp nhất…) và thực tiễn cuộc sống hiện nay,từ đó hình thành các năng lực: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp… Do đó ở trường THPT việc đặt HS trước các tình huống có vấn đề - đúng hơn hướng dẫn cho các em ln ln đứng trước tình huống có vấn đề và cùng thảo luận sẽ làm phát huy tính tích cực trong học tập Lịch sử. Nó khơng chỉ đem lại kiến thức mới cho HS (chức năng giáo dưỡng) mà còn bồi dưỡng cho các em phẩm chất, đạo đức trong học tập như kiên trì, nhẫn nại.

Về thái độ, phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học lịch sử góp

phần hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho học sinh như: bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội; lòng tự hào dân tộc, lịng tơn vinh và trọng những người có cơng với đất nước; có thái độ tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập; có niềm tin về sự tiến bộ; có tinh thần nhân ái; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội; có ý chí vượt khó vươn lên, khắc phục và giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Bên cạnh đó phát triển NLHT cho HS trong dạy học LS ở trường THPT cịn góp phần hình thành động cơ học tập cho HS. Sự nảy sinh động cơ HT lúc đầu xuất phát từ ý thức trách nhiệm phải hoàn thành nhiệm vụ , từ những yêu cầu bài tập của GV đã thúc đẩy hoạt động HT của HS hay nói cách khác đây là những động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong của người học chủ yếu nằm ở trong bản thân mỗi người và xuất phát từ chính hoạt động hợp tác. Được tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập, hợp tác hy vọng khám phá những cái mới, sự cố gắng hiểu biết, mong muốn tiến bộ trong học tập hay cảm giác thỏa mãn khi hoàn thành nhiệm vụ học tập đều là những động cơ bên trong.

Tóm lại, phát triển NL học sinh nói chung và phát triển NLHT trong DHLS nói riêng có vai trị và ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bộ môn LS và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ mơn LS ở trường THPT. Đặc biệt, phát triển NLHT trong DHLS còn thực hiên việc đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng phát triển NL người học hiện nay.

Để có những nhận xét khách quan, khoa học về nhận thức và thực tiễn phát triển NLHT trong DHLS ở trường THPT, làm căn cứ cho công tác nghiên cứu luận văn, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát với một số lượng tương đối lớn GV và HS ở các trường THPT.

1.2.1. Mục đích và đối tượng điều tra

Mục đích: Điều tra thực tế việc dạy học lịch sử nói chung và dạy học LSVN nói

riêng, nhận thức của GV và HS về vai trò và ý nghĩa của việc tạo biểu tượng về những biến cố lớn trong DHLS, các yêu cầu và biện pháp sư phạm mà GV sử dụng để phát triển năng lực hợp tác trong DHLS, sự chỉ dẫn, giao việc của GV đối với HS trước mỗi giờ lên lớp, những khó khăn mà GV, HS gặp phải trong q trình phát triển năng lực hợp tác, từ đó đề xuất các yêu cầu và biện pháp phát triển năng lực hợp tác trong dạy học Lịch Sử Việt Nam lớp 12.

Đối tượng: Công tác điều tra được tiến hành đối với 13 GV (THPT Lương Tài:

5; THPT Lương Tài 2: 4; THPT Lương Tài 3: 4) và 200 HS (THPT Lương Tài: 100; THPT Lương Tài 2: 60; THPT Lương Tài 3: 40 ) trong năm học (2019 - 2020) tại các trường THPT trên địa bàn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.

1.2.2. Phương pháp và nội dung điều tra

Phương pháp: Chúng tôi sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau (dự giờ,

trao đổi chuyên môn với GV…). Việc điều tra được tiến hành một cách khách quan để đạt kết quả tốt nhất. Chúng tôi đã trực tiếp đến các trường để quan sát, dự giờ, trao đổi, tiếp xúc với các GV và HS, trên cơ sở đó rút ra những kết luận bước đầu về tình hình dạy học lịch sử nói chung, và việc phát triển năng lực hợp tác trong DHLS nói riêng. Chúng tơi đã phát phiếu điều tra theo mẫu để thăm dò ý kiến của GV và HS, để thấy được nhận thức của GV đồng thời thấy được thực trạng DHLS trong trường THPT, mặt khác nắm bắt những hạn chế để đề ra những biện pháp khắc phục.

Nội dung điều tra

Đối với GV: Chúng tôi sử dụng một số câu hỏi để điều tra quan điểm của GV

về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực hợp tác trong DHLS ở trường phổ thơng, đồng thời tìm hiểu những trở ngại trong việc phát triển năng lực hợp tác trong DHLS của GV (Phụ lục 1.1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn triển năng lực hợp tác trong DHLS và thực trạng của việc DHLS ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)