Nhận thức của HS về vấn đề phát triển NLHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 52 - 102)

Câu hỏi Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Câu 1: Em có thích học mơn Lịch sử ở trường THPT khơng? Rất thích 10 5 Bình thường 108 54 Thích 34 17 Khơng thích 48 24

Câu 2: Theo em năng lực hợp tác là gì? Là sự đoàn kết của cộng đồng

giúp nhau vượt qua khó khăn,thử thách

40 20,1

Là khả năng hợp tác tác giữa người với người

43 21,3

Là NL biết phối hợp các thành viên trong nhóm

113 41,2

Là năng lực của mỗi con người trong việc tham gia vào một hay nhiều công việc chung

30 17,4

Câu 3: Theo em, dạy học phát triển NLHT trong DHLS có cần thiết khơng?

Có 170 85

Khơng 30 15

Câu 4: Trong quá trình học tập mơn Lịch sử em có được các thầy cô phát triển NLHT không?

Thường xuyên 40 20

Hiếm khi 20 10

Thỉnh thoảng 130 65

Không bao giờ 10 5

Câu 5: Trong giờ học Lịch sử, thầy (cơ) của em có thường sử dụng các phương pháp tích cực để phát triển NLHT cho các em không?

Thường xuyên 40 20

Thỉnh thoảng 80 40

Không bao giờ 60 40

Câu 6: Mức độ hứng thú của em với các phương pháp trên như thế nào?

Thường xuyên 70 35

Thỉnh thoảng 80 40

Không bao giờ 50 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DHLS ở trường phổ thông hiện nay được thể hiện ở các vấn đề sau:

Thứ nhất: Về nhận thức của HS đối với môn lịch sử và NLHT trong DHLS.

Kết quả cho thấy phần lớn học sinh vẫn thờ ơ chưa có hứng thú với mơn học. Trong tổng số học sinh điều tra thì kết quả thu được là 54% số học sinh được khảo sát tỏ thái độ bình thường và 24% các em tỏ rõ thái độ khơng thích mơn Lịch sử. Đây là một thực tế đáng suy ngẫm về thực trạng dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông. Tuy phần lớn học sinh khơng u thích mơn Lịch sử nhưng khi được hỏi mức độ hứng thú của các em khi phát triển NLHT trong DHLS thì rất nhiều học sinh tỏ thái độ hào hứng, sôi nổi. Các em đặt ra nhiều câu hỏi, thắc mắc và bày tỏ sự hứng thú của mình với việc dạy học phát triển NLHT. Đa số HS có những hiểu biết nhất định về khái niệm năng lực hợp tác. Các em đánh giá cao vai trò, ý nghĩa to lớn của việc phát triển NLHT trong DHLS. Điều này được thể hiện rõ trong biều đồ dưới đây:

Biểu đồ 1.3. Vai trò của Phát triển NLHT đối với HS trong DHLS

Kết quả trên của biểu đồ chứng tỏ học sinh đã ý thức được vai trò to lớn, sự cần thiết của việc phát triển NLHT trong DHLS ở trường THPT. Điều này cũng lý giải được vì sao học sinh mong muốn được giáo viên giảng dạy theo hướng phát huy năng lực hơn là “phương pháp thầy đọc trò chép”.

Thứ hai: Thực trạng biểu hiện về NLHT.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi NLHT của HS ở mức độ nào? Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

20.10%

21.30% 41.20%

17.40%

HS được học cách cộng tác trên nhiều phương diện

Tăng cường khả năng tư duy phê phán cho HS Phát triển các kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác

Tác động đến ý thức học tập của HS

Biểu đồ 1.4. Thực trạng biểu hiện về NLHT

Như vậy, kết quả cho thấy mặc dù HS có nhận thức được về NLHT, vai trò và ý nghĩa của NLHT, sự cần thiết phát triển NLHT nhưng biểu hiện về hợp tác của HS vẫn ở mức trung bình. Điều đó địi hỏi cần có biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao thái độ HT cho HS, làm cơ sở rèn luyện các KNHT, phát triển NLHT cho các em.

Thứ ba: Về hứng thú của học sinh đối với các phương pháp dạy học

Kết quả khảo sát cho thấy đa số HS đều thích những phương pháp: Thảo luận nhóm, dạy học dự án, dạy học theo chủ đề .Trong khi đó các phương pháp thuyết trình, vấn đáp, sử dụng sách giáo khoa chỉ đạt tỉ lệ hạn chế. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.5. Tổng hợp ý kiến học sinh về mức độ yêu thích đối với các phương pháp học tập môn Lịch sử (Tỷ lệ %)

5% 38% 52% 5% tốt khá trung bình yếu 73.20% 60.10% 59.20% 23.30% 28.70% 24.20% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% Thảo luận nhóm

Dạy học dự án Dạy học theo

chủ đề Thuyết trình Vấn đáp Trực quan Thảo luận nhóm Dạy học dự án Dạy học theo chủ đề Thuyết trình Vấn đáp Trực quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Biểu đồ trên cho thấy phương pháp dạy học nhóm chiếm ưu thế, ngồi ra phương pháp dạy học chủ đề, dự án có vai trị quan trọng để phát triển NLHT trong DHLS. Đây là cơ sở quan trọng để GV áp dụng tích cực các phương pháp dạy học này trong quá trình DHLS để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển NLHT trong DHLS.

Như vậy kết quả điều tra cho thấy GV, HS ở các trường THPT huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh đã có những nhận thức đúng đắn về vấn đề phát triển năng lực nói chung cũng như NLHT cho học sinh trong DHLS nói riêng. GV đã nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của phát triển năng lực hợp tác trong DHLS. Tuy nhiên, thực tế phát triển năng lực hợp tác trong DHLS còn tồn tại những vấn đề như sau:

Với thời lượng 45 phút, trong khi khối lượng kiến thức lịch sử nhiều nên khi được hỏi về các biện pháp nhằm phát triển NLHT cho HS trong DHLS một số GV vẫn chủ yếu lựa chọn các PPDH truyền thống cịn những PPDH tích cực khác thì ít được chú ý và sử dụng. GV thường chỉ sử dụng SGK, SGV mà thiếu các tài liệu tham khảo khác. Vì vậy, việc dạy học rơi vào tình trạng lặp lại SGK, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH. Thêm vào đó, một thực trạng khách quan là: trong giảng dạy, học tập, thi cử ở trường phổ thơng mơn lịch sử chưa được coi trọng, thậm chí nhiều lúc cịn được coi là mơn phụ. Tình trạng này dẫn tới HS chán học, ngại học môn sử, chỉ học thụ động, đối phó.

Những khó khăn mà GV lịch sử gặp phải trong quá trình dạy học là khơng nhỏ, dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao. Giải quyết tình trạng này như thế nào là cơng việc của cả xã hội, của ngành giáo dục. Việc tìm ra các biện pháp, phương pháp giảng dạy phù hợp, sáng tạo, nâng cao chất lượng bài học, phát triển năng lực cho học sinh là một việc làm có ý nghĩa quan trọng.

Tiểu kết chương 1

Phát triển NLHT có vai trị rất quan trọng trong DHLS ở trường phổ thông. Thơng qua q trình tìm hiểu, phân tích và tổng hợp, luận văn góp phần làm rõ thêm khái niệm, vai trò, ý nghĩa và một số yêu cầu phát triển NLHT làm cơ sở giúp giáo viên có điều kiện vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, phát huy được năng lực tư duy, NLHT của học sinh. Kết quả khảo sát thực trạng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông cho thấy giáo viên đã có nhận thức đúng về khái niệm, vai trò, ý nghĩa của phát triển NLHT. Tuy nhiên, cịn gặp nhiều hạn chế và khó khăn trong q trình triển khai. Những vấn đề trên là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, hình thức và biện pháp phát triển NLHT trong DHLS nói chung và chương trình LSVN lớp 12 nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 2

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 THPT Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI

TỈNH BẮC NINH

2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung của Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT

2.1.1. Vị trí

Cấp THPT là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thơng, có trách nhiệm hồn thành việc giáo dục phổ thơng cho thế hệ trẻ. Môn LS lớp 12 thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, có vai trị quan trọng trong việc giáo dục HS trở thành công dân của TK XXI, với những phẩm chất nổi bật như: năng động, tự tin, hợp tác và hành động có hiệu quả, góp phần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước,, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc.

LSVN (1919 - 2000) thuộc chương trình lớp 12 THPT. Qua việc tìm hiểu nội dung kiến thức LSVN 1919-2000 giúp HS nắm vững những vấn đề chủ yếu của lịch sử dân tộc thời kì sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến công cuộc đổi mới cúa Đảng cộng sản Việt Nam. LSVN từ 1919 - 2000 có vai trị làm cầu nối, giúp HS có cái nhìn tổng thể, đúng đắn và khoa học về bức tranh LSVN. Mặt khác đây là nội dung kiến thức vơ cùng quan trọng trong kì thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi và những chương trình LS trên truyền hình. Do đó, giai đoạn LSVN (1919-2000) là một phần kiến thức hết sức quan trọng.

2.1.2. Mục tiêu

Về kiến thức: DHLS Việt Nam từ 1919 đến 2000 giúp HS:

(1) Biết: Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ 1919-2000 với những thắng

lợi tiêu biểu như Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930), Cách mạng tháng Tám thành công (1945), kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1945-1954), kháng chiến chống Mĩ thắng lợi (1954-1975), công cuộc đổi mới (1986)…

(2 ) Hiểu: Học sinh hiểu được kết quả của các cuộc đấu tranh dân tộc và giai

cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong những năm 20 thế kỉ XX dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Quá trình chuẩn bị lâu dài của Đảng và nhân dân trong suốt 15 năm đã dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa. Âm mưu, bản chất quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, Mĩ và nguyên nhân đấu tranh của nhân dân ta giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Quá trình đổi mới của đất nước trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều biến động

(3) Vận dụng: Học sinh đánh giá được ý nghĩa quan trọng sự ra đời của Đảng

cộng sản Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kì Lịch sử, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và những thành tựu trong công cuộc đổi mới.

Về kỹ năng

Rèn luyện cho HS kĩ năng sưu tầm, nắm vững tài liệu, phân tích, khái quát, rút ra kết luận về các sự kiện đã học. Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử, tranh ảnh tư liệu phục vụ cho bài học, kĩ năng tư duy, thực hành và định hướng phát triển các kĩ năng sống cho HS.

Về thái độ

Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào dân tộc, ý thức sáng tạo - đổi mới trong lao động, học tập, niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới của đất nước

Định hướng phát triển năng lực

Học phần LSVN giai đoạn (1919-2000) góp phần phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực phản biện,năng lực giả quyết vấn đề…Việc xác định một số yêu cầu trên là cơ sở để chúng tôi xây dựng các biện pháp phát triển năng lực học sinh trong q trình dạy học bộ mơn Lịch sử ở trường THPT. Đồng thời là căn cứ tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

2.1.3. Nội dung cơ bản

Nội dung cơ bản của khóa trình lịch sử Việt Nam 1919 - 2000 lớp 12 được thể hiện trong 5 chương 26 bài, cụ thể như sau:

Chương 1: 1919 - 1930: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra

đời năm 1930.

Sau chiến tranh thế giới I, Pháp làm chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vơ sản. Hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn động của Nguyễn Ái Quốc đã làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp.Ba tổ chức Công sản VN ra đời.ĐCS VN ra đời 3/2/1930 chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

Chương 2:1930 - 1945: Từ sau khi Đảng Cộng sản VN ra đời đến 2/9/1945.

Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và “khủng bố trắng“ của Pháp đã làm bùng nổ phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 -1931. Vận động dân chủ 1936 -1939.Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình tập dượt trong 10 năm từ khi Đảng ra đời.

Chương 3:1945 - 1954: Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến ngày

21/7/1954.

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa được thành lập,nước ta gặp mn vàn khó khăn.Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) tiến hành trong điều kiện đã độc lập và có chính quyền ; kháng chiến chống Pháp xâm lược.Chiến thắng lịch sử Điện biên phủ 1954, Pháp rút khỏi nước ta

Chương 4:1954 - 1975: Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm

1954 đến ngày 30-4-1975.

Nhiệm vụ cách mạng từng miền và nhiệm vụ chung của cả nước là “Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.Miền Nam đấu tranh chính trị phát triển lên “Đồng khởi”, rồi chiến tranh giải phóng.Đánh bại chiến lược thống trị và xâm lược thực dân mới của Mỹ: đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương”; “Chiến tranh đặc biệt”; “Chiến tranh cục bộ”; “Việt Nam hóa chiến tranh”.Hiệp định Pari kí kết tạo điều kiện thắng lợi cho ta tiến tới thắng lợi lịch sử 1975.Miền Bắc: quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, làm nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam.

Chương 5:1975 - 2000: Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước năm 1975 đến năm 2000.

Cách mạng Việt nam chuyển sang thời kỳ Cách mạng xã hội chủ nghĩa.Trong 10 năm đầu (1976-1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh thành tựu và ưu điểm, cách mạng nước ta gặp khơng ít khó khăn, yếu kém, sai lầm, khuyết điểm đòi hỏi phải đổi mới.Từ Đại Hội VI (12-1986) của Đảng, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên. Đến 2000, đã thực hiện được ba kế

hoạch Nhà nước 5 năm.Công cuộc đổi mới đã giành thắng lợi, từng bước đưa đất nước ta lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

2.2. Xác định hệ thống kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) cần khai thác để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. khai thác để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.

Căn cứ vào vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam 1919 - 2000, chúng tôi xác định hệ thống kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam 1919-2000 cần khai thác để phát triển NLHT cho HS, thể hiện trong bảng sau:

Nội dung kiến thức Lịch sử Nội dung phát triển năng lực học tập Bài 12: Phong

trào dân tộc dân chủ 1919-1925

Mục I. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam - Những chuyển biến mới về kinh tế - Sự chuyển biến mới về giai cấp xã hội ở Việt Nam

- Phát triển năng lực tổ chức và quản lý nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập - HS hăng hái bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm

Mục II. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 52 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)