Trong hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 85 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Trong hoạt động ngoại khóa

2.4.2.1. Tổ chức dạ hội lịch sử

Trong các hình thức ngoại khóa, dạ hội lịch sử là hình thức mang tính tổng hợp, khó thực hiện nhưng lại thu hút được nhiều HS tham gia. Dạ hội lịch sử đòi hỏi sự phối hợp tổ chức của GV cùng với nhiều nhóm HS. Trong DHLS, dạ hội tạo điều kiện cho HS tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa các sự kiện với bối cảnh lịch sử nhất định, giữa các nhân vật LS với nhau…Vì vậy, dạ hội lịch sử không chỉ góp phần làm phong phú thêm vốn tri thức, khơi dậy những xúc cảm nơi người học mà còn có ưu thế trong việc phát triển NLHT cho HS. NLHT thể hiện ở chỗ HS được rèn luyện khả năng làm việc độc lập, khả năng tổ chức nhóm, cộng tác giữa các thành viên với nhau, khả năng diễn đạt và giao tiếp,bồi dưỡng năng khiếu biểu hiện…Dạ hội lịch sử không chỉ tạo được hứng thú cho người học mà đảm bảo.

Quy trình của buổi dạ hội lịch sử gồm các bước sau:

Bước 1: Bắt đầu buổi dạ hội, Ban tổ chức mở đầu buổi dạ hội bằng ba bài hát

hát và chơi trò chơi tập thể.

Bước 2: Khai mạc dạ hội

Ban tổ chức giới thiệu đại biểu tới dự (nếu có), giới thiệu chủ đề dạ hội, mục đích, ý nghĩa của buổi dạ hội. Công bố chương trình theo bản chương trình mà Ban tổ chức đã thống nhất. Giới thiệu người dẫn chương trình lên điều hành buổi dạ hội. Người điều khiển chương trình phải nắm vững nội dung chính của buổi dạ hội để hướng mọi người đến những vấn đề chủ yếu đã đề ra, đồng thời phải linh hoạt, tùy cơ ứng biến.

Bước 3: Tiến hành nội dung buổi dạ hội.

Người dẫn chương trình nêu vấn đề, phổ biến nội dung thông qua các hình thức: diễn giảng (nói chuyện theo chủ đề như chính trị, thời sự, khoa học kỹ thuật…); tọa đàm (các thành viên cùng tham gia thảo luận một chủ đề); sinh hoạt văn nghệ; biểu diễn nghệ thuật; sinh hoạt ngoài trời với những hoạt động thể dục thể thao, tham quan du lịch…; giới thiệu sách báo. Người dẫn chương trình cần tạo không khí cởi mở, vui

vẻ, động viên, khuyến khích các thành viên tham gia phát biểu hoặc chia sẻ các vấn đề mình quan tâm trong buổi sinh hoạt.

Bước 4: Kết thúc buổi dạ hội.

Ban tổ chức tổng kết, cám ơn các thành viên đã tham gia sinh hoạt, biểu dương những người nhiệt tình tham gia vào các nội dung buổi dạ hội.

Ví dụ:Tổ chức buổi DHLS với chủ đề: “Âm vang chiến thắng Điện Biên”.

Chương trình dự kiến kỉ niệm 66 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2020) tại trường THPT Lương Tài sẽ giúp HS ôn lại những kí ức hào hùng, vẻ vang của dân tộc, quan trọng nhất là gửi tới thế hệ trẻ thông điệp về những truyền thống của dân tộc cũng như trách nhiệm của mình trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Chủ đề buổi dạ hội được công bố trước một tuần để HS có thời gian chuẩn bị và được tổ chức cho toàn bộ HS khối 12 tham gia.

Chương trình của buổi dạ hội

Trước khi buổi dạ hội bắt đầu, hai HS nam và nữ có giọng nói hay đóng vai trò dẫn chương trình bước ra sân khấu mời khán giả là các vị đại biểu, thầy cô giáo và học sinh cùng nhau hát bài “Lên đàng”. Việc làm này giúp tăng thêm không khí hào hùng cho buổi dạ hội, đồng thời có tác dụng ổn định trật tự tạo sự chú ý và chuẩn bị tốt về tâm lý cho các đội chơi và khán giả hướng tới sân khấu.

Sau màn tiết mục hát múa, chương trình bắt đầu với nghi lễ chào cờ.

Khai mạc: Người dẫn chương trình giới thiệu nội dung chương trình dạ hội,

tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời thầy hiệu trưởng lên đọc diễn văn kỉ niệm 66 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Một hoạt cảnh LS khoảng 15 phút do nhóm HS nam, nữ diễn xuất khái quát lại một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống pháp của nhân dân ta từ khi Đảng ra đời đến Cách mạng tháng Tám 1945. Hoạt cảnh tập trung vào giai đoạn 1945- 1954 thông qua các chiến dịch Việt Bắc, Biên giới thu đông 1950, Đông Xuân 1953- 1954 với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Qua phần hoạt cảnh, khán giả sẽ nhận thức được vai trò lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiếp đó là tiết mục hát múa tập thể với “Liên khúc Điện Biên” gồm các bài hát “Hò kéo pháo” (Hoàng Vân), “Chiến thắng Him Lam” và “Bài ca giải phóng Điện

Biên”. Nội dung bài hát ca ngợi về tinh thần bộ đội cụ Hồ trước khi bước vào trận đánh và những niềm vui chiến thắng khi chiến dịch kết thúc.

Nội dung: Tổ chức cho các đội thi tham gia trò chơi LS. Với sự hỗ trợ của công

nghệ thông tin Ban tổ chức cuộc thi có thể thiết kế nhiều dạng trò chơi với tên gọi như: Khởi động, Lật mở trang sử, Theo dòng LS, Nhận diện LS, Nhà sử học thông thái, Hiểu ý đồng đội, Nhà hùng biện tài ba…

Ở phần thi “Khởi động” mỗi đội sẽ được thi tài một lần. Ban tổ chức sẽ giành cho mỗi đội 60 giây để trả lời nhanh 10 câu hỏi. Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi thì được nhiều điểm. Nếu câu hỏi khó,các đội có quyền yêu cầu MC chuyển.Trả lời đúng mỗi câu,đội chơi sẽ được 10 điểm.

Trò chơi “Theo dòng LS” sẽ dành cho 4 đội chơi cùng tham dự. Ban tổ chức sẽ có 10 câu hỏi để các đội cùng nhau tranh tài. Người dẫn chương trình đọc câu hỏi xong, các đội chơi sẽ có 15 giây suy nghĩ rồi trả lời. Trả lời đúng cả 10 câu đội chơi được 10 điểm.

Xen kẽ với các trò chơi LS là phần thi dành cho khán giả với tên gọi “Tôi là ai”. Ban tổ chức chuẩn bị khoảng 3 câu hỏi mô tả lại công lao hoặc sự thất bại của một nhân vật liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ để HS nhận diện trả lời. Nếu trả lời đúng, HS sẽ nhận được một phần quà từ ban tổ chức

Trong quá trình tổ chức cho khán giả tham gia trò chơi đố vui có thưởng, ban giám khảo sẽ chấm thi các tập san LS, tranh ảnh triển lãm hoặc tranh vẽ cổ động kỉ niệm 66 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của các tập thể và cá nhân. Các sản phẩm tham gia dự thi được trưng bày ở hai bên sân khấu. Sau khi chấm phần trưng bày sản phẩm của các tập thể và cá nhân, ban giam khảo sẽ họp hội ý để thống nhất kết quả. Sau khi có kết quả từ Ban Giám khảo,MC lên công bố kết quả chung cuộc các nội dung thi. Đại diện ban tổ chức lên chúc mừng ,tặng quà và nhận xét,tổng kết.

Để kếtthúc dạ hội, một tốp HS nam, nữ bước ra sân khấu mời khán giả cùng hát vang “ Bài ca giải phóng Điện Biên”.

Kết thúc dạ hội

Ban tổ chức tổng kết, cám ơn các thành viên đã tham gia, biểu dương những người nhiệt tình tham gia vào các nội dung buổi dạ hội .Sau dạ hội Ban tổ chức sẽ họp tổng kết, rút kinh nghiệm cho những hoạt động Ngoại khóa lần sau tốt hơn.

Qua ví dụ trên, có tác dụng lớn đối với học sinh về kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khi tổ chức buổi dạ hội

Về kiến thức: Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của quân đội và nhân

dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương, làm cho kế hoạch Nava thất bại hoàn toàn; làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giành thắng lợi. Trong chiến tranh, đấu tranh quân sự luôn giữ vai trò quyết định. Chiến thắng Điện Biên Phủ là lợi thế của Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao. Phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bước vào Hội nghị Giơnevơ với tư cách một dân tộc chiến thắng.

Về kỹ năng: Rèn năng lực giao tiếp, hợp tác, phản biện, trình bày vấn đề, hứng

thú trong học tập

Về tư tưởng: Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước của cha ông

ta, có ý thức bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền trong thời đại ngày nay.

Như vậy, việc tổ chức dạ hội lịch sử trong hoạt động ngoại khóa có sức hấp dẫn kỳ lạ, không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp HS dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng như KN giao tiếp, KN vận động nhanh nhẹn, khéo léo, KN hợp tác, KN làm việc nhóm, KN ra quyết định, điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức dạ hội Lịch sử sẽ kích thích HS học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức lịch sử một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn trong giờ học lịch sử.

2.4.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Khái niệm

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục trong trường phổ thông, tạo cơ hội cho HS huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học, các lĩnh vực giáo dục để trải nghiệm thực tiễn trong nhà trường, gia đình và xã hội. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS được chủ động khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, qua đó, hình thành những phẩm chất tốt đẹp và phát triển năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt cho HS. Đối với bộ môn Lịch sử, HĐTN đã và đang được vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học ở trường THPT với hình thức phong phú, cả trong giờ học nội khóa trên lớp, ngoài lớp và hoạt động ngoại khóa.

Tổ chức HĐTN trong môn Lịch sử góp phần cụ thể hoá, làm sâu sắc, phong phú, sinh động kiến thức môn học, là cơ hội để HS rèn luyện kĩ năng bộ môn. Đồng thời, bồi dưỡng cho HS tinh thần chủ động, ý thức tự giác, trách nhiệm trong học tập và cuộc sống, say mê, hứng thú học tập bộ môn. Qua đó, góp phần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực HS,đặc biệt là NLHT, năng lực giao tiếp…

Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử ở trường THPt.

Để HĐTN trong dạy học Lịch sử đạt hiệu quả tốt, GV cần lựa chọn nội dung kiến thức tiêu biểu trong SGK ; cần xác định địa điểm và thời gian tổ chức phù hợp; cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, hình thức, cách thức tổ chức tiến hành; chủ động, linh hoạt vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, biện pháp sư phạm phù hợp và theo dõi, đánh giá kết quả HĐTN của HS bằng nhiều hình thức khác nhau. Quy trình thiết kế HĐTN trong dạy học Lịch sử của GV cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lập kế hoạch, lựa chọn chủ đề và xác định mục tiêu của nội dung trải

nghiệm. Ở bước này cả GV và HS cùng chọn chủ đề và mục đích của bài học.

Bước 2: Xây dựng đề cương nội dung trải nghiệm. Đây là bước chuẩn bị của cả

giáo viên và học sinh trước khi bắt tay vào tổ chức HĐTN.

Bước 3: Thực hiện hoạt động trải nghiệm. Ở bước này, GV thường xuyên quan

sát, theo dõi các nhóm HS để biết rõ tiến trình làm việc của từng nhóm, kịp thời động viên giúp đỡ và giải quyết những thắc mắc của các nhóm. HS thực hiện hoạt động theo nội dung đã được hướng dẫn, gợi ý.

Bước 4: Trình bày, báo cáo sản phẩm. Kết quả của việc trải nghiệm có thể viết

dưới các dạng khác nhau như bản thu hoạch, bản báo cáo, tiểu luận, báo, tập san ảnh và có thể được trình bày bằng Powerpoint, được thiết kế thành các đoạn phim, video hoặc các slide.

Bước 5: Đánh giá kết quả HĐTN. HS các nhóm đánh giá lẫn nhau và tự đánh

giá kết quả học tập của nhóm mình. GV nhận xét quá trình thực hiện HĐTN và sản

phẩm của mỗi nhóm, rút kinh nghiệm và lưu kết quả hoạt động của từng nhóm.

Ví dụ: Tổ chức hoạt động TNST dưới hình thức tham quan tại Bảo tàng Bắc Ninh. Kế hoạch tham quan trải nghiệm được tiến hành như sau:

Chủ đề được chọn của buổi trải nghiệm là:“Sáng mãi tấm gương người chiến sĩ cách mạng tỉnh Bắc Ninh”.

Xác định mục tiêu chủ đề của buổi trải nghiệm: Sau khi thực hiện buổi trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, mục tiêu cần đạt như sau:

Về kiến thức: Kể lại được những tấm gương nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối

xuất sắc của quê hương Bắc Ninh như đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng

Quốc Việt…và tấm gương chiến sĩ cách mạng tỉnh Bắc Ninh bị địch bắt tù đày tại các

nhà tù thực dân, đế quốc.Trình bày được phong trào yêu nước của nhân dân Bắc Ninh từ khi có Đảng.

Về kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng thu thập, xử lí thông tin, quan sát, kĩ

năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử; kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình một vấn đề lịch sử cho HS. Đồng thời, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; tự

học, giải quyết vấn đề.

Về tư tưởng: Thông qua buổi trải nghiệm góp phần bồi dưỡng cho HS lòng tự

hào và tình yêu quê hương, nâng cao ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ đó, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập Lịch sử.

Bước 2: Công tác chuẩn bị:

(1) Giáo viên:

Xây dựng kế hoạch buổi trải nghiệm tại Bảo tàng Bắc Ninh, tại nhà và nơi ở của Nguyễn Văn Cừ. Ngay từ đầu năm học, GV môn Lịch sử đề xuất với tổ chuyên môn và Ban Giám hiệu nhà trường kế hoạch về buổi trải nghiệm. Xác định rõ mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành, dự trù kinh phí cho buổi trải nghiệm. Trước buổi trải nghiệm một tuần, GV liên hệ trước với Bảo tàng, Ban Quản lí di tích, gặp gỡ trao đổi với cán bộ hướng dẫn khu du tích, trình bày mục đích, yêu cầu của buổi học để thống nhất kế hoạch phối hợp; phổ biến rõ cho HS nội dung của buổi trải nghiệm, chia nhóm HS, giao nhiệm vụ và hướng dẫn tìm hiểu tư liệu cho từng nhóm. Trước buổi trải nghiệm một ngày, GV phổ biến lại mục đích, yêu cầu của buổi trải nghiệm. Thông báo tới phụ huynh HS để phối hợp và tạo điều kiện cho buổi trải nghiệm diễn ra an toàn và hiệu quả.

HS các nhóm nhận nhiệm vụ, tự phân công nhóm trưởng và thư kí. Nhóm trưởng sẽ giao nhiệm vụ thực hiện cho từng thành viên để sưu tầm và xử lí nguồn tài liệu; chuẩn bị sổ sách ghi chép, mỗi thành viên tìm hiểu một nội dung; chuẩn bị sẵn các phương tiện, thiết bị cần thiết; các nhóm lên kế hoạch chuẩn bị bài thuyết trình... Dự kiến thời gian buổi trải nghiệm kéo dài trong một buổi sáng từ 7h15 đến 10h30 địa điểm tại Bảo tàng Bắc ninh và Ngôi nhà, nơi sinh ra và lớn lên của ba đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt

Bước 3: Tiến trình buổi trải nghiệm: GV hướng dẫn tuyên bố lí do và thành

phần tham dự buổi trải nghiệm (đại diện Ban Quản lí di tích tỉnh, Ban Giám khảo; GV hướng dẫn thực nghiệm; GV hỗ trợ); giới thiệu khái quát nội dung buổi trải nghiệm (đại diện Ban Quản lí di tích phát biểu; thuyết minh viên hỗ trợ hướng dẫn các vị trí di tích, thuyết minh về di tích (trong kịch bản đã thống nhất); nhắc lại nhiệm vụ của các nhóm (cụ thể: “nhóm Ngô Gia Tự” viết kịch bản thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Gia Tự ; “nhóm Nguyễn Văn Cừ viết kịch bản thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Văn Cừ”; “nhóm Hoàng Quốc Việt viết kịch bản thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Quốc Việt. Ngoài ra, các nhóm đều có nhiệm vụ chung là “giải mật thư” của Ban Giám khảo và trả lời phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác trong dạy học lịch sử việt nam lớp 12 ở trường THPT huyện lương tài tỉnh bắc ninh​ (Trang 85 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)