Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Những vấn đề về bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình

1.4.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THCS

Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo tinh thần Nghị quyết của Đảng lần thứ XI (2011) và Chiến lược phát triển GD 2011- 2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thơng [7].

trình, sách giáo khoa, nâng cao kiến thức về khoa học chương trình, phát triển chương trình nhà trường THCS, hình thành một số năng lực sư phạm mới để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong nhà trường.

Bồi dưỡng năng lực xây dựng được các chủ đề dạy học tích hợp nội mơn và liên mơn.

Bời dưỡng quy trình phát triển chương trình (5 bước).

Bời dưỡng kiến thức, kĩ năng về chương trình nhà trường, các cách tiếp cận phát triển chương trình nhà trường, phát triển chương trình mơn học, xây dựng được các chủ đề tích hợp, phát triển chương trình mơn học cấp độ bài giảng.

1.4.4. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THCS

- Phương pháp bời dưỡng: Thuyết trình của báo cáo viên; Thuyết trình kết hợp với minh hoạ bằng hình ảnh; Thuyết trình kết hợp với luyện tập và thực hành; Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm; Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm; Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo; Toạ đàm, trao đổi; Phối hợp các phương pháp.

Để đảm bảo việc bời dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình thì việc lựa chọn phương pháp bời dưỡng phải phù hợp với nội dung chương trình mới, kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành, học tập bời dưỡng theo hướng tích cực tương tác, thiết thực, hiệu quả. Dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm, soạn bài tập giảng, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới. Coi trọng tự học, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc trên cơ sở mỗi người đều có tài liệu học tập, kết hợp bồi dưỡng về nội dung và phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học.

Phương pháp bồi dưỡng cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực hiệu quả. Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cần phát triển các hình thức: thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng, tham quan thực tế, thực hành soạn bài, sử dụng các thiết bị dạy học, thiết kế kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới. Quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả. Chú trọng hơn tới

hình thưc học tập theo tổ, nhóm chun mơn. Tổ chức quản lý tự học, tự bời dưỡng nâng cao trình độ giáo viên theo đơn vị nhà trường.

- Hình thức bờ i dưỡng:

+ Bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên (thơng qua giáo trình, tài liệu được cung cấp).

+ Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn tại trường.

+ Bồi dưỡng tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của phòng GD và Đào tạo. + Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn theo kế hoạch của Sở, phòng GD và Đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 34 - 36)