Khái quát về giáo dục THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 45)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát về giáo dục THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

Thị xã Quảng Yên nằm ở của ngõ phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh, tiếp giáp với thành phố Hải Phịng, thành phố ng Bí và thành phố Hạ Long. Thị xã Quảng n có 19 đơn vị hành chính. Diện tích tự nhiên 32.909 ha. Tổng dân số toàn thị xã trên 134.000 dân, độ tuổi từ 0 đến 17 tuổi là 49.576 người, chiếm 36,9% dân số. Dân cư ở vùng nông thôn và sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao: trên 80%.

Quảng Yên là địa phương có truyền thống hiếu học và khoa cử, đồng thời cũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống, nhiều cơng trình văn hóa, di tích lịch sử được tỉnh và Nhà nước xếp hạng. Đặc biệt Quảng n có dịng sơng Bạch Đằng lịch sử - nơi diễn ra 3 lần chiến thắng oanh liệt quân xâm lược phương Bắc.

Trong những năm qua, nhất là 5 năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội Quảng Yên có những bước phát triển nhanh và vững chắc. Giá trị tổng sản phẩm bình quân hàng năm tăng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 14,3 triệu đồng ( theo giá trị thực tế) tăng 1,8 lần so với năm 2010. Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực xã hội có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 1,2%. Tỉ lệ gia đình văn hóa đạt 84%. Giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Tuy nhiên do sự phân bố dân cư và do sự không đồng đều về mức độ phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương dẫn đến các vùng dân cư có trình độ phát triển kinh tế- xã hội ở mức độ khác nhau tương đối rõ nét; những yếu tố đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của lĩnh vực giáo dục.

Đứng trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hoá của đất nước, của địa phương, yêu cầu sự nghiệp giáo dục phải phát triển đáp ứng được tiến độ và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, tạo ra thị trường lao động kỹ thuật mới. Giáo dục phải phát triển nhanh cả quy mô và chất lượng. Tuy nhiên là một thị xã xuất phát từ nơng nghiệp là chủ lực, trình độ dân trí một số vùng chưa cao, cơ sở vật chất- đặc biệt là cơ sở vật chất trường học cịn nhiều thiếu thốn cũng là khó khăn cho sự phát triển giáo dục trên địa bàn.

2.1.2. Một vài nét về hệ thống trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Về quy mô phát triển:

Tồn thị xã có 67 trường học và cơ sở giáo dục, gồm: 20 trường mầm non; 20 trường Tiểu học; 18 trường THCS, 2 trường TH&THCS; 06 trường THPT, 01 trung tâm hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên; 19 Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường được duy trì và hoạt động từng bước hiệu quả.

Bảng 2.1: Thống kê số lượng khối lớp, học sinh cấp THCS

Năm học

Số lớp

Số học sinh HS tăng (+) So sánh số HS giảm (-) Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9

2011-2012 59 66 62 57 8814 -130

2013-2014 58 59 66 62 8775 -39

2014-2015 59 58 59 66 8654 -121

- Những thuận lợi của ngành GD&ĐT thị xã:

+ Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện của Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Quảng Yên, của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh; các cấp ủy Đảng - chính quyền, các ban ngành đồn thể, các tổ chức xã hội từ thị xã đến các xã, phường,

+ Đội ngũ CBGV, NV cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu chun ngành đào tạo; nhiệt tình, có trách nhiệm cùng với sự nỗ lực phấn đấu cao;

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp tục được quan tâm đầu tư: trang thiết bị, đồ dùng dạy học được mua sắm và bổ sung đáp ứng tốt việc dạy và học theo hướng hiện đại hóa.

+ Nhận thức GD&ĐT của nhân dân, của cha mẹ học sinh và học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phong trào “xã hội hố giáo dục” đang phát triển.

+ Công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ, sáng tạo, được Sở đánh giá cao và được giới thiệu cho nhiều địa phương về học tập. Chất lượng giáo dục được giữ vững và nâng lên. Chất lượng mũi nhọn tiếp tục được quan tâm và đạt kết quả tốt-có nhiều nội dung thi đứng đầu của tỉnh. 2 Trường trọng điểm chất lượng của thị xã bước đầu phát huy tác dụng tốt.

+ Chất lượng và số lượng học sinh thi học sinh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng cao so với năm học trước.

+ Các nhiệm vụ trọng điểm, chương trình mục tiêu như Phổ cập giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục...được quan tâm và thực hiện tốt.

+ Việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo dục tiếp tục được quan tâm, chế độ chính sách cho người lao động được giải quyết kịp thời. Trang thiết bị đồ dùng dạy học tiếp tục được quan tâm, bổ sung kịp thời.

- Những tồn tại và nguyên nhân:

+ Việc quản lý nhà nước ở mô ̣t vài lĩnh vực và quan hê ̣ với một số cơ quan hữu quan còn hạn chế và thu ̣ đô ̣ng;

+ Việc chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động và phong trào do ngành phát động, công tác học sinh sinh viên cịn hạn chế: Cơng tác kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá, nghiệm thu cịn chung chung, hình thức, chưa có chiều sâu chất lượng;

+ Chất lượng mũi nhọn chưa xứng với tiềm năng;

+ Chất lượng công tác quản lý của một số đơn vị trường học chưa đáp ứng tốt được yêu cầu trong tình hình mới, dẫn đến nội bộ chưa thật đoàn kết; hiệu lực quản lý thấp, hiệu quả hoạt động của nhà trường chưa cao ở một số đơn vị;

+ Đối với 2 trường trọng điểm chất lượng: Các cơ chế hỗ trợ, đầu tư theo Đề án cho trường trọng điểm chất lượng chưa thực hiện được; Hiệu quả đào tạo chưa xứng với tiềm năng và yêu cầu;

+ Điều kiện kinh tế của địa phương cịn nhiều khó khăn, thách thức; Ngân sách cấp cho ngành và các cơ sở giáo dục năm 2015 thấp so với năm trước.

+ Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu so với yêu cầu, việc đầu tư cho xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, công tác kiểm định chất lượng giáo dục gặp nhiều khó khăn.

- Nguyên nhân: Tồn tại, hạn chế nêu trên có những nguyên nhân khách quan do tình hình kinh tế, xã hội của địa phương năm qua không thuận lợi; nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu:

+ Chưa thường xuyên đề cao trách nhiệm trong việc đôn đốc, kiểm tra của cơ quan chỉ đạo và của lãnh đạo các nhà trường;

+ Công tác tham mưu giúp UBND quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn có lúc chưa tồn diện: Sự phối kết hợp với các cơ quan hữu quan, giữa Phòng GD&ĐT và các nhà trường với cấp ủy và chính quyền một số xã, phường chưa thường xuyên, liên tục; Mối quan hệ thông tin báo cáo của các trường với Phòng GD&ĐT chưa thường xuyên và kịp thời.

+ Vẫn còn cán bộ viên chức ở một số cơ sở giáo dục chưa quan tâm tới chất lượng và hiệu quả cơng việc được giao. Cải cách hành chính tuy có chuyển nhưng đơi khi còn lúng túng, và chậm đổi mới.

2.2. Thực trạng về trình độ được đào tạo của giáo viên THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Bảng 2.2: Thống kê số lượng và trình độ cán bộ, giáo viên cấp THCS trong 3 năm trở lại đây

TT Năm học CBQL

Đội ngũ giáo viên Trình độ chun mơn giáo viên

Giáo viên

Tỉ lệ GV/lớp

Nữ Trong biên chế Đạt chuẩn chuẩn Trên

SL % SL % SL % SL %

1 2012-2013 43 548 1.9 454 82.8 527 96.2 548 100.0 202 36.9

2 2013-2014 43 560 1.9 463 82.7 527 94.1 560 100.0 243 43.4

3 2014-2015 42 560 1.9 461 82.2 516 92.0 560 100.0 254 45.3

4 Tổng số 128 1668 1.9 1378 82.6 1570 94.07 1668 100 699 41.8

Qua thống kê cho thấy số lượng cán bộ giáo viên cơ bản đáp ứng được hoạt động của ngành; Số lượng, tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%, trong đó trình độ trên chuẩn 41,8% Như vậy, chất lượng đơ ̣i ngũ cán bơ ̣, giáo viên có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn cho viê ̣c đổi mới công tác quản lý, giảng da ̣y và nâng cao chất lượng giáo du ̣c.

Về giới tính, bảng thống kê cũng cho thấy số lượng GV nữ ở các trường THCS đều nhiều hơn GV nam, đây cũng là một trong những yếu tố khó khăn trong q trình quản lý cơng tác giáo dục của Phịng giáo dục.

2.3. Thực trạng về dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong chương trình nhà trường hiện nay

2.3.1. Mục đích, nội dung khảo sát

Phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu làm rõ thực tế công tác chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, của Hiệu trưởng các trường THCS cũng như việc triển khai thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn của các tổ nhóm chun mơn và GV hiện nay. Thu thập thơng tin chính xác về những khó khăn trong việc triển khai thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn trong chương trình nhà trường hiện nay, đồng thời tổng hợp những kiến nghị của GV với các cấp quản lí làm cơ sở định hướng cho việc xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng.

2.3.2. Đối tượng khảo sát

Giáo viên, Tổ nhóm chun mơn, Lãnh đạo quản lý tại các trường THCS, Cán bộ Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên.

2.3.3. Phương pháp khảo sát

- Trao đổi phỏng vấn trực tiếp; - Quan sát, dự giờ dạy;

- Phân tích tài liệu, tổng hợp báo cáo.

2.3.4. Quy trình và kết quả khảo sát

Thông qua thu thập và nghiên cứu tài liệu bao gồm: các văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn, các báo cáo… dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn.

Phỏng vấn Phó trưởng Phịng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên qua câu hỏi: Đ/c cho biết công tác chỉ đạo dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn trong chương trình của đơn vị trong năm học 2014-2015 ?

Phỏng vấn GV qua câu hỏi: Đ/c cho biết những khó khăn gặp phải khi dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn trong chương trình nhà trường hiện nay, Đ/c có kiến nghị gì với các cấp quản lí để khắc phục các khó khăn nêu trên ?

Kết quả thu được như sau:

- Công tác chỉ đạo dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn trong chương trình nhà trường hiện nay: nhà trường hiện nay:

Để chuẩn bị cho năm học 2014-2015, Phòng GD&ĐT Quảng Yên đã tập huấn cho giáo viên cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi mơn học và chủ đề tích hợp, liên mơn phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. Bên cạnh đó, Phịng đã có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tới các trường….

Tại các trường, qua sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt tổ nhóm chun mơn đầu năm, các nội dung trên cũng đã được triển khai đến từng giáo viên. Bên cạnh đó, trong kế hoạch năm học của từng cá nhân, các tổ - nhóm chun mơn và kế hoạch năm học của nhà trường, việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn đã được cụ thể hóa bằng việc đăng kí các chủ đề dạy học, các kế hoạch hội thảo, lồng ghép với kì thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, các đợt hội giảng và đặc biệt là các đợt hội thảo cấp tổ, cấp trường. Tuy nhiên, theo tơi Sở GD&ĐT cần có những văn bản chỉ đạo cụ thể hơn nữa, các cuộc hội thảo, các cuộc thi cần có những hướng dẫn cụ thể hơn. Nhà trường cần đẩy mạnh các cuộc thi giáo án tích hợp đối với giáo viên, đặc biệt các giáo án tích hợp và vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết tình huống thực tiễn.

- Đối với các tổ nhóm chun mơn:

Tại các tổ, nhóm chun mơn, hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn đã được triển khai ngay từ đầu năm học, nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn trong trường THCS, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bên cạnh đó, cán bộ, giáo viên trong từng tổ, nhóm chun mơn bước đầu chủ động rà sốt chương trình, lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi mơn học và các chủ đề tích hợp liên mơn.

Mặt khác, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề. Đồng thời giáo viên biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh

trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm.

- Đối với giáo viên:

Trong năm học này, mặc dù giáo viên đã được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp liên mơn phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và phỏng vấn tôi nhận thấy giáo viên cịn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Đại đa số ý kiến cho biết “đối với chúng tơi, nếu những khó khăn ban đầu có thể gặp như việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các mơn học khác … chỉ là bước đầu và có thể khắc phục vì trong q trình dạy học mơn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các mơn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên mơn đó. Tuy nhiên, một số khó khăn mà chúng tơi rất cần sự quan tâm chỉ đạo cụ thể hơn nữa của các cấp lãnh đạo”. Cụ thể:

+ Thứ nhất, dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn cịn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, tâm lý học sinh và phụ huynh học sinh…

+ Thứ hai, do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan đến dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn nên đa phần giáo viên mò mẫm, chưa thống nhất với nhau về nội dung và phương pháp tổ chức.

+ Thứ ba, nội dung kiến thức chưa thống nhất về phân phối chương trình đối với các mơn, như phần cơng thức hóa học của khí Cacbonnic, khí oxi, sơ đồ quang hợp, hiện tượng chênh lệch áp suất thẩm thấu trong chương trình sinh 6 thì đối với mơn hóa, mơn vật lý là chương trình lớp 8; Sự phân bố của thực vật trên trái đất theo các đới khí hậu trong chương trình sinh 6 thì đối với Địa lý là chương trình lớp 78; Phần tổ hợp, xác suất và thống kê khơng thuộc chương trình tốn THCS trong khi các kiến thức đó lại cần để giải các bài tập về số loại bộ mã di truyền, số cách sắp xếp các axit amin trong chương trình sinh học 9….

+ Thứ tư, phân phối thời gian dạy nhiều chủ đề không thể sử dụng trong 1 tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 45)