Nội dung của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. Nội dung của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển

chương trình cho giáo viên THCS của Phịng GD&ĐT

1.5.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

Thành lập ban chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cấp thị xã để chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và thống nhất các nội dung cần bồi dưỡng.

Trong hoạt động bồi dưỡng nói chung cũng như hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho GV, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là vấn đề trước nhất mang tính định hướng cho mọi hoạt động. Kế hoạch đó phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:

Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng của GV và năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường và của phòng GD&ĐT.

Đối tượng bồi dưỡng: Toàn bộ giáo viên bộ môn sinh học thuộc các trường TH&THCS, THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Nội dung bồi dưỡng:

Căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng của GV để xác định nội dung, hình thức và thời lượng bồi dưỡng. Có thể bồi dưỡng tất cả các kỹ năng để phát triển chương trình trong một chuyên đề bồi dưỡng nào đó, hoặc cũng có thể bồi dưỡng từng kỹ năng riêng biệt lồng ghép với nội dung bồi dưỡng khác theo nhu cầu, nhiệm vụ cụ thể ở thời điểm tổ chức bồi dưỡng.

Các nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình gồm: Bồi dưỡng năng lực xây dựng được các chủ đề dạy học tích hợp nội mơn và liên mơn; Bồi dưỡng quy trình phát triển chương trình; Bời dưỡng kiến thức, kĩ năng về chương trình nhà trường, các cách tiếp cận phát triển chương trình nhà trường, phát triển chương trình mơn học, xây dựng được các chủ đề tích hợp, phát triển chương trình mơn học cấp độ bài giảng.

Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung tại thị xã trong thời gian nghỉ hè và bồi dưỡng thường xuyên trong năm học tại các nhà trường. Trong đợt bồi dưỡng tập trung tại thị xã, căn cứ vào phân công nhiệm vụ của các trường, toàn bộ giáo viên tham gia bồi dưỡng được chia thành 2 đối tượng: GV dạy bộ mơn sinh học; GV dạy các bộ mơn có liên quan đến để xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp (GV mơn Vật lý, Hóa học, GDCD, Địa lý...)

Chủ thể bồi dưỡng (lực lượng giảng viên và báo cáo viên): là những giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh trở lên được bổ nhiệm vào tổ giáo vụ THCS của thị xã và chun viên phụ trách chun mơn THCS của phịng GD&ĐT, mời thêm các giảng viên thuộc khoa sư phạm Đại học Hạ Long - Quảng Ninh.

1.5.2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

Căn cứ vào kế hoạch và nội dung bồi dưỡng, các trường rà soát, xác định các đối tượng cần bồi dưỡng, tập hợp và lập danh sách đề nghị được bồi dưỡng.

Căn cứ vào kế hoạch, nội dung, số lượng người tham gia bồi dưỡng để thành lập ban tổ chức và tổ giáo vụ tham gia giảng dạy và báo cáo cho các lớp bồi dưỡng. Lực lượng giảng viên, báo cáo viên (tổ giáo vụ) căn cứ vào nội dung bồi dưỡng để thiết kế bài giảng bồi dưỡng tập trung hoặc xây dựng các modul cần bồi dưỡng để giao lại cho các trường tổ chức cho giáo viên bồi dưỡng thường xuyên trong năm học thông qua sinh hoạt chuyên môn và tự bồi của giáo viên.

Xác định các mối quan hệ chỉ đạo giữa phòng GD&ĐT với các trường trong hoạt động bồi dưỡng.

Xác định mối quan hệ giữa phòng GD&ĐT với các phòng, ban chuyên môn liên quan trong thị xã để tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên.

1.5.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng

- Đối với chủ thể bồi dưỡng (lực lượng giảng viên và báo cáo viên):

+ Chỉ đạo khảo sát năng lực phát triển chương trình của giáo viên để xác định nhu cầu bồi dưỡng.

+ Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng và thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng.

+ Chỉ đạo nâng cao năng lực báo cáo viên, giáo viên cốt cán thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên.

+ Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. + Chỉ đạo phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng.

+ Chỉ đạo quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên.

+ Chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất, nguồn thơng tin phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.

+ Chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng và phản hồi thông tin tới giáo viên và người học.

- Đối với GV:

+ Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng phân tích chương trình, sách giáo khoa, mục tiêu, nội dung bài học và chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học cần đạt được.

+ Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thiết kế các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hay những hoạt động thực hành, thực tế, hoạt động ngoại khóa của mơn học.

+ Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên dự kiến phân phối thời gian cho từng hoạt động và dự kiến các phương pháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

+ Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng xác định các kiến thức trọng tâm và những khó khăn tâm lý của học sinh khi tiếp nhận bài học.

1.5.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Tổ chức cho giáo viên thực hành xây dựng và phát triển chương trình mơn sinh học. Hiệu quả của việc bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên được đánh giá trong quá trình giáo viên tham gia vào:

+ Xây dựng thiết kế chương trình GD của nhà trường

+ Thiết kế chương trình mơn sinh học theo các chủ đề tích hợp liên mơn + Thiết kế chương trình hoạt động GD ngồi giờ lên lớp của bộ mơn sinh học

1.6. Chức năng của phòng GD và đào tạo trong công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THCS

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phịng GD&ĐT được quy định tại Thơng tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ:

- Vị trí của phịng GD&ĐT

Phòng GD&ĐT là cơ quan chun mơn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung GD&ĐT; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý GD; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng GD&ĐT.

Phịng GD&ĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và nhiệm vụ công tác của UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD&ĐT.

- Chức năng, nhiệm vụ của phòng GD&ĐT

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND cấp huyện:

+ Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động GD trên địa bàn;

+ Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch 05 năm, hàng năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực GD trên địa bàn;

+ Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường tiểu học, trường phổ thơng có nhiều cấp học, trong đó khơng có cấp học THPT; trường phổ thơng dân tộc bán trú; trường tiểu học; trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, trường, lớp mẫu giáo, khơng bao gồm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (gọi chung là cơ sở GD mầm non) và trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch UBND cấp huyện: Dự thảo các quyết định thành lập (đối với các cơ sở GD công lập), cho phép thành lập (đối với các cơ sở GD ngồi cơng lập), sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở GD (bao gồm cả các cơ sở GD có sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài): trường tiểu học; trường phổ thơng có nhiều cấp học, trong đó khơng có cấp học THPT; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường tiểu học; cơ sở GD mầm non; trung tâm học tập cộng đồng; các cơ sở GD có tên gọi khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển GD ở địa phương, các cơ chế, chính sách về xã hội hóa GD sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển GD trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, GD pháp luật và thông tin về GD.

Quyết định cho phép hoạt động GD, đình chỉ hoạt động GD các cơ sở GD quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động GD, phổ cập GD; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở GD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc ĐT, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở GD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực GD.

Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, cơng tác thi đua, khen thưởng về GD trên địa bàn huyện.

Phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn các cơ sở GD xác định vị trí việc làm, số người làm việc; tổng hợp vị trí việc làm, số người làm việc của các cơ sở GD; quyết định vị trí việc làm, số người làm việc cho các cơ sở GD sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức của các cơ sở GD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện và cơng chức của Phịng GD&ĐT.

Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở GD công lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở GD ngồi cơng lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND cấp huyện.

Hướng dẫn các cơ sở GD xây dựng, lập dự toán ngân sách GD hàng năm; tổng hợp ngân sách GD hàng năm để cơ quan tài chính cùng cấp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quyết định giao dự toán chi ngân sách GD cho các cơ sở GD khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Phịng Tài chính - Kế hoạch xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho GD hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho GD đối với các cơ sở GD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Phối hợp với Phòng Nội vụ, Phịng Tài chính - Kế hoạch giúp UBND cấp huyện kiểm tra, thanh tra thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Thực hiện cải cách hành chính, cơng tác thực hành, tiết kiệm, phịng chống tham nhũng, lãng phí; cơng tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến GD và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động GD theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện.

Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và của UBND cấp huyện; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp huyện giao.

Kết luận chương 1

Phát triển chương trình là khái niệm đang được sử dụng còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu về vấn đề năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên mơn cho giáo viên, hơn nữa chương trình đào tạo tại các nhà trường sư phạm hiện nay cũng chưa trang bị kiến thức khoa học về xây dựng và phát triển chương trình cho giáo viên.

Trong chương 1 tơi đã phân tích và hệ thống hố những nội dung cơ bản, chủ yếu bao gồm các khái niệm: Phát triển chương trình, dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn, Bời dưỡng, năng lực, bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình, nội dung, hình thức và biện pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THCS. Tuy nhiên, để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình cho giáo viên bộ mơn sinh học thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình sau năm 2015, cần thiết phải khảo sát, phân tích thực trạng bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên bộ mơn sinh học thị xã Quảng Yên trong thời gian qua.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN

CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI

THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát về giáo dục THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

Thị xã Quảng Yên nằm ở của ngõ phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh, tiếp giáp với thành phố Hải Phịng, thành phố ng Bí và thành phố Hạ Long. Thị xã Quảng n có 19 đơn vị hành chính. Diện tích tự nhiên 32.909 ha. Tổng dân số toàn thị xã trên 134.000 dân, độ tuổi từ 0 đến 17 tuổi là 49.576 người, chiếm 36,9% dân số. Dân cư ở vùng nông thôn và sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao: trên 80%.

Quảng Yên là địa phương có truyền thống hiếu học và khoa cử, đồng thời cũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống, nhiều cơng trình văn hóa, di tích lịch sử được tỉnh và Nhà nước xếp hạng. Đặc biệt Quảng n có dịng sơng Bạch Đằng lịch sử - nơi diễn ra 3 lần chiến thắng oanh liệt quân xâm lược phương Bắc.

Trong những năm qua, nhất là 5 năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội Quảng Yên có những bước phát triển nhanh và vững chắc. Giá trị tổng sản phẩm bình quân hàng năm tăng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 14,3 triệu đồng ( theo giá trị thực tế) tăng 1,8 lần so với năm 2010. Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực xã hội có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 1,2%. Tỉ lệ gia đình văn hóa đạt 84%. Giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Tuy nhiên do sự phân bố dân cư và do sự không đồng đều về mức độ phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương dẫn đến các vùng dân cư có trình độ phát triển kinh tế- xã hội ở mức độ khác nhau tương đối rõ nét; những yếu tố đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của lĩnh vực giáo dục.

Đứng trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hoá của đất nước, của địa phương, yêu cầu sự nghiệp giáo dục phải phát triển đáp ứng được tiến độ và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, tạo ra thị trường lao động kỹ thuật mới. Giáo dục phải phát triển nhanh cả quy mô và chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 38)