Chức năng của phòng GD và đào tạo trong công tác bồi dưỡng năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 41 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

1.6. Chức năng của phòng GD và đào tạo trong công tác bồi dưỡng năng lực

phát triển chương trình cho giáo viên THCS

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng GD&ĐT được quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ:

- Vị trí của phòng GD&ĐT

Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung GD&ĐT; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý GD; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng GD&ĐT.

Phòng GD&ĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và nhiệm vụ công tác của UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD&ĐT.

- Chức năng, nhiệm vụ của phòng GD&ĐT

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND cấp huyện:

+ Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động GD trên địa bàn;

+ Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch 05 năm, hàng năm và chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực GD trên địa bàn;

+ Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó không có cấp học THPT; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường tiểu học; trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, trường, lớp mẫu giáo, không bao gồm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (gọi chung là cơ sở GD mầm non) và trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch UBND cấp huyện: Dự thảo các quyết định thành lập (đối với các cơ sở GD công lập), cho phép thành lập (đối với các cơ sở GD ngoài công lập), sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở GD (bao gồm cả các cơ sở GD có sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài): trường tiểu học; trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó không có cấp học THPT; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường tiểu học; cơ sở GD mầm non; trung tâm học tập cộng đồng; các cơ sở GD có tên gọi khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển GD ở địa phương, các cơ chế, chính sách về xã hội hóa GD sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển GD trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, GD pháp luật và thông tin về GD.

Quyết định cho phép hoạt động GD, đình chỉ hoạt động GD các cơ sở GD quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động GD, phổ cập GD; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở GD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc ĐT, bồi dưỡng công chức, viên chức các cơ sở GD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực GD.

Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác thi đua, khen thưởng về GD trên địa bàn huyện.

Phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn các cơ sở GD xác định vị trí việc làm, số người làm việc; tổng hợp vị trí việc làm, số người làm việc của các cơ sở GD; quyết định vị trí việc làm, số người làm việc cho các cơ sở GD sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức của các cơ sở GD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện và công chức của Phòng GD&ĐT.

Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở GD công lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở GD ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND cấp huyện.

Hướng dẫn các cơ sở GD xây dựng, lập dự toán ngân sách GD hàng năm; tổng hợp ngân sách GD hàng năm để cơ quan tài chính cùng cấp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quyết định giao dự toán chi ngân sách GD cho các cơ sở GD khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho GD hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho GD đối với các cơ sở GD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch giúp UBND cấp huyện kiểm tra, thanh tra thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến GD và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động GD theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện.

Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và của UBND cấp huyện; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp huyện giao.

Kết luận chương 1

Phát triển chương trình là khái niệm đang được sử dụng còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu về vấn đề năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên, hơn nữa chương trình đào tạo tại các nhà trường sư phạm hiện nay cũng chưa trang bị kiến thức khoa học về xây dựng và phát triển chương trình cho giáo viên.

Trong chương 1 tôi đã phân tích và hệ thống hoá những nội dung cơ bản, chủ yếu bao gồm các khái niệm: Phát triển chương trình, dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, Bồi dưỡng, năng lực, bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình, nội dung, hình thức và biện pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THCS. Tuy nhiên, để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình cho giáo viên bộ môn sinh học thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình sau năm 2015, cần thiết phải khảo sát, phân tích thực trạng bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên bộ môn sinh học thị xã Quảng Yên trong thời gian qua.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN

CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI

THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 41 - 45)