Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học tích hợp thông qua giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 62 - 99)

8. Cấu trúc của luận văn

2.6. Thực trạng về dạy học tích hợp thông qua giảng dạy Sinh học tại các

2.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học tích hợp thông qua giảng dạy

Sinh học

Đối tượng - Mục đích: Khảo sát GV dạy bộ môn Sinh học trên địa bàn thị xã Quảng Yên nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu: Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc dạy học tích hợp trong bộ môn Sinh học tại các trường THCS ? yếu tố đó ảnh hưởng nhiều hay ảnh hưởng ít ? từ đó CBQL có định hướng đề xuất biện pháp hạn

chế ảnh hưởng “tiêu cực” của các yếu tố được nêu.

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi (Câu hỏi 6 - Phụ lục 2) với 46 giáo viên của 19 trường TH&THCS, THCS trên địa bàn thị xã với câu hỏi Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học tích hợp thông qua giảng dạy Sinh học tại các trường THCS của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học tích hợp thông qua giảng dạy Sinh học tại các trường THCS của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

TT Các yếu tố SL Tỷ lệ %

1 Thiếu tài liệu hướng dẫn 32 69,6

2 Thiếu phương pháp tích hợp phù hợp 23 50,0

3 Chương trình đào tạo chưa phù hợp 19 41,3

4 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu 7 15,2 5 Trình độ GV chưa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp 7 15,2

6 Yếu tố khác 5 10,9

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu hỏi cán bộ, giáo viên, câu hỏi số ..)

Từ số liệu trên cho thấy, khi tiến hành dạy học tích hợp thông qua giảng dạy Sinh học tại các trường THCS của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đều gặp những khó khăn nhất định ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực hiện dạy học tích hợp trong trường THCS.

Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc dạy học tích hợp thông qua giảng dạy Sinh học đó là: “Thiếu tài liệu hướng dẫn” chiếm 69,6%, thứ 2 đó là yếu tố: “Thiếu phương pháp phù hợp” chiếm 50%. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo nội dung từng bài mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần, (Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...). Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. Đối với dạy học tích hợp, SGK cần có những nội dung mang tính hướng dẫn cơ bản đến các thao tác cho giáo viên và học sinh; như xác định mục tiêu, chủ đề tích hợp, kĩ năng cơ bản; lời nói đầu giới thiệu cấu trúc các

mạch nội dung, cách học, đặc thù, cách tìm kiếm thông tin... SGK nên có danh mục các từ khóa, thuật ngữ, khái niệm cốt lõi hướng dẫn đánh giá, hướng dẫn tái tạo lại kiến thức đã học từ các môn học liên quan. Vì vậy, để tích hợp thành công và đem lại hiệu quả cao thì cần có tài liệu hướng dẫn cụ thể và giáo viên cần được tập huấn để có phương pháp tích hợp phù hợp nhất.

Yếu tố ảnh hưởng thứ 3 đó là: “Chương trình đào tạo” chiếm 41,3 %. Việc tích hợp thông qua dạy học các môn học muốn đạt hiệu quả cao thì cần nghiên cứu và thử nghiệm đồng bộ cả về chương trình, nội dung và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chương trình môn học và vận dụng linh hoạt các phương pháp tích hợp với những kiến thức tích hợp. Cần tăng cường các giờ thực hành, hoạt động ngoại khoá theo chủ đề. Giảm giờ dạy lí thuyết của giáo viên, tăng thời lượng hoạt động học tập của học sinh. Xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn với thực tiễn, có nội dung vận dụng kiến thức liên môn. Nhưng hiện nay chương trình đào tạo vẫn chưa được thay đổi để phù hợp với dạy học tích hợp. Lượng kiến thức trong mỗi môn học quá nhiều mà thời gian giảng dạy trên lớp thì có hạn nên việc tích hợp thêm nội dung có liên quan không thực hiện được nhiều. Vì vậy, xây dựng chương trình tích hợp cần đảm bảo sự tích hợp về mục tiêu, nội dung, kiểm tra đánh giá, những kĩ năng cốt lõi cần hình thành cho học sinh, đa dạng về phương pháp dạy học và chú trọng vào sự tham gia tích cực của học sinh.

Yếu tố ảnh hưởng thứ 4 đó là “Cơ sở vật chất” chiếm 15,2 %. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới các phương pháp giảng dạy ở nhiều trường THCS chưa đảm bảo. Thực tế giáo dục Việt Nam cho thấy, còn rất nhiều trường phổ thông còn chưa có các phòng học và các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn nên việc đầu tư riêng cho dạy học tích hợp lại càng khó khăn hơn nhiều. Việc dạy học tích hợp là cần có sự kết hợp lý thuyết và thực hành, cần bố trí hợp lý các phòng học để khi dạy một kỹ năng nào đó, giáo viên dạy kiến thức chuyên môn đến đâu, thực hành kỹ năng ngay sau đó. Cả hai hoạt động này được thực hiện tại cùng một địa điểm. Trên thực tế hiện nay các phòng học tại các trường THCS có diện tích nhỏ, thiếu trang thiết bị cần thiết để thực hành các kỹ năng tại lớp học. Điều này gây khó khăn cho việc dạy học tích hợp. Do vậy, nơi dạy học tích hợp cần phải có đầy đủ máy móc, trang thiết bị phục vụ giảng dạy; Có diện tích đủ lớn để vừa dạy học lý thuyết, vừa có thể bố trí máy móc thiết bị

để dạy thực hành.

Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo là “Trình độ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học tích hợp”. Hiện nay để thực hiện việc dạy học tích hợp trong trường phổ thông không đơn giản vì từ lâu các trường sư phạm chỉ quen đào tạo giáo viên dạy các môn học riêng rẽ, vì vậy họ chưa có phương pháp, kĩ năng để khai thác những nội dung tích hợp, dẫn đến việc tích hợp chưa thật sự hiệu quả. Đội ngũ GV hiện nay chưa được đào tạo chuyên sâu để tổ chức giảng dạy theo hướng tích hợp và việc dạy tích hợp lại không diễn ra thường xuyên, GV chưa tự giác trong việc khai thác, tổ chức dạy học tích hợp nên hiệu quả giảng dạy chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng môn học. Vi vậy khi dạy học tích hợp về giáo dục giới tính giáo viên chưa xác định được nội dung cũng như mục tiêu giáo dục cần được tích hợp trong môn học. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tác động đến việc đào tạo lại đội ngũ giáo viên. Việc đào tạo giáo viên dạy các môn học tích hợp đòi hỏi phải thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phải chuẩn bị chu đáo về đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất thiết bị đào tạo.

Yếu tố có ảnh hưởng ít nhất chỉ chiếm 10,9% đó là “các yếu tố khác” bao gồm yếu tố về học sinh, nhà quản lý, cơ chế chính sách....

2.7. Thực trạng về tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.7.1. Công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên sinh học của Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên

- Mục đích khảo sát:

Nhằm thu thập số liệu, thông tin chính xác, cụ thể để đánh giá mức độ cần thiết của các nội dung bồi dưỡng; đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực

phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên thị xã Quảng Yên.

- Nội dung khảo sát:

+ Khảo sát công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên sinh học của Phòng GD&ĐT đã làm tốt chưa? tốt ở mức nào ?.

+ Khảo sát mức độ cần thiết của các nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên

- Đối tượng khảo sát: Giáo viên, cán bộ quản lý của Phòng GD&ĐT và của 19 trường TH&THCS, THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên.

- Phương pháp khảo sát

+ Khảo sát qua phiếu hỏi, bảng biểu thống kê; + Trao đổi phỏng vấn trực tiếp;

+ Phân tích số liệu, tổng hợp báo cáo.

- Quy trình và kết quả khảo sát

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi (Câu hỏi 4 - Phụ lục 1 và Câu hỏi 7 - Phụ lục 2) với 46 giáo viên và 21 cán bộ quản lý của Phòng GD&ĐT và của 19 trường TH&THCS, THCS trên địa bàn thị xã với câu hỏi: đồng chí cho biết ý kiến của mình về công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên sinh học THCS thị xã Quảng Yên năm 2013- 2014, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8: Đánh giá của khách thể nghiên cứu về công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

cho giáo viên sinh học THCS thị xã Quảng Yên năm 2014-2015

Mức độ đánh giá Đánh giá của GV Đánh giá của cán bộ PGD, CBQL Đánh giá chung n = 46 n = 21 n = 67 Đã làm rất tốt 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Đã làm tốt 8 17,4 3 14,3 11 16,4

Bình thường 25 54,3 8 38,1 33 49,3

Chưa tốt 13 28,3 10 47,6 23 34,3

Như vậy, nếu theo đánh giá chung thì không có ý kiến nào (0%) cho rằng năm 2013-2014 thị xã Quảng Yên đã làm rất tốt công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên THCS; có 11 ý kiến (chiếm 16,4%) cho rằng đã làm tốt công tác bồi dưỡng phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên THCS; có 33 ý kiến (chiếm 49,3%) cho rằng công tác bồi dưỡng phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên THCS ở mức độ bình thường và 23 ý kiến (chiếm 34,3%) cho rằng giai đoạn 2013-2014 thị xã Quảng Yên triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên THCS ở mức độ chưa tốt.

Qua việc đánh giá nêu trên chúng ta thấy việc xây dựng và triển khai tổ chức bồi dưỡng phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã Quảng Yên còn nhiều hạn chế; nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên để thực hiện đổi mới giáo dục còn hạn chế; công tác tổ chức bồi dưỡng cơ bản vẫn dưới dạng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa, chưa được đầu tư chú trọng về chất lượng và chưa được quan tâm đúng mức. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn của giáo viên các trường học của thị xã Quảng Yên nói chung và giáo viên THCS nói riêng năng lực phát triển chương trình còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi (Câu hỏi 5 - Phụ lục 1và Câu hỏi 8 - Phụ lục 2) với 46 CBQL, cán bộ PGD và 516 GV của 19/19 trường THCS trong toàn thị xã. Nội dung khảo sát dựa vào các lĩnh vực phát triển chương trình cần bồi dưỡng với câu hỏi: đồng chí cho biết ý kiến của mình về

mức độ cần thiết của các nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã Quảng Yên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9: Đánh giá của cán bộ, giáo viên đánh giá về mức độ cần thiết của các nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích

hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã Quảng Yên

TT Các nội dung Các mức độ (%) PGD, CBQL Giáo viên Rất cần Cần Không cần Rất cần Cần Không cần 1

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về khoa học chương trình, phát triển chương trình nhà trường THCS

84,7 15,3 0,0 81,8 13,2 5,0

2 Bồi dưỡng quy trình phát triển chương

trình 91,3 8,7 0,0 44,8 50,4 4,8

3 Bồi dưỡng năng lực phát triển chương

trình môn học cấp độ bài giảng 93,5 6,5 0,0 61,8 38,2 0,0

4 Bồi dưỡng hình thành năng lực xây dựng

các chủ đề tích hợp nội môn cho giáo viên 95,7 4,3 0,0 76,2 23,8 0,0 5 Bồi dưỡng hình thành năng lực xây dựng

các chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên 89,1 10,9 0,0 64,3 35,7 0,0

6

Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề tích hợp liên môn cho GV

82,6 17,4 0,0 67,1 31,5 1,4

7 Bồi dưỡng năng lực đánh giá chương trình môn học và chương trình nhà trường cho GV

69,6 30,4 0,0 23,8 71,5 4,7

Bảng 2.9 cho thấy:

-Nội dung bồi dưỡng nâng cao kiến thức về khoa học chương trình, phát triển chương trình nhà trường THCS có 84,7 % cán bộ PGD và CBQL các trường THCS

cho là rất cần, còn lại 15,3 % cho là cần; đối với đội ngũ giáo viên thì có 81,8 % cho là rất cần, 13,2% cho là cần, chỉ có 5,0% cho là không cần. Do đó, nội dung này được đánh giá rất cao, rất cần trong công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên.

-Nội dung bồi dưỡng quy trình phát triển chương trình có 91,3 % cán bộ PGD và CBQL các trường THCS cho là rất cần và 8,7 % cho là cần; còn đối với đội ngũ giáo viên THCS thì có 44,8% cho là rất cần và 50,4% cho là cần và chỉ có 4,8% cho là không cần. Do đó, nội dung này được đánh giá là cần thiết trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THCS.

-Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cấp độ bài giảng có 93,5% cán bộ PGD và CBQL các trường THCS cho là rất cần và 6,5% cho là cần; còn đối với đội ngũ giáo viên THCS thì có 61,8% cho là rất cần và 38,2% cho là cần. Do đó, nội dung này được đánh giá là rất cần thiết trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THCS.

-Nội dung bồi dưỡng hình thành năng lực xây dựng các chủ đề tích hợp nội môn cho giáo viên có 95,7% cán bộ PGD và CBQL các trường THCS cho là rất cần và 4,3% cho là cần; còn đối với đội ngũ giáo viên THCS thì có 76,2% cho là rất cần và 23,8% cho là cần. Do đó, nội dung này được đánh giá là rất cần thiết trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THCS.

-Nội dung bồi dưỡng hình thành năng lực xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên có 89,1% cán bộ PGD và CBQL các trường THCS cho là rất cần và 10,9% cho là cần; còn đối với đội ngũ giáo viên THCS thì có 64,3% cho là rất cần và 35,7% cho là cần. Do đó, nội dung này được đánh giá là rất cần thiết trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THCS.

-Nội dung bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên có 82,6% cán bộ PGD và CBQL các trường THCS cho là rất cần và 17,4% cho là cần; còn đối với đội ngũ giáo viên THCS thì có 67,1% cho là rất cần và 31,5% cho là cần. Do đó, nội dung này được đánh giá là cần thiết trong hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho giáo viên THCS.

trường cho giáo viên có 69,6% cán bộ PGD và CBQL các trường THCS cho là rất cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 62 - 99)