Nhận thức của CBQL và GV về mức độ cần thiết và vai trò của việc phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 52 - 55)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Nhận thức của CBQL và GV về mức độ cần thiết và vai trò của việc phát

triển chương trình theo hướng tích hợp

2.4.1. Mục đích khảo sát

Nhằm thu thập số liệu, thông tin chính xác, cụ thể về nhận thức của CBQL và GV về mức độ cần thiết và vai trò của việc phát triển chương trình theo hướng tích hợp

2.4.2 Đối tượng khảo sát

GV, CBQL tại các trường THCS, Cán bộ Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên.

2.4.3. Phương pháp khảo sát

- Khảo sát qua phiếu hỏi, bảng biểu thống kê; - Trao đổi phỏng vấn trực tiếp;

- Phân tích tài liệu, tổng hợp báo cáo.

2.4.4. Quy trình, nội dung và kết quả khảo sát

Khi khảo sát về sự cần thiết của hoạt động của hoạt động phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn thông qua câu hỏi:

“Theo đồng chí, phát triển chương trình phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là một vấn đề như thế nào?” (Câu hỏi 2 - Phụ lục 1 và 2), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết của phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

STT Mức độ cần thiết

Cán bộ quản lý Giáo viên

SL % SL %

1 Rất cần thiết 14 73,7 12 63,2

2 Cần thiết 05 26,3 07 36,8

3 Bình thường 0 0 0 0

Bảng 2.3 cho thấy hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng phát triển chương trình phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là cần thiết trong quá trình dạy học. Cụ thể:

Có 73,7% cán bộ quản lý và 63,2% giáo viên cho rằng đây là hoạt động rất cần thiết; 26,3% cán bộ quản lý và 36,8% giáo viên đánh giá ở mức độ cần thiết; không có cán bộ quản lý và giáo viên nào cho rằng phát triển chương trình phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là bình thường.

Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Như vậy, phát triển chương trình phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là yêu cầu tất yếu khách quan. Có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động phát triển chương trình này sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Xin Đồng chí vui lòng cho biết ý kiến nhận định của mình về vai trò của phát triển chương trình phát triển

chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn” (Câu hỏi 3 - Phụ lục 1) và câu hỏi tương tự (Câu hỏi 3 - Phụ lục 2) để khảo sát 21 cán bộ quản lý và 46 giáo viên.

Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

STT Vai trò của phát triển chương trình phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

Cán bộ Quản lý Giáo viên SL % SL % 1

phát triển chương trình phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh

6 28.6 10 21.7

2

phát triển chương trình phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn giúp học sinh trang bị đầy đủ kiến thức, năng lực, thái độ phù hợp đảm bảo yêu cầu GD & ĐT hiện nay

5 23.8 9 19.6

3

phát triển chương trình phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn góp phần giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình

3 14.3 9 19.6

4

phát triển chương trình phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn.

3 14.3 9 19.6

5

phát triển chương trình phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lượng GD & ĐT trong nhà trường.

4 19.0 9 19.6

Bảng kết quả bảng 2.4 cho thấy: cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức khác nhau về vai trò của việc phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong quá trình GD & ĐT. Cụ thể:

-21,7% giáo viên cho rằng: Phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, trong đó ở nội dung này cán bộ quản lý lại chiếm đến 28,6% (Chênh lệch 6,9%). - 19.6 % giáo viên cho rằng: phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn giúp học sinh trang bị đầy đủ kiến thức, năng lực, thái độ phù hợp đảm

bảo yêu cầu GD & ĐT hiện nay; Phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn góp phần giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình; và có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn; Phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lượng GD & ĐT trong nhà trường

-Nếu 19.6 % giáo viên cho rằng phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn góp phần giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình, và Phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn. thì ở 2 nội dung này cán bộ quản lý lại chiếm đến 14.3% (Chênh lệch 5,3%); và có 23.8 % cán bộ quản lý cho rằng phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn giúp học sinh trang bị đầy đủ kiến thức, năng lực, thái độ phù hợp đảm bảo yêu cầu GD & ĐT hiện nay (nhiều hơn giáo viên 4.2%).

-Cuối cùng, 19.0% cán bộ quản lý khẳng định: Phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lượng GD & ĐT trong nhà trường, và với tỷ lệ tương đương là 19,6% giáo viên cũng đồng ý với quan điểm đó.

Dù có sự khác nhau, song cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá cao vai trò của việc phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong giai đoạn hiện nay. Đây là điều kiện thuận lợi để các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên thực hiện phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 52 - 55)