Thực trạng tổ chức hội thảo, chuyên đề về giảng dạy tích hợp liên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 55 - 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Thực trạng tổ chức hội thảo, chuyên đề về giảng dạy tích hợp liên môn

2.5.1. Mục đích khảo sát

Phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu làm rõ thực tế công tác chỉ đạo của Phòng GD&ĐT trong tổ chức hội thảo, chuyên đề về giảng dạy tích hợp liên môn.

Khảo sát thu thập số liệu, thông tin chính xác, cụ thể về mức độ thực hiện và hiệu quả của hoạt động tổ chức hội thảo, chuyên đề về giảng dạy tích hợp liên môn của Phòng GD&ĐT.

2.5.2. Đối tượng khảo sát

GV môn Sinh học của các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Cán bộ chuyên viên, lãnh đạo Phòng GD&ĐT.

2.5.3. Phương pháp khảo sát

- Khảo sát qua phiếu hỏi, bảng biểu thống kê; - Trao đổi phỏng vấn trực tiếp;

- Phân tích tài liệu, tổng hợp báo cáo.

2.5.4. Quy trình, nội dung và kết quả khảo sát

Thông qua thu thập và nghiên cứu tài liệu bao gồm: các văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn, các báo cáo… tổ chức hội thảo, chuyên đề về giảng dạy tích hợp liên môn.

Phỏng vấn Cán bộ chuyên viên, lãnh đạo Phòng GD&ĐT thông qua câu hỏi: “Đ/c cho biết định hướng công tác chỉ đạo của Phòng GD&ĐT trong tổ chức hội thảo, chuyên đề về giảng dạy tích hợp liên môn trong năm học 2014-2015? Nội dung, hình thức tổ chức và kết quả đạt được qua hội thảo, chuyên đề là gì ?”

Kết quả cụ thể như sau:

Việc tổ chức hội thảo, chuyên đề về giảng dạy tích hợp đã được triển khai từ năm 2011 theo tinh thần chỉ đạo của Bộ, sở GD&ĐT; Việc tổ hội thảo, chuyên đề về giảng dạy tích hợp trong thời gian này chỉ tập trung bàn về lựa chọn một số nội dung (giáo dục môi trường, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, kỹ năng sống...) để tích hợp trong một số bài dạy ở một số môn học: Văn học, Sinh học, GDCD, Địa lý và Hoạt động ngoài giờ lên lớp; Bàn về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các nội dung tích hợp nêu trên, chưa thực hiện được các chuyên đề về giảng dạy tích hợp liên môn.

Hội thảo “Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn”. là nội dung mới được triển khai trong năm 2014 - 2015, đây là hoạt động chuyên môn trọng điểm của các nhà trường trong năm học hướng về các mục đích đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ

đề, chủ điểm có nội dung liên quan nhiều môn học gắn liền với thực tiễn; động viên đội ngũ giáo viên phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh; hội thảo là cơ hội để lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD, các giáo viên cốt cán trong thị xã và tập thể giáo viên nhà trường trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giao lưu, học hỏi lẫn nhau; đặc biệt, thông qua hoạt động hội thảo để đánh giá, trao đổi các ưu điểm, hạn chế của phòng học bộ môn do các trường trang bị và hình thức dự giờ phân tích hoạt động của học sinh.

Phòng GD&ĐT Quảng Yên đã xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thảo chuyên đề cấp THCS năm học 2014 - 2015 với định hướng chung là:

- Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục:

+ Thực hiện tốt dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, chú trọng liên hệ thực tế phù hợp với nội dung bài học;

+ Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường phát huy tính chủ động tự học của học sinh; Đa dạng hóa các hình thức học tập phù hợp với các đối tượng học sinh. Sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông... Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường; Chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lý; Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh ...

- Tổ chức chuyên đề theo hướng chuyên sâu, hiê ̣u quả, thiết thực:

+ Đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường theo hướng trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải khi giảng dạy...;

+ Lựa chọn bộ môn cần thiết, những dạng bài khó, để tổ chức chuyên đề cấp tổ, cấp trường trong năm học 2014 - 2015. Xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể, lựa chọn được kiến thức cơ bản trọng tâm của bài để dạy, lựa chọn phương

pháp dạy phù hợp với bài và phát huy vai trò của tập thể tổ chuyên môn cùng xây dựng đầu tư cho giáo viên dạy tránh tình trạng giao việc rồi để cho cá nhân giáo viên tự lo, tự chuẩn bị;

+ Thời gian dành cho một chuyên đề phải phù hợp với mục tiêu, nô ̣i dung đă ̣t ra có kế hoạch và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức thực hiện nghiêm túc; tránh tình trạng rút gọn về thời gian thể hiê ̣n tính hình thức, đối phó và chiếu lê ̣;

+ Bên cạnh coi tro ̣ng chất lượng nô ̣i dung (giờ da ̣y thực nghiê ̣m, báo cáo tham luận) cần đặc biệt coi trọng chất lượng hội thảo rút kinh nghiê ̣m, thống nhất nô ̣i dung phương pháp da ̣y ho ̣c; đảm bảo tính phổ biến, ứng du ̣ng và bồi dưỡng sâu rô ̣ng trong cán bô ̣, giáo viên;

+ Kế hoạch thực hiện mỗi chuyên đề đảm bảo tính hợp lý, khoa ho ̣c: vừa huy động được lực lượng tham gia chuyên đề vừa ổn đi ̣nh nề nếp da ̣y và ho ̣c ta ̣i các đơn vị, tránh tình tra ̣ng cho ho ̣c sinh nghỉ học tùy tiê ̣n;

+ Coi trọng công tác tự bồi dưỡng, bồ i dưỡng ta ̣i chỗ; tiếp tục hưởng ứng và thực hiện cuô ̣c vận đô ̣ng "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đa ̣o đức tự ho ̣c và sáng tạo".

- Hình thức tổ chức:

+ Phòng GD &ĐT chỉ đạo tổ chức chuyên đề cấp thị xã dưới hình thức cụm trường với 13 điểm cụm trường.

+ Chuyên đề được tổ chức chuyên sâu ở từng môn học theo kiểu, dạng bài khác nhau; mỗi cụm thực hiện 1 chuyên đề gồm 2-3 tiết/1 bộ môn. Theo bộ môn thực hiện ở các chuyên đề, đại diện Ban giám hiệu (phụ trách bộ môn) và tất cả giáo viên dạy bộ môn đó của toàn cấp học cùng được tham gia đầy đủ.

+ Mỗi cụm chuyên đề thực hiện trong 01 ngày (buổi sáng dạy, buổi chiều nghe báo cáo và rút kinh nghiệm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 55 - 58)